Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên hè năm 2013

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên hè năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH SƠN LA
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 481/SGDĐT-ĐTBD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Sơn La, ngày 29 tháng 5 năm 2013

KẾ HOẠCH
bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên hè năm 2013

	
 	Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình BDTX giáo viên mầm non; Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình BDTX giáo viên tiểu học; Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình BDTX giáo viên THCS; Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình BDTX giáo viên THPT; Thông tư số 33/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình BDTX giáo viên Giáo dục thường xuyên;
	Căn cứ Kế hoạch số 520/KH-BGDĐT ngày 25/4/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2013 – 2014; Kế hoạch bồi dưỡng chính trị cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các bậc học hè năm 2013 của Ban tuyên giáo tỉnh ủy ; Kế hoạch bồi dưỡng cho CBQL và GV hè năm 2013 của các phòng chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La ;
	Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên hè năm 2013 cho các cấp học, bậc học trong tỉnh như sau:
A. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
- Bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục cho cán bộ quản lý và giáo viên.
- Bồi dưỡng thường xuyên nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của Phòng giáo dục và đào tạo và của Sở giáo dục và đào tạo.
- Bồi dưỡng thường xuyên làm cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp học, bậc học luôn luôn đạt Chuẩn theo quy định.
2. Yêu cầu
- Tổ chức các lớp tập huấn nghiêm túc, thiết thực và hiệu quả.
- Sau lớp bồi dưỡng tập trung tại tỉnh, cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán tiếp tục nghiên cứu và trực tiếp làm báo cáo viên tại các lớp bồi dưỡng đại trà tại các đơn vị trường học trực thuộc, các phòng giáo dục và đào tạo huyện, thành phố theo các nội dung bồi dưỡng của kế hoạch. 
- Kết thúc đợt bồi dưỡng các đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại học viên và lưu hồ sơ; tổng hợp kết quả học tập và xây dựng báo cáo đánh giá công tác bồi dưỡng hè năm 2013 về các Phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La.
B. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
I. Bồi dưỡng chính trị
- Đề nghị các phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị trường học trực thuộc liên hệ với Ban tuyên giáo huyện ủy để phối hợp tổ chức xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng chính trị hè năm 2013 cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp học, bậc học. Nội dung bồi dưỡng theo sự chỉ đạo của Ban tuyên giáo tỉnh ủy và yêu cầu chính trị của từng huyện, thành phố. Việc bố trí Báo cáo viên, thời gian tổ chức do Ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy thống nhất, quyết định.
- Sở Giáo dục và Đào tạo trân trọng đề nghị Ban tuyên giáo tỉnh ủy chỉ đạo Ban tuyên giáo các huyện, thành phố phối hợp với các phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị trường học trực thuộc Sở, tổ chức mở lớp bồi dưỡng chính trị hè năm 2013 cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trong toàn tỉnh.
 - Thời gian hoàn thành các lớp bồi dưỡng chính trị xong trước 20/8/2013.
II. Bồi dưỡng chuyên môn
1. Giáo dục mầm non (Bồi dưỡng tập trung tại tỉnh và Bồi dưỡng đại trà tại huyện)
	1.1. Bồi dưỡng tập trung tại tỉnh
 a. Nội dung bồi dưỡng 
 - Quán triệt kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xoá mù chữ cho người lớn; các văn bản chỉ đạo của ngành về giáo dục mầm non. 
 - Hướng dẫn thực hiện Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên	
- Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục mầm non cho lớp mẫu giáo ghép.
- Một số vấn đề về dinh dưỡng học đường trong trường mầm non hiện nay.
	- Hướng dẫn giáo viên mầm non tự làm các đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương.
	- Công tác quản lý tài chính trong trường mầm non.
	- Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
- Đánh giá việc sử dụng hồ sơ sổ sách trong trường mầm non.
- Hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
- Biến đổi khí hậu và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường mầm non.
*) Lưu ý: Nội dung tập huấn theo Kế hoạch số 940/KH-SGD ngày 23/10/2012 cho 200 giáo viên mầm non cốt cán về phương pháp tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; dự kiến tập huấn từ ngày 10-11/7/2013. Đề nghị các huyện lập danh sách gửi về phòng giáo dục mầm non- Sở GD và ĐT trước 20/6/2013. 
 b. Thành phần, số lượng, thời gian, địa điểm
	- Thành phần:
	+ Phòng Giáo dục và Đào tạo: Đại diện lãnh đạo và chuyên viên phụ trách lĩnh vực giáo dục mầm non.
	+ Trường mầm non: Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, giáo viên thuộc các trường mầm non trọng điểm, các trường đại diện cho các vùng của từng địa phương; giáo viên trực tiếp làm công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi tại cơ sở. 
	- Số lượng: 02 lớp với 108 học viên
- Thời gian: 03 ngày, từ ngày 16 - 18/7/2013
- Địa điểm: Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh.
	1.2. Bồi dưỡng đại trà tại các phòng giáo dục và đào tạo huyện, thành phố
- Trên cơ sở các nội dung bồi dưỡng tại tỉnh, các phòng Giáo dục và Đào tạo lựa chọn, bổ sung các nội dung bồi dưỡng cần thiết, phù hợp với tình hình quản lý, chỉ đạo thực tiễn của địa phương để bồi dưỡng cho đội ngũ.
- Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung; bồi dưỡng theo đơn vị trường, cụm trường; bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; bồi dưỡng thông qua việc tự học của giáo viên.
- Phương pháp bồi dưỡng: Chú trọng thực hành, kết hợp các hình thức nghe giảng, thảo luận trao đổi nhóm; đảm bảo có ít nhất 70% thời lượng bồi dưỡng dành cho việc trao đổi, thảo luận, thực hành, tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 
2. Giáo dục Tiểu học
2.1. Bồi dưỡng tại tỉnh

