Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12

doc51 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP LỚP 12
MẢNG I:
KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT TK XX
A. Giai đoạn 1945-1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
- Đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ở đất nước ta một nền văn học thống nhất.
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. 
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển.
- Về văn hóa, điều kiện giao lưu bị hạn chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước XHCN (Liên Xô, Trung Quốc…).
2. Quá trình phát triển và các thành tựu chủ yếu
a. Chặng đường 1945-1954
- 1945-1946 văn học phán ánh được không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân khi đất nước ta vừa giành được độc lập.
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 
- Truyện và kí: “Một lần tới thủ đô” (Trần Đăng); “Đôi mắt” (Nam Cao)…
- Thơ ca: “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm); “Việt Bắc” (Tố Hữu)…
- Kịch “Bắc sơn” (Nguyễn Huy Tưởng); “Chị Hòa” (Học Phi)…
b. Chặng đường 1945-1964
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, của hiện thực đời sống: “Sống mãi với thủ đô” (Nguyễn Huy Tưởng); “Sông Đà” (Nguyễn Tuân); 
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ: “Gió lộng” (Tố Hữu); “Ánh sáng và phù sa” (Chế Lan Viên)…
- Kịch: “Đảng viên” (Học Phi)…
c. Chặng đường 1965- 1975 
Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh thần yêu nước, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Truyện, kí: “Người mẹ cầm súng” (Nguyễn Thi); “Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành); “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi” (Nguyễn Tuân)…
- Tiểu thuyết: “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu)…
- Thơ ca : “Ra trận”; “ Máu và hoa” (Tố Hữu); “Đầu súng trăng treo” (Chính Hữu)…
- Kịch: “Quê hương Việt Nam” (Xuân Trình); “Đại đội trưởng của tôi” (Đào Hồng Cẩm).
3. Đặc điểm cơ bản
- Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
B. Giai đoạn từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
- Với chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới- thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. 
- Từ năm 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta cũng từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. 
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
- Sự nở rộ ở thể loại trường ca: “Những người lính đi tới biển”(Thanh Thảo); “Đất nước hình tia chớp” (Trần Mạnh Hảo)…
- Một số tập thơ có giá trị: “Tự hát” (Xuân Quỳnh); “Thư mùa đông” (Hữu Thỉnh)… 
- Văn xuôi có nhiều khởi sắc: “Mùa lá rụng trong vườn” (Ma Văn Kháng); “Thời xa vắng” (Lê Lựu)…
- Từ năm 1986 văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới, văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày: “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu); Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường); hồi kí “Cát bụi chân ai” (Tô Hoài).
- Kịch nói phát triển mạnh mẽ: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

CÂU HỎI THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP:
Câu 1.(2 điểm): VHVN từ năm 1945 đến 1975 phát triển qua mấy chặng? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng?
Câu 2.(2 điểm): Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. 
Câu 3.(2 điểm): Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử ,xã hội, văn hóa hãy giải thích vì sao VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới?
Câu 4.(2 điểm): Nêu những thành tựu ban đầu của VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

