Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn văn học

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Văn học
Nội dung ôn tập cần bám sát các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng... và bao gồm toàn bộ chương trình sách giáo khoa lớp 12 hiện hành.
A. Đối với học sinh học theo chương trình hiện hành 
I. Nội dung chung cho cả chương trình chuẩn và nâng cao 
1. Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập các bài:
1. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
2. Tuyên ngôn Độc lập -Hồ Chí Minh
3. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng)
4. Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS - 1/12/2003 (Cô-phi An-nan)
5. Tây Tiến (Quang Dũng)
6. Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
7. Đất Nước (trích) - Nguyễn Khoa Điềm 
8. Sóng - Xuân Quỳnh 
9. Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo 
10. Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
11. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường 
12. Vợ nhặt - Kim Lân 
13. Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài 
14. Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành 
15. Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi 
16. Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu 
17. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ
18. Nh×n vÒ vèn v¨n ho¸ d©n téc (TrÝch §Õn hiÖn ®¹i tõ truyÒn thèng-TrÇn §×nh Hîu) 
19. Thuốc - Lỗ Tấn 
20. Số phận con người (trích) - Sô-lô-khốp 
21. Ông già và biển cả (trích) - Hê-minh-uê 
2. Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội 
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống. 
3. Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học, tiÕng ViÖt, lµm v¨n để viết bài nghị luận văn học. 
II. Nội dung dành riêng cho chương trình "nâng cao"
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập đầy đủ các nội dung kiến thức của phần chung nêu trên, ngoài ra bổ sung các bài sau đây: 
- Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh 
- Tác gia Tố Hữu 
- Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
- Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại (Trích Bàn về đạo Nho - Nguyễn Khắc Viện)
- Tác gia Nguyễn Tuân; 
- Tư duy hệ thống- nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy (Trích Một góc nhìn của trí thức - Phan Đình Diệu) 
- Một người Hà Nội - Nguyễn Khải.
Một số nội dung ở phần chung có sự khác nhau về mức độ nhận thức, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh.
B. Đối với học sinh học theo chương trình không phân ban (theo chương trình sách giáo khoa cũ)
Đối chiếu các nội dung cần ôn tập ở chương trình hiện hành với kiến thức đã học trước đây để bổ sung những kiến thức đã thay đổi.
C. Đối với học sinh học theo chương trình phân ban thí điểm
Đối chiếu các nội dung cần ôn tập ở chương trình hiện hành với kiến thức đã học trước đây để bổ sung những kiến thức đã thay đổi. Học sinh lựa chọn chương trình Nâng cao hoặc chương trình chuẩn để ôn tập cho phù hợp.
1. Đối với học sinh học chương trình sách giáo khoa ban Khoa học tự nhiên thì ôn tập theo chương trình sách giáo khoa chương trình chuẩn hiện hành.
2. Đối với học sinh học chương trình sách giáo khoa ban Khoa học xã hội và nhân văn thì ôn tập theo chương trình sách giáo khoa chương trình Nâng cao hiện hành.
Một số nội dung ở phần chung có sự khác nhau về mức độ nhận thức, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh.
(Nguồn: Bộ GD&ĐT)

File đính kèm:

  • docHuong dan on thi tot nghiep mon Van hoc.doc