TT
Nội dung bồi dưỡng
Hình thức
Số
lớp
Số người
Thời gian
Địa điểm
1
Bồi dưỡng dạy tiếng Anh chương trình mới ở tiểu học.
Tập trung
02
54
3 ngày
Thành phố
2
Bồi dưỡng phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 - CNGD.
Tập trung
03
150
3 ngày

3
Bồi dưỡng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Tập trung
04
210
3 ngày

4
Bồi dưỡng dạy học theo Chương trình SEQAP; Dự án VNEN.
Tập trung
(Số lượng, nội dung,
hình thức tổ chức theo chỉ đạo
 của Dự án)

	- Thời gian bồi dưỡng tại tỉnh: Tháng 7 và giữa tháng 8/2013
	2.2. Bồi dưỡng tại huyện, thành phố: 
	 a. Nội dung bồi dưỡng: 
	Tập trung bồi dưỡng một số nội dung sau:
	*) Tiếp tục quán triệt một số văn bản chỉ đạo về lĩnh vực giáo dục tiểu học:
- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học.
- Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
	- Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
	- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.
	- Thông tư 59/2012/TT-BGD ĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Thông tư số 32/2011/TT- BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học.
	*) Bồi dưỡng về phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục; dạy học Tiếng Anh; Chương trình SEQAP; Dự án VNEN; Nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Phương pháp dạy lớp ghép; Cách soạn giáo án điện tử, sử dụng giáo án điện tử... 
Căn cứ vào thực tế, các phòng giáo dục và đào tạo triển khai bồi dưỡng cho CBQL và giáo viên trong hè, trong năm học cho phù hợp, đảm bảo chất lượng.
 b. Thời gian, hình thức bồi dưỡng tại huyện
- Thời gian bồi dưỡng trong hè: 15 ngày (từ ngày 01/8/2013 đến ngày 15/8/2013)
	- Hình thức bồi dưỡng:
	+ Tự học, tự nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng 2 ngày.
	+ Học tập trung 10 ngày.
	+ Tổ chức thảo luận theo nhóm 1 ngày.
	+ Giao lưu, rút kinh nghiệm, học tập qua thực tiễn, viết thu hoạch 2 ngày.
 3. Giáo dục Trung học
 3.1. Bồi dưỡng tập trung tại tỉnh
 a. Nội dung bồi dưỡng
- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm học.
- Đổi mới phương pháp và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá.
 b. Đối tượng: Cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán bậc THCS các phòng giáo dục và đào tạo, các trường trung học phổ thông, cụ thể:
 *) Bậc trung học cơ sở: 
- Cán bộ quản lý: 80 người - Chia thành 2 lớp;
- Giáo viên: 7 môn cơ bản (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa), 230 người - Chia thành 7 lớp.
 *) Bậc THPT:
- Cán bộ quản lý: 90 người. - Chia thành 2 lớp; 
- Giáo viên: 7 môn cơ bản (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa), 210 người. - Chia thành 7 lớp.
 c. Hình thức, thời gian, địa điểm:
- Bồi dưỡng tập trung trong 5 ngày, dự kiến vào trung tuần tháng 7/2013.
- Địa điểm dự kiến: Trường THPT Tô Hiệu, Thành phố Sơn La.
 3.2. Bồi dưỡng tại các phòng giáo dục và đào tạo huyện, thành phố, các đơn vị trường học trực thuộc
Trên cơ sở các nội dung bồi dưỡng tại tỉnh, các phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trường học trực thuộc xây dựng kế hoạch, lựa chọn, bổ sung các nội dung bồi dưỡng cần thiết, phù hợp với tình hình quản lý, để chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng.
 4. Giáo dục thường xuyên
	 a. Nội dung bồi dưỡng
Chọn các môđun sau trong Thông tư số 33/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình BDTX giáo viên Giáo dục thường xuyên:
- Mô đun 16: Đổi mới phương pháp dạy học trong GDTX;
	- Mô đun 17: Một số phương pháp dạy học tích cực phù hợp với GDTX;