===========
MẢNG II: TÁC GIẢ
Bài 1 : Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh
1. Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh
- Văn nghệ phải phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng.
- Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Bởi vậy trước khi viết Người luôn đặt ra các câu hỏi: Viết cho ai?(đối tượng); Viết để làm gì? (mục đích) rồi mới đến Viết cái gì?(nội dung) và Viết như thế nào? (hình thức).
- Người luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật, ng«n ng÷ ph¶i trong s¸ng, gi¶n dÞ. 
 2. Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh
* Văn chính luận:
+ Tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925); “Tuyên ngôn độc lập” (1945)
+ Nội dung: nhằm tấn công trực diện với kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ Cách mạng qua các chặng đường lịch sử. Những áng văn chính luận tiêu biểu của HCM cho thấy tác giả viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu, ghét sâu sắc, mãnh liệt, nồng nàn. 
* Truyện và kí.
+ Tác phẩm tiêu biểu: “ Vi hành”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, Kí: “Vừa đi đường vừa kể chuyện” (1963)
+ Nội dung: Dựa trên những sự kiện có thật, tác giả hư cấu tưởng tượng để tấn công thực dân và phong kiến tay sai. Tác phẩm cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, giàu tính hiện đại và giàu chất trí tuệ.
* Thơ ca.
 	+Tác phẩm tiêu biểu.Tập “Nhật ký trong tù” (1942 – 1943) ; “Thơ Hồ Chí Minh” (1967); “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh”.
+ Nội dung: 
Tập thơ “ Nhật kí trong tù” mang nội dung tố cáo chế độ nhà tù tàn bạo của bọn Quốc dân Đảng và thể hiện một tâm hồn lớn và nhân cách cao đẹp của Bác. 
“Thơ Hồ Chí Minh”: thể hiện tấm lòng yêu nước của vị lãnh tụ và ngợi ca sức mạnh quân dân trong kháng chiến. 
 “Thơ ch÷ Hán”: viết về đề tài kháng chiến, tình bạn vµ nh÷ng tâm tình riêng. 
3.Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp. 
- Truyện và kí : hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
- Thơ ca: sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép; giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc, sâu sắc.
Bài 2 :Tố Hữu
1. Con đường thơ Tố Hữu 
- Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu cùng một lúc với sự nghiệp cách mạng. 
	* Từ ấy (1937-1946): Tập thơ đầu tay của một hồn thơ sôi nổi, say mê lí tưởng từ khi giác ngộ cách mạng đến lúc trưởng thành của người thanh niên cách mạng. Tập thơ chia làm 3 phần: “Máu lửa”; “Xiềng xích”; “Giải phóng” .
	*Việt Bắc (1947-1954): Là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian lao, anh dũng và thắng lợi vẻ vang. Thể hiện những tình cảm lớn của người Việt Nam trong kháng chiến: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng bào, đồng chí, tình quan dân, tình cảm với lãnh tụ. Tác phẩm tiêu biểu: “Việt Bắc”; “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”; “Ta đi tới”.
	* Gió lộng (1955-1961): Với cảm hứng lãng mạn, lạc quan, tập thơ ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Thể hiện tình cảm đối với miền Nam ruột thịt, bộc lộ ý chí đấu tranh thống nhất đất nước; Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca xuân 61;Người con gái Việt Nam
	* Ra trận (1962-1971), Máu và hoa(1972-1977): Là khúc ca ra trận nhằm cổ vũ, động viên, kêu gọi chiến đấu ở cả hai miền Nam Bắc.Ngợi ca cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước vĩ đại, ngợi ca đất nước và con người Việt Nam anh hùng.Tác phẩm tiêu biểu: “Chào xuân 67”; “Theo chân Bác”; “Việt Nam- Máu và hoa”.
- Ngoµi 5 tËp th¬ trªn, Tè H÷u cßn cã hai tËp th¬ : Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999). §©y là hai tập thơ viết sau 1975, bộc lộ những chiêm nghiệm cña nhµ th¬ về lẽ đời, giäng th¬ trầm lắng, giµu suy tư.
2 .Những đặc điểm cơ bản của phong cách thơ Tố Hữu
	- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị:
	- Thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
	- Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
	- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.

CÂU HỎI THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP:
Câu 1. (2 điểm): Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh (chị) hiểu sâu sắc thêm về thơ văn của Người như thế nào? 
Câu 2. (2 điểm): Trình bày những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.
Câu 3. (2 điểm): Nêu những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
Câu 4. (2 điểm): Tại sao nói những chặng đường thơ của Tố Hữu gắn bó mật thiết với những chặng đường cách mạng của dân tộc ?
Câu 5. (2 điểm): Tại sao nói thơ Tố Hữu lµ th¬ trữ tình - chính trị ?
Câu 6. (2 điểm): Tính dân tộc trong néi dung vµ h×nh thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?
 =====================
MẢNG III: VĂN CHÍNH LUẬN

