Kế hoạch giảng dạy Toán 9

doc18 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy Toán 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Kế hoạch bộ môn
Đặc điểm tình hình
Môn toán 9 có những điểm mới sau:
Về Đại số: Học sinh được học về số thực và một số yếu tố thông kê lớp 7, nên ở lớp 9 có điều kiện tăng cường luyện tập, thực hành với nội dung còn lại. Với yêu cầu tăng luyện tập kĩ năng thực hành, chương trình quy định rõ:
+ Học sinh có kĩ năng tính nhanh, đúng các phép tính trên căn thức bậc hai, kĩ năng thực hiện phép biến đổi đơn giản, rút gọn căn bậc hai. Biết sử dụng bảng căn bậc hai và biết khai phương một số bằng máy tính
+ Không đưa vào chương trình các định lí về phép biến đổi tương đương các HPT, yêu cầu chủ yếu là học sinh nắm vững cách giải HPT bậc nhất hai ẩn bàng phương pháp thế và phương pháp cộng đại số, giải thành thạo các HPT bậc nhất hai ẩn không chứa tham số, biết cách giải các bài toán thực tế bằng cách lập HPT
+ Nắm vững công thức nghiệm và giải thành thạo các phương trình bậc hai một ẩn. Biết sử dụng hệ thức vi ét để tính nhẩm nghiệm và tìm hai số biết tổng và tích của chúng. Biết giải phương trình quy về phương trình bậc hai
+ Biết giải các bài toán bằng cách lập HPT hoặc phương trình bậc hai một ẩn
- Về hình học: Học sinh được học phần: Hệ thức lượng trong tam giác vuông. HS được giới thiệu về hình trụ, hình nón, hình cầu với yêu cầu nhận biết được các hình này, nắm vững các công thức để tính diện tích và thể tích của chúng.
 Có một số điểm lưu ý:
+ Các hệ thức trong tam giác vuông được chứng minh dựa trên kiến thức về tam giác đồng dạng. Định lý Pytago đã được thừa nhận ở lớp 7 nay được kiểm nghiệm lại dưới dạng áp dụng các hệ thức lượng. Việc kiểm nghiệm lại định lý Pytago chỉ nhằm giới thiệu một cách chứng minh bằng phương pháp ứng dụng
+ Khi giải bài toán quỹ tích yêu cầu nêu đủ 2 phần thuận và đảo. Song chỉ xét bài toán đơn giản
+ Đối với hình trụ, hình nón, hình cầu, chương trình không yêu cầu học sinh biểu diễn các hình này nhưng việc quan sát mô hình, đọc hình là cần thiết.
- Quan điểm tăng tính thực tiễn, tính sư phạm được thể hiện rõ nét trong chương trình tạo điều kiện HS được tăng cường luyện tập, thực hành, rèn luyện kĩ năng tính toán, vận dụng kiên thức toán học vào đời sống.....
+ Tăng cường rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng thực hiện các phép biến đổi
+ Tăng cường rèn luyện suy luận, chứng minh
+ Mở rộng, đi sâu vào hệ thống những kiến thức đã học lớp 6,7,8
Khối lớp 9 năm học 2008-2009 được chia làm 2lớp. Tôi được phân công dạy lớp 9A. Dù là lớp chọn nhưng chất lượng HS học không đồng đều.
