Kế hoạch dạy học môn sinh học 6 năm học 2010 - 2011

doc12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học môn sinh học 6 năm học 2010 - 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 6
NĂM HỌC 2010 - 2011
Đặc điểm tình hình:
Thuận lợi:
Được sự quan tâm của nhà trường vì đây là khối đầu cấp.
Chương trình SGK thay đổi phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh. Các bài, chương được trình bày thống nhất bởi các phần theo thứ tự như: Thu thập thông tin-Xử lí thông tin - Vận dụng – Ghi nhớ. Phần mở bài thường tạo tình huống hoạc tập nhằm kích thích tính tích cực, đồng thời xác định nhiệm vụ học tập của học sinh. Nội dung một bài học ít (thường có 3 nội dung trở xuống) nên thuận lợi cho việc tổ chức các hình thức học tập đa dạng. Có sự xen kẽ giữa lí thuyết và thực hành nên củng cố được lí thuyết tốt hơn.
Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Khó khăn:
Đây là khối đầu cấp, HS mới lên chưa kịp thích ứng với cách thức học mới.
Nhiều HS còn ham chơi, chưa chịu khó học tập.
Nhiều em chưa mạnh rạn trong các hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác.
Gia đình chưa chú ý nhiều tới việc học của con cái, có ý định khoán trắng cho nhà trường.
Thư viện chưa có nhiều sách tham khảo để cho HS mượn để học.
Sự tự giác trong học tập của các em chưa cao.
Đầu vào thấp.
Chỉ tiêu và biện pháp thực hiện:
40% trở lên đạt điểm trung bình – kì I.
70% trở lên đạt điểm trung bình – kì II.
Chỉ tiêu: Mỗi khối đạt trên 40% HS trung bình trở lên – kì I.
Cụ thể:
Kì I
Loại
Lớp (số HS)
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A (32)
3
9
10
31
18
57
1
3
0
0
6B ( 36)
0
0
0
0
15
42
17
47
4
11
Kì II:
Loại
Lớp (số HS)
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A (32)
6
19
15
47
11
34
0
0
0
0
6B (36)
0
0
3
8
13
36
19
53
3
3
Biện pháp thực hiện:
Đối với giáo viên:
Có tinh thần vững vàng trước những khó khăn trước mắt.
Không ngừng đọc thêm tài liệu để nâng cao chuyên môn.
Thực hiện tốt các quy định của ngành cũng như của nhà trường đề ra.
Luôn lắng nghe sự nhận xét chân thành từ các đồng nghiệp.
Khuyến khích HS bằng những con điểm nếu như các em có sự cố gắng, có những câu trả lời đúng. 
Đối với học sinh:
Cần phải thấy và biết được đây là những kiến thức đầu cấp, nó là cơ sở cho các lớp học sau.
Có đủ SGK, vở ghi cũng như sách tham khảo liên quan.
Có tinh thần chịu khó và vươn lên trong học tập
Nội dung kế hoạch
Mục tiêu chung: Môn sinh học ở trung học cơ sở (THCS) nhằm giúp HS đạt được:
Về kiến thức:
Mô tả được hình thái, cấu tạo của cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường sống.
Nêu được các đặc điểm sinh học trong đó chú ý đến tập tính của sinh vật và tầm quan trọng của chúng đối với nền kinh tế.
Nêu được hướng tiến hoá của sinh vật (chủ yếu là động vật, thực vật), đồng thời nhận biết sơ bộ về các sơ vị phân loại và hệ thống phân loại động vật, thực vật.
Trình bày được các quy luật cơ bản về sinh lí, sinh thái, di truyền. Nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, cải tạo giống cây trồng - vật nuôi.
Về kĩ năng:
Biết quan sát mô tả, nhận biết các cây, con thường gặp; Xác định được vị trí và cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể thực vật, động vật và người.
Biết thực hành sinh học: sưu tầm, bảo quản mẫu vật, làm các bộ sưu tập nhỏ, sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, đặt và theo dõi một số thí nghiệm đơn giản.
Vận dụng được kiến thức vào việc nuôi trồng một số cây, con phổ biến ở địa phương; vào việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng; vào việc giải thích các hiện tượng sinh học thông thường trong đời sống.
Có kĩ năng học tập: tự học, sử dụng tài liệu học tập, lập biểu bảng, sơ đồ, …
Rèn luyện được năng lực tư duy: phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát các sự kiện, hiện tượng sinh học…
Về thái độ:
Có niềm tin khoa học về bản chất vật chất của các hiện tượng sống và khả năng nhận thức của con người.
Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ bản thân, cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Sẵn sàng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật thuộc lĩnh vực Sinh học vào trồng trọt và chăn nuôi ở gia đình và địa phương.
Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma tuý và các tệ nạn xã hội.
Kế hoạch thực hiện:
CHỦ ĐỀ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
Mở đầu sinh học
Kiến thức
Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.
Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng.
Nêu được các nhiệm vụ của sinh học nói chung và của thực vật nói riêng.
Đại cương về giới thực vật
Nêu đựơc các đặc điểm của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.
Trình bày được vai trò của thực vật tạo nên chất hữu cơ (thức ăn) cung cấp cho đời sống con người và động vật.
Phân biệt được đặc điểm thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
Kĩ năng:
Phân biệt cây một năm và cây lâu năm.
Nêu các ví dụ cây có hoa và không co hoa.
Lấy được ví dụ về cây có hoa, không có hoa, cây một năm, lâu năm.
Tế bào thực vật
Kiến thức
Kể các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật.
Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật.
Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật.
Kĩ năng:
Biết sử dụng kính lúp và kính hiển vi để quan sát tế bào.
Chuẩn bị tế bào thực vật để quan sát dưới kính hiển vi và kính lúp.
Thực hành: quan sát tế bào biểu bì vảy hành hoặc lá hành, tế bào cà chua.
Vẽ tế bào quan sát được.
Quan sát tranh và hình vẽ hay sách để nhận biết các thành phần cấu tạo của tế bào thực vật: vách tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, nhân, lục lạp, không bào.
Rễ cây
Kiến thức
Biết được cơ quan rễ và vai trò của rễ đối với cây.
Phân biệt được rễ cọc, rễ chùm.
Hiểu được cấu tạo và chức năng của các bộ phận miền hút của rễ.
Thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng.
Biết sử dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan đến rễ cây.
Biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây.
Xác định con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.
Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào.
Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu mà SGK đã đề ra.
Biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây.
Xác định con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.
Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào.
Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu mà SGK đã đề ra.
Phân biệt được 4 loại rễ biến dạng: rễ củ, móc, thở, giác mút.
Có khả năng nhận dạng một số rễ biến dạng đơn giản.
Giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa.
Quan sát mô hình và hình vẽ cấu tạo giải phẫu của rễ.
Thân
Kiến thức:
Biết được các bộ phận ngoài của thân gồm: thân chính, cành, chồi, chồi ngọn, chồi nách. Phân biệt được chồi lá và chồi hoa.
Phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò.
Qua các thí nghiệm, HS tự phát hiện: thân dài ra do phần ngọn.
Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành, để giải thích một số hiện tượng thực tế trong sản xuất.
Nắm đựơc đặc điểm cấu tạo bên trong của thâ non, so sánh với cấu tạo trong của rễ.
Nêu được các đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng
Biết được thân to ra do đâu.
Phân biệt được dác và ròng; tập xác định tuổi của cây qua việc điểm vòng gỗ hàng năm.
Có tý thức bảo vệ cây, rừng.
Biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước, muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
Rèn ý thức bảo vệ thực vật.
Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số thân biến dạng qua quan sát mẫu vật, ảnh.
Nhận diện được một số loại thân biến dạng.
Kĩ năng
Thí nghiệm về sự dẫn nước và chất khoáng của thân.
Thí nghiệm chứng minh sự dài ra của thân.
Lá cây
Kiến thức:
Nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá và cách xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ.
Phân biệt được 3 kiểu gân lá.
Phân biệt được lá đơn, lá kép.
Trình bày đựơc những đặc điểm cấu tạo bên trong phù hợp với những chức năng của phiến lá.
Giải thích được đặc điểm màu sắc của hai mặt phiến lá.
Tìm hiểu và phân tích được thí nghiệm để tự rút ra kết luận: khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả khí oxi.
Giải thích được một vài hiện tượng thực tế như: vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng? Vì sao nên thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh?
Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột.
Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
Viết được sơ đồ tóm tắt hiện tượng quang hợp.
Nêu được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
Vận dụng kiến thức, giải thích đựơc ý nghĩa của một vài biện pháp trong trồng trọt.
Tìm được các ví dụ trong thực tế chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của quanghợp.
Tự xác định được những việc cần phải làm (hoặc có ý thức) để tham gia bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương.
Giải thích được vài ứng dụng trong trồng trọt liên quan đến hiện tượng hô hấp của cây.
Nhớ được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp và hiểu được ý nghĩa của hô hấp.
Phân tích thí nghiệm và tham gia một thí nghiệm đơn giản HS phát hiện được có hiện tượng hô hấp của cây.