Bài 1 : Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
1. Hoàn cảnh ra cảnh ra đời
- Ngày 19/08/1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/08/1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội và tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người đã soạn “Tuyên ngôn Độc lập”.
- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đã đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời trong một tình thế vô cùng cấp bách : nền độc lập vừa mời giành được bị đe dọa bởi các thế lực phản động. Bọn đế quốc thực dân - dưới danh nghĩa giúp các nước Đông Dương giải giáp vũ khí quân đội Nhật - đang âm mưu xâm chiếm nước ta. 
2. Giá trị, mục đích, đối tượng của bản “Tuyên ngôn Độc lập”
- Giá trị: Là văn kiện lịch sử vô giá; Là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, những bằng chứng không ai chối cãi được.
- Đối tượng: Nhân dân Việt Nam; Các nước trên thế giới; Bọn đế quốc, thực dân đang lăm le xâm lược nước ta : Mỹ, Pháp.
- Mục đích: Tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam mới; Ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn đế quốc, thực dân.
3. Nội dung
3.1. Phần 1 (từ đầu đến “Không ai chối cãi được”) : Nêu nguyên lí chung
- Người đã trích dẫn bản hai bản “Tuyên ngôn độc lập” (1776) của Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (1791) của Pháp. Hai bản Tuyên ngôn này khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi con người ở mọi dân tộc. Tác giả dùng chính lí lẽ của đối phương đáp trả lại đối phương, nhắc nhở đối phương đang đi ngược lại những gì mà tổ tiên họ để lại.
- Từ quyền con người Bác mở rộng thành quyền của dân tộc. Đây là một suy luận hết sức quan trọng vì đối với những nước thuộc địa như nước ta lúc bấy giờ thì trước khi nói đến quyền của con người phải đòi lấy quyền của dân tộc. Dân tộc có độc lập, nhân dân mới có tự do, hạnh phúc. Đó là đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.
=> Lập luận vừa kiên quyết, vừa khôn khéo, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho bản TN.
3.2. Phần 2 (từ “Thế mà… phải được độc lập”) : Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khảng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền và lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà 
- Bản tuyên ngôn đã đưa ra những lí lẽ xác đáng, những bằng chứng không ai có thể chối cãi để bác bỏ những luận điệu của thực dân Pháp muốn "hợp pháp hóa" việc chiếm lại nước ta :
+ Pháp kể công"khai hóa", bản Tuyên ngôn kể tội áp bức bóc lột tàn bạo và tội diệt chủng của chúng. Tội nặng nhất là gây ra nạn đói năm giết chết hơn hai triệu đồng bào ta từ Bắc Kì đến Quảng Trị (dẫn chứng)
+ Pháp kể công "bảo hộ", bản tuyên ngôn kể tội hai lần chúng dâng Đông Dương cho Nhật (dẫn chứng)
+ Pháp nhân danh Đồng minh đã chiến thắng phát xít, giành lại Đông Dương, bản tuyên ngôn kể tội chúng phản bội đồng minh: đầu hàng Nhật, khủng bố Cách mạng Việt Nam đánh Nhật cứu nước. Bản tuyên ngôn nói rõ: Dân tộc Việt Nam giành lại độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
=> Bằng giọng văn hùng hồn mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục, đoạn văn đã tố cáo hùng hồn và đanh thép tội ác của thùc d©n Ph¸p. Bằng phương pháp liệt kê, tác giả đã nêu lên hàng loạt tội ác của thực dân Ph¸p trªn các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và ngoại giao 
- Từ những cứ liệu lịch sử hiển nhiên đó, bản Tuyên ngôn nhấn mạnh đến những thông điệp quan trọng: 
+ Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với thùc d©n Ph¸p, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước VN.
	+ Kêu gọi toàn dân Việt Nam đoàn kết chống lại âm mưu của thùc d©n Ph¸p.
+ Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của dân tộc VN.
3.3. Phần 3 (còn lại) : Lời tuyên ngôn và tuyên bố về ý chí bảo vệ nÒn độc lập của toàn dân tộc 
- Tuyên bố về quyÒn ®­îc ®éc lËp của dân tộc
- Tuyên bố về sự thật là nước Việt Nam đã giành được độc lập.
- Tuyên bố về ý chí, quyết tâm bảo vệ nÒn độc lập của dân tộc bằng mọi giá.
 Những lời tuyên ngôn này được trình bày lôgic, chặt chẽ, cái trước là tiền đề của cái sau.
4. Nghệ thuật 
- Kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, lập luận giàu sức thuyết phục 
- Ngôn ngữ chính xác, trong sáng, gợi cảm.
- Giọng điệu linh hoạt.
5. Chủ đề
Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới quyền được tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, nền độc lập, tự do mà nhân dân ta vừa giành được và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của toàn dân tộc. 
CÂU HỎI THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP:
Câu 1. (2 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác bản TNĐL.
Câu 2. (2 điểm): Nêu môc ®Ých, ®èi t­îng cña bản TNĐL
Câu 3. (3 điểm): Giải thích vì sao më ®Çu bản TNĐL, B¸c l¹i trích dẫn bản: Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp.
Câu 4. (3 điểm): Văn phong chính luận của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập
Câu 5.(5 điểm): Bình luận về sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn Độc lập