	- Mô đun 18: Khai thác, ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới PP dạy học;
	- Mô đun 21: Thiết kế giáo án điện tử và sử dụng phần mềm dạy học.
	 b. Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung tại tỉnh
 c. Thành phần, số lượng, thời gian, địa điểm
	- Thành phần: Tất cả cán bộ quản lý và giáo viên TTGDTX (13 trung tâm)
- Số lượng: 04 lớp với 250 học viên và 8 báo cáo viên.
- Thời gian: 03 ngày (dự kiến nửa đầu tháng 8/2013)
	- Địa điểm: Tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh.
	 d. Tài liệu: Cuốn “Tài liệu tập huấn báo cáo viên Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên”. NXB Giáo dục Việt Nam 2011.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 1. Sở Giáo dục và Đào tạo
 1.1. Phòng Đào tạo Bồi dưỡng
 - Chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng; phối hợp với Thanh tra Sở và các phòng chuyên môn kiểm tra các hoạt động bồi dưỡng theo Quy chế 26/2012/BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về bồi dưỡng thường xuyên.
- Kết thúc các lớp bồi dưỡng có trách nhiệm tổng hợp kết quả bồi dưỡng để báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh.
 1.2. Phòng Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Giáo dục trung học và Giáo dục thường xuyên căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm: 
- Căn cứ kế hoạch BDTX hè 2013, chủ động đề xuất triệu tập các lớp tập huấn, bố trí phân công giảng viên; phối hợp với văn phòng, phòng KH-TC, phòng ĐT-BD của Sở chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về địa điểm, kinh phí, tài liệu và cơ sở vật chất cho các lớp bồi dưỡng.
- Quản lý các lớp bồi dưỡng; Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị giáo dục trực thuộc triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng ở cơ sở. 
- Kết thúc chương trình BDTX hè 2013 các phòng chuyên môn xây dựng và gửi báo cáo kết quả bồi dưỡng về Phòng Đào tạo- Bồi dưỡng của Sở (bản cứng và bản điện tử theo địa chỉ email: phonggdcn.sosonla@moet.edu.vn)
1.3. Phòng Kế hoạch - Tài chính
- Lập dự toán, chuẩn bị kinh phí, văn phòng phẩm, chế độ cho báo cáo viên và học viên theo quy định.
- Tham mưu với Ban Giám đốc Sở trong việc phối hợp với các ngành liên quan phân bổ ngân sách, hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện chế độ tài chính phục vụ công tác bồi dưỡng.
1.4. Văn phòng Sở chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn chuẩn bị cơ sở vật chất, văn phòng phẩm và các phương tiện cần thiết phục vụ các lớp bồi dưỡng tập trung do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
2. Các đơn vị giáo dục
Các phòng giáo dục và đào tạo huyện, thành phố, các đơn vị trường học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch này.
Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La yêu cầu các đơn vị giáo dục trong tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên hè năm 2013./.


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo; (B/c)
- Cục Nhà giáo - Bộ Giáo dục và Đào tạo; (B/c)
- Ban tuyên giáo tỉnh ủy; ( B/C)
- Ban tuyên giáo các huyện, thành phố; (P/h)
- Ban Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo; (B/c)
- Các phòng chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo; (T/h)
- Các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố; (T/h)
- Các trường THPT, PTDTNT; (T/h)
- Các trung tâm GDTX huyện, thành phố; (T/h)
- Đăng trên trang Web Sở GD-ĐT Sơn La;
- Lưu: VT, ĐTBD. 
	

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC






Trương Văn Thắm


 




File đính kèm:

  • dochfgoiojsdzgpoksd[pfohd[pó'hl (5).doc