II. Yêu cầu bộ môn
1. Đại số
- Học sinh nắm được định nghĩa căn bậc 2, kĩ năng thực hiện các tính chất, quy tắc tính và biến đổi trên các căn bậc hai. Hiểu được định nghĩa căn bậc ba, có kĩ năng tính nhanh, đúng các phép tính trên căn bậc hai, kĩ năng thực hiện các phép biến đổi đơn giản, rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
- Không đề cập tới TXĐ, tính đơn điệu của hàm số được sử dụng thuật ngữ đồng biến, nghịch biến khi nói về hàm số bậc nhất y= ax + b ( ), ý nghĩa các hệ số a, b các điều kiện để hai đường thẳng song song, cắt nhau, đọc và vẽ thành thạo đồ thị hàm số y=ax+b
+ Không đưa vào chương trình các định lí về phép biến đổi tương đương các HPT, yêu cầu chủ yếu là học sinh nắm vững cách giải HPT bậc nhất hai ẩn bàng phương pháp thế và phương pháp cộng đại số, giải thành thạo các HPT bậc nhất hai ẩn không chứa tham số, biết cách giải các bài toán thực tế bằng cách lập HPT
+ Nắm vững công thức nghiệm và giải thành thạo các phương trình bậc hai một ẩn. Biết sử dụng hệ thức vi ét để tính nhẩm nghiệm và tìm hai số biết tổng và tích của chúng. Biết giải phương trình quy về phương trình bậc hai
+ Biết giải các bài toán bằng cách lập HPT hoặc phương trình bậc hai một ẩn
+ Được sử dụng thuật ngữ đồng biến, nghịch biến khi nói về hàm số y=ax2 ( ). Học sinh nắm được các kiến thức cơ bản về hàm số y=ax2 ( ). Khuyến khích học sinh dùng giấy kẻ ôli để vẽ đồ thị. 
2. Về hình học
+ Các hệ thức trong tam giác vuông được đưa vào chương trình là:
+ Các hệ thức trong tam giác vuông được chứng minh dựa trên kiến thức về tam giác đồng dạng. Định lý Pytago đã được thừa nhận ở lớp 7 nay được kiểm nghiệm lại dưới dạng áp dụng các hệ thức lượng. Việc kiểm nghiệm lại định lý Pytago chỉ nhằm giới thiệu một cách chứng minh bằng phương pháp ứng dụng
+ Học sinh nắm được các tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông. Biết sử dụng bang lượng giác, nắm được các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông và các ứng dụng thực tế
+ Học sinh hiểu được định nghĩa đường tròn và cách xác định đường tròn. Nắm vững sự liên hệ giữa đường kính và day cung, quan hệ giữa các dây cung tròn trong đường tròn, vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn.... về tính chất tiếp tuyến
+ Học sinh biết tìm số đo của một cung, biết so sánh 2 cung, nắm vững mối liên hệ giữa cung và dây, mối liên hệ giữa số đo độ của góc nội tiếp và cung bị chắn, hiểu được dịnh lí về góc tạo bởi giữa tiếp tuyến và dây cung, hiểu được cách chứng minh về góc có đỉnh bên trong và bên ngoài đường tròn. HS hiểu được quỹ tích cung chứa góc và vận dụng quỹ tích vào giải toán
+ HS nhận biết được các hình không gian: Hình trụ, hình nón, hình cầu. Nắm vững các công thức được thừa nhận để tính diện tích xung quan, thể tích. Không yêu cầu học sinh biểu diễn các hình này
III. Các chỉ tiêu phấn đấu tron năm học
Lớp	Yếu	TB	Khá	Giỏi
9A
IV. Các biện pháp nâng cao chất lượng
Thực hiện nghiêm túc công tác học tập các chuyên đề chuyên môn do ngành và nhà trường tổ chức. Tích cực học tập, nghiên cứu tài liệu để nắm vững mức độ, yêu cầu, nội dung chương trình
Khảo sát, nắm tình hình thực tế học sinh ngay từ đầu năm học, tìm ra những mặt mạnh yếu cơ bản của học sinh để đề ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp.
Quán triệt cho học sinh nắm được nội dung chương trình, yêu cầu, đặc trưng và phương pháp học tập bộ môn. Thường xuyên quán triệt và chấn chỉnh lại thái độ và động cơ học tập đúng đắn, có hứng thú, hăng hái, tự giác trong học tập, có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao, cố gắng vươn lên khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu học tập bộ môn do giáo viên đề ra.