----------------------------
Bài 2 : Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng)
1.Hoàn cảnh ra đời
Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết nhân kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888 – 3/7/1963), giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta, nhất là đồng bào Nam Bộ đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Bài viết được in trong Tạp chí Văn học tháng 7 – 1963. 
2.Hệ thống luận điểm
2.1 Luận điểm bao trùm bài viết 
	- Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao có ánh sáng khác thường (một hiện tượng văn học độc đáo, thơ văn có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra), phải chăm chú nhìn thì mới thấy (phải cố gắng tìm hiểu và tìm hiểu kỹ, phải kiên trì nghiên cứu thì mới cảm nhận được những vẻ đẹp riêng của nó) và càng nhìn thì càng thấy sáng (càng nghiên cứu sâu, càng tìm hiểu kỹ ta sẽ càng thấy được cái hay của nó và càng khám phá được những vẻ đẹp mới). 
- So với thói quen đánh giá thơ văn Đồ Chiểu trước đó (chỉ dựa vào hình thức nghệ thuật trau chuốt, lời văn trang nhã, hoa mỹ) thì đây là một cách tiếp cận vấn đề mới và sâu sắc. 
2.2.Luận điểm triển khai
a.“ánh sáng khác thường” trong cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
+ Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đỡnh Chiểu là một tấm gương anh dũng. 
+ Với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức. 
+ Làm người phải có khí tiết , phải phấn đấu vì nghĩa lớn, vì đất nước, dân tộc.
+ Văn thơ phải là vũ khí chiến đấu.
b.“ánh sáng khác thường” trong thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu
+ Thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu đó “làm sống lại” một thời kì “khổ nhục” nhưng “vĩ đại”.
+ Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bằng những hình tượng văn học “sinh động và não nùng” xúc động lòng người. Tiêu biểu nhất là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. 
	+ Nguyễn Đình Chiểu chính là lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX. 
c.“ánh sáng khác thường” trong truyện thơ Lục Vân Tiên
- Khi “nói về Lục Vân Tiên”, Phạm Văn Đồng nêu quan điểm : “cần phải hiểu đúng Lục Vân Tiên thì mới thấy hết giá trị của bản trường ca này.
- Theo Phạm Văn Đồng, có những đánh giá chưa thỏa đáng về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện thơ Lục Vân Tiên : 
+ Về tư tưởng : những giá trị luân lý mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi đó “lỗi thời” “ở thời đại chúng ta”.
+ Về nghệ thuật : lời văn “nôm na”, “không hay lắm”. 
- Phạm Văn Đồng đó giúp chúng ta nhận ra những “ ánh sáng khác thường” của truyện thơ Lục Vân Tiên:
+ Thứ nhất, tác giả đó chỉ cho chúng ta thấy rằng : không phải mọi “giá trị luân lý” mà Nguyễn Đình Chiểu đó từng ngợi ca đều trở nên “lỗi thời”. 
+ Thứ hai, về nghệ thuật: do muốn viết một tác phẩm “dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian” nên lời văn có phần “nôm na”.
3.3.Luận điểm kết thúc
Khẳng định vẻ đẹp nhân cách, vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc và nhấn mạnh ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu đối với đương thời và hôm nay.
4. Nghệ thuật
- Bài văn có bố cục chặt chẽ.
- Cách lập luận đi từ chung đến riêng, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận diễn dịch, quy nạp, bác bỏ. 
- Lời văn vừa có tính khoa học, vừa mang màu sắc văn chương.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh.
- Giọng điệu luôn thay đổi: lúc hào sảng, lúc xót xa.
5. Chủ đề
 Qua bài viết, Phạm Văn Đồng muốn khẳng định : Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời của một người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là bài học cho hôm qua mà cho cả hôm nay.
CÂU HỎI THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP:
Câu 1 (2.0đ): Nêu hoàn cảnh sáng của bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng). Anh (chị) hiểu nhận định sau của tác giả như thế nào : “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng tháy sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.
Câu 2 (3.0đ): Theo lập luận của Phạm Văn Đồng thì đâu là “ánh sáng khác thường” trong thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu?
Câu 3 (3.0đ): Phạm Văn Đồng đã lập luận như thế nào để thuyết phục người đọc : cần “phải hiểu đúng Lục Vân Tiên thì mới thấy hết giá trị của bản trường ca này”.
Câu 4 (5.0đ): Phân tích nghệ thuật lập luận của Phạm Văn Đồng trong bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.