Lựa chọn được cách thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh cho kết luận: phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước.
Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.
Biết được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá.
Giải thích được ý nghĩa của một số biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.
Hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá.
Nêu được những đặc điểm về hình thái và chức năng của một số loại lá biến dạng.
Kĩ năng:
Thu thập các dạng và kiểu phân bố lá.
Biết cách làm thí nghiệm lá cây thoát hơi nước, quang hợp và hô hấp.
Dùng mẫu vật và tranh vẽ về các đặc điểm cấu tạo bên ngoài của lá, sự sắp xếp lá trên cành, các kiểu gân lá.
Nhiệt độ thích hợp cho quang hợp ở nhiều loại cây là 250C – 350C.
Phân bón làm cho cây sinh trưởng mạnh.
Khi đất thiếu oxi, cây sinh trưởng chậm, hô hấp yếu.
Sinh sản sinh dưỡng
Kiến thức:
Hiểu được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
Tìm được một số ví dụ về SSSD tự nhiên.
Hiểu được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích được cơ sở khoa học của những biện pháp đó.
Hiểu được thế nào là giâm cành, chiết cành và ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Biết được những đặc điểm ưu việt của hình thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Kĩ năng:
Biết cách giâm, chiết, ghép.
Hoa và sinh sản hữu tính
Kiến thức:
Phân biệ được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của hoa.
Giải thích được vì sao nhị và nhỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
Phân biệt được 2 loại hoa lưỡng tính và đơn tính.
Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
Phát biểu được khái niệm thụ phấn.
Kể được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn, hoa giao phấn và phân biệt được chúng.
Kể được những đặc điểm chính thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của một số hoa.
Giải thích được tác dụng của những đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió.
Phân biệt được những đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ sâu bọ.
Nêu được một số ứng dụng những hiểu biết về sự thụ phấn của con người để góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.
Phân biệt được thụ phấn với thụ tinh và tìm được mối quan hệ giữa chúng.
Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh.
Kĩ năng:
Biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng.
Hiểu sự thụ phấn và sự thụ tinh, từ đó hiểu khái niệm sinh sản hữu tính.
Quả và hạt
Kiến thức
Biết cách phân chia quả thành các loại khác nhau.
Biết dựa vào hình thái của vỏ quả để phân biệt nhóm quả khô với quả thịt.
Vận dụng kiến thức để biết các cách bảo quản, chế biến, tận dụng quả và hạt sau khi thu hoạch.
Kể tên được những bộ phận của hạt.
Phân biệt được hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm.
Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn, bảo quản hạt giống.
Phân biệt được những cách phát tán khác nhau của quả và hạt.
Tìm ra được những đặc điểm thích nghi với từng cách phát tán của các loại quả.
HS tự làm thí nghiệm và nghiên cứu thí nghiệm phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
Biết được nguyên tắc cơ bản để thiết kế 1 thí nghiệm xác định một trong những yếu tố cần cho hạt nảy mầm.
Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống.
Hệ thống được những kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan ở cây có hoa.
Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây trong hoạt động sống, tạo thành một cơ thể toàn vẹn.
Biết vận dụng kiến thức để giải thích được một vài hiện tượng thực tế trong trồng trọt.
Nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau.
Thấy được sự thống nhất giữa cây với môi trường.
Kĩ năng:
Làm thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
Các nhóm thực vật
Kiến thức:
Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.
 Phân biệt được một tảo có dạng giống cây (như rong mơ) với một cây xanh thực sự.
Tập nhận biết một số tảo thường gặp qua quan sát hình vẽ và vật mẫu nếu có (với những tảo lớn).
Nói rõ được những lợi ích thực tế của tảo.
Xác định được môi trường sống của rêu liên quan tới cấu tạo của chúng.
Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt nó với tảo và một cây có hoa.
Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu.
Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (túi bào tử) của dương xỉ.
Biết cách nhận dạng một cây thuộc dương xỉ ở ngoài thiên nhiên, phân biệt nó với cây có hoa.
Nói rõ được nguồn gốc hình thành than đá.
Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông.
Phân biệt được sự khác nhau giữa nón thông với 1 hoa đã biết.
Từ đó nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây thông (cây hạt trần) với một cây có hoa.
Phát hiện được những tính chất đặc trưng của cây hạt kín là có hoa và quả với hạt được giấu kín trong quả.
Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt kín với cây hạt trần.
Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản của các cây hạt kín.
Biết cách quan sát một cây hạt kín.
Phân biệt được một số đặc điểm hình thái của cây thuộc lớp 2 lá mầm và một lá mầm.
Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một số cây thuộc lớp hai lá mầm hay một lá mầm.
Biết được phân loại thực vật là gì.
Nêu được tên các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các cành.
Biết cách vận dụng phân loại 2 lớp của ngành hạt kín.
Hiểu được quá trình phát triển của giới thực vật từ thấp đến cao gắn liền với sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn, và nêu được 3 giai đoạn phát triển chính của giới thực vật.
Nêu rõ được mối quan hệ giữa điều kiện sống và các giai đoạn phát triển của thực vật và sự thích nghi của chúng.
Xác định được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành.
Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng và giải thích lí do.
Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng.
Thấy được khả năng to lớn của con người trong việc cải tạo tự nhiên.
Kĩ năng:
Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các nhóm thực vật.
Quan sát bằng kính lúp phân biệt rễ (rễ giả), thân, lá của rêu.
Vai trò của thực vật
Kiến thức:
Giải thích được vì sao thực vật, nhất là thực vật rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí và do đó góp phần điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường.
Giải thích được nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (như xói mòn, hạn hán, lũ lụt) từ đó nêu lên được vai trò của thực vật trong việc giữ đất, bảo vệ nguồn nước ngầm.
Từ những nhận thức trên, xác định được ý thức và trách nhiệm bảo vệ thực vật thể hiện bằng hành động cụ thể hằng ngày (không phá hoại cây cối, tham gia trồng và chăm sóc cây ở gia đình, vườn trường hoặc địa phương) phù hợp với lứa tuổi. 
Nêu được một số ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật.
Hiểu được vai trò gián tiếp của thực vật trong việc cung cấp thức ăn cho con người thông qua ví dụ cụ thể về dây chuyền thức ăn.
Có ý thức bảo vệ cây cối bằng hành động cụ thể.
Hiểu được tác dụng hai mặt của thực vật đối với con người thông qua việc tìm được một số ví dụ về cây cối có ích và một số cây có hại.
Có ý thức thể hiện bằng hành động cụ thể: bảo vệ những cây có ích, bài trừ những cây có hại (chống sử dụng các chất ma tuý, thuốc lá…).
Hiểu được sự đa dạng thực vật là gì.
Thế nào là thực vật quý hiếm và kể tên được một vài loại thực vật quý hiếm.
Hiểu được hậu quả của việc tàn phá rừng khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Kể được các biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng thực vật.
Tự xác định xem thân có thể tham gia được gì trong việc tuyên truyền bảo vệ thực vật ở địa phương.
Kĩ năng:
Nêu được ví dụ về vai trò của cây xanh đối với đời sống con người và nền kinh tế.
Tảo, vi khuẩn, nấm và địa y
Phân biệt được các dạng vi khuẩn trong tự nhiên (qua quan sát hình).
Xác định được đặc điểm chính của vi khuẩn (về kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố).
Kể được các mặt có ích và có hại của vi khuẩn đối với thiên nhiên và đời sống con người.
Hiểu được những ứng dụng thực tế của vi khuẩn trong đời sốg và sản xuất.
Xác định được những nét đại cương về vi rút (cấu tạo, đời sống, vai trò).
Hiểu được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng.
Phân biệt được các phần của một nấm rơm (hay bất kì một nấm mũ nào khác).
Nêu được đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung là gì (về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản).
Biết được một vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng khi cần thiết.
Nêu được một số ví dụ về nấm có ích và nấm có hại đối với con người.
Liên hệ thực tế: biết cách giữ gìn thức ăn, quần áo, đồ đạc khỏi bị nấm làm hỏng, giữ vệ sinh cơ thể để phòng một số bệnh.
Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua các đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc.
Hiểu được thành phần cấu tạo của địa y.
Hiểu được thế nào là hình thức cộng sinh.
Xác định được nơi sống của một số thực vật, sự phân bố các nhóm thức vật chính. Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành thực vật chính như rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín.
Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong những điều kiện sống cụ thể.
Kĩ năng:
Học sinh có lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ cây cối.
Tham quan thiên nhiên
Kiến thức:
Tìm hiểu đặc điểm của môi trường nơi đến tham quan.
Tìm hiểu thành phần và đặc điểm thực vật có trong môi trường, nêu lên mối liên hệ giữa thực vật với môi trường.
Kĩ năng:
Quan sát và thu thập mẫu vật (chú ý vấn đề bảo vệ môi trường).
	Giáo viên
	Trần Văn Dương

File đính kèm:

  • docke hoach bo mon sinh hoc 6.doc
Đề thi liên quan