Quán triệt quan điểm chống dạy chay, tận dụng tới mức cao nhất đồ dùng học tập hiện có, sưu tầm, chế tạo những đồ dùng dạy học đơn giản có thể chế tạo được. Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học trong các tiết dạy lí thuyết và thực hành. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các tiết học thực hành
Trong quá trình giảng dạy trên lớp cần quan tâm chú ý đến các đối tượng học sinh giỏi và học sinh yếu kém để kết hợp việc bồi dưỡng một cách thường xuyên và có hiệu quả.
Cải tiến phương pháp soạn, giảng, kết hợp hài hoà nhiều phương pháp dạy học có hiệu quả, trong đó đặc biệt lưu ý sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực: phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy hoc hợp tác trong nhóm nhỏ và sử dụng có hiệuquả phương pháp trực quan trong giảng dạy. Thường xuyên quan tâm đúng mức đến viêc gắn nội dung bài giảng với thực tiễn. Thực hiện việc nồng ghép các hoạt động giáo dục vào bài giảng trong tiết dạy có thể cho phép.
Tăng cường khâu luyện tập ở lớp, thường xuyên kiểm tra việc tự học bài và làm bài tập ở nhà của học sinh để rèn luyện kĩ năng, tính độc lập, chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc học tập bộ môn Toán
Phần II
Kế hoạch chương
Tên chương
Mục tiêu
Nội dung kiến thức
Chương I
Căn bậc hai
Nắm được định nghĩa, kí hiệu căn bậc hai số học và biết dùng kiến thức này để CM một số tính chất của phép khai phương
Biết được liên hệ của phép khai phương. Biết dùng liên hệ này để tính toán đơn giản và tìm một số nếu biết bình phương hoặc căn bậc hai của nó
Nắm được liên hệ giữa quan hệ thứ tự với phép khai phương với phép nhân, phép chia và có kĩ năng dùng các quan hệ này để tính toán hay biến đổi đơn giản
Biết cách xác định điều kiện có nghĩa của căn thức bậc hai và có kĩ năng thực hiện trong các trường hợp phức tạp
Có kĩ năng biến đổi biểu thức chứa căn thức bậc hai và sử dùng kĩ năng đó tính toán, rút gọn, so sánh...
Có một số hiểu biết đơn giản về căn bậc ba
Đ1. Căn bậc hai 
Đ2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức 
Luyện tập 
Đ3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương 
Luyện tập 
Đ4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương 
Luyện tập 
Đ5. Bảng căn bậc hai 
Đ6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai 
Luyện tập 
Đ7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai 
Luyện tập
Đ8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai 
Luyện tập 
Đ9. Căn bậc ba 
Ôn tập chương I 
Kiểm tra chương I
Chương II
Hàm số bậc nhất
Về kiến thức: Học sinh nắm được các kiến thức cơ bản về hàm số bậc nhất y=ax+b
ý nghĩa của các hệ số a, b. DDK để hai đường thẳng cắt nhau, trùng nhau, song song.
Nắm vững khái niệm góc tạo bởi đths và Ox: khái niệm hệ số góc và ý nghĩa của chúng
Về kĩ năng: HS vẽ thành thạo đồ thị hàm số với các hệ số a, b chủ yếu là các số hữu tỉ, xác định toạ độ giao điểm của hai đường thẳng cắt nhau, biết áp dụng định lý Pytago để tính khoảng cách giữa hai điểm trên mặt phẳng toạ độ
Đ1. Nhắc lại, bổ sung các khái niệm về hàm số 
Luyện tập 
Đ2. Hàm số bậc nhất 
Luyện tập 
Đ3. Đồ thị của hàm số y = ax+b ( a ≠ 0 )
Luyện tập 
Đ4. Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau .
Luyện tập 
Đ5. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)
Luyện tập 
Ôn tập chương II
Chương III
Hệ phương trình
Mục tiêu chủ yếu của chương này là cung cấp phương pháp rèn luyện kĩ năng giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn cùng các ứng dụng trong việc giải bài toán bằng cách lập phương trình
Đ1. Phương trình bậc nhất hai ẩn 
Đ2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