=====================
MẢNG IV: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Bài 1:Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1- 12- 2003 (Cô-phi-an-na) 
1. Hoàn cảnh sáng tác
Cô-phi An-nan đã dành sự quan tâm đặc biệt cho cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS. Tháng 4 – 2001, ông đã ra “Lời kêu gọi hành động” gồm 5 điều về đấu tranh chống đại dịch HIV/AIDS và thành lập Quỹ Sức khỏe và AIDS toàn cầu. 
Như đúng tên gọi, văn bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS”, được viết nhân ngày thế giới phòng chống AIDS : 1- 12- 2003, để gửi đến nhân dân trên toàn thế giới.
2. Nội dung
+ Đặt vấn đề: Các quốc gia đã nhất trí thông qua “Tuyên bố về cam kết phòng chống AIDS”.
+ Thực trạng của vấn đề : Các nguồn lực đã được tăng lên phục vụ cho phòng chống HIV/ AIDS; Đại dịch HIV/ AIDS vẫn đang hoành hành dữ dội trên toàn cầu; Những mục tiêu đặt ra trong “Tuyên bố về cam kết phòng chống AIDS” đã không được hoàn thành.
+ Nhiệm vụ cấp bách đặt ra : Đặt vấn đề AIDS lên hàng đầu trong chương trình nghị sự và hành động; Giật đổ thành lũy của sự im lặng, công khai lên tiếng về HIV/AIDS; Xóa bỏ sự kì thị và phân biệt đối xử
+ Kết luận : Cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính chúng ta.
3. Nghệ thuật
- Lập luận : mạch lạc, rõ ràng theo trình tự : đặt vấn đề, quan sát đánh giá thực trạng của vấn đề; rút ra kết luận về nhiệm vụ cấp thiết cần làm ngay. 
- Vận dụng thành công các thao tác lập luận bác bỏ, so sánh, chứng minh; sử dụng nhiều câu văn cô đọng, súc tích, đúc kết chân lí kết hợp với những hình ảnh gần gũi giản dị. 
- Luôn luôn định hướng thuyết phục vào đối tượng giao tiếp.
4. Chủ đề
Bản thông điệp khẳng định phũng chống HIV/AIDS phải là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại, và những cố gắng của chúng ta còn quá ít . Tác giả tha thiết kêu gọi hãy coi việc chống đại dịch này là cuộc chiến, mọi người phải đối mặt với sự thật, không vội vàng phán xét đồng loại và chung tay “đánh đổ các thành luỹ của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh dịch bệnh này”.

CÂU HỎI THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP:
Câu 1. (2 điểm): Hãy chỉ ra cách lập luận của Cô - phi A – nan trong bài viết “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003”. Đánh giá hiệu quả của cách lập luận đó.
Câu 2. (3 điểm): Viết một bài văn nghị luận ngắn khoảng 400 từ trình bày những hiểu biết của anh/chị về căn bệnh HIV/AIDS và kêu gọi mọi người hãy tham gia vào việc phòng chống HIV/AIDS. 

Bài 2: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc (Trần Đình Hượu)
1. Xuất xứ
Văn bản bài học được trích từ phần II của bài viết Về vấn đề tìm đặc sắc văn hoá dân tộc - bài viết gồm 3 phần, in trong công trình Đến hiện đại từ truyền thống.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm “đặc sắc văn hoá dân tộc” 
+ “Đặc sắc văn hoá dân tộc” được hiểu là những nét đặc trưng, riêng có, những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất của nền văn hoá một dân tộc, giúp khu biệt văn hoá của dân tộc này với dân tộc khác. Những đặc trưng này biểu hiện trong mọi lĩnh vực của nền văn hoá, cả trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hằng ngày của con người,… 
+ “Đặc sắc văn hoá dân tộc” là một hiện tượng kết tinh, tổng hoà những giá trị nội tại của dân tộc với những giá trị được tiếp biến từ bên ngoài, được hình thành trong suốt quá trình lịch sử; không phải là một phạm trù nhất thành bất biến dù nó cũng có những mặt ổn định.
2.2.Những ưu điểm và hạn chế của “vốn văn hoá dân tộc”
Các bình
diện cụ thể

Ưu điểm

Hạn chế
Tôn giáo
Không cuồng tín, mà dung hoà các tôn giáo ® các tôn giáo đều có mặt nhưng không có những xung đột quyết liệt. 
Ít quan tâm đến giáo lí nên tôn giáo không phát triển ® khó tạo nên tầm vóc lớn lao của các giá trị văn hoá.
Nghệ thuật
Sáng tạo được nhiều tác phẩm tinh tế, xinh xắn, có tính thẩm mĩ. 
Không có quy mô lớn, không có những công trình kì vĩ, tráng lệ. 
Quan niệm sống
Mong ước thái bình, sống thanh nhàn, thong thả. 
An phận thủ thường, không mong gì cao xa dẫn đến sức ì, ngại phấn đấu.
Ứng xử
Trọng tình nghĩa.
Không chuộng trí, chuộng dũng.

Khôn khéo, biết giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn.
Không đề cao trí tuệ. 

Không cự tuyệt trước cái mới.
Chần chừ, dè dặt.
Sinh hoạt
Hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, có quy mô vừa phải.
Hiếm có những vẻ đẹp phi thường, những cách tân táo bạo. 
3. Đặc trưng chung của văn hoá Việt Nam
- Xoá bỏ những cái thô dã, hung bạo, văn hoá Việt Nam đã tạo dựng và gìn giữ ®­îc cái "nền nhân bản".
- Đặc trưng chung, bao trùm của “vốn văn hoá dân tộc” là “thiết thực, linh hoạt, dung hoà”:
 + Thiết thực : Ước mong thái bình để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn chứ không mong gì cao xa, khác thường ; trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên vì Thần uy linh bảo quốc hộ dân, Bụt hay cứu giúp người còn Tiên nhiều phép lạ, hay ngao du ngoài thế giới. 
+ Linh hoạt : Thể hiện rõ nét ở sự tiếp biến, “sàng lọc, tinh luyện” các giá trị văn hoá thuộc nhiều nguồn khác nhau như Nho, Phật, Đạo giáo,… để “thành bản sắc của mình”. Trên thực tế, tính linh hoạt cũng thể hiện rất rõ trong quan niệm và cách ứng xử. Chẳng hạn : Người Việt luôn luôn tâm niệm “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nhưng cũng không vì thế mà tuyệt đối hoá vai trò của ông thầy : “Học thầy không tày học bạn”. 
+ Dung hoà : Văn hoá Việt Nam là sự dung hợp, dung hoà của cái vốn có với văn hoá Phật giáo, Nho giáo,… Các giá trị văn hoá nội sinh và ngoại lai, bất kể từ nguồn nào, đều không loại trừ nhau trong đời sống văn hoá Việt. Ví dụ : thơ văn Lí - Trần 
CÂU HỎI THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP:
Câu 1 (2.0đ) : Qua bài viết “Nhìn về vốn văn hoá dân tộc” của tác giả Trần Đình Hượu, anh (chị) biết được điều gì về những ưu điểm và hạn chế của “vốn văn hoá dân tộc” ?
Câu 2 (2.0đ) : Dưạ vào bài viết “Nhìn về vốn văn hoá dân tộc” của tác giả Trần Đình Hượu, hãy giải thích 3 điểm đặc trưng, bao trùm của “vốn văn hoá dân tộc” : “thiết thực, linh hoạt, dung hoà”.
=====================
MẢNG V: THƠ TRỮ TÌNH

Bài 1:Tây Tiến (Quang Dũng)
1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở. Đó cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với những nét văn hoá đặc sắc. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Họ sinh hoạt và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất lạc quan và dũng cảm. 
- Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm 1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một năm sau ngày chia tay đoàn quân Tây Tiến, nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội). Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”(1986)
2. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ
	Bài thơ được viết trong nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm củ

File đính kèm:

  • dochuongdan on thi TN 2009.doc
Đề thi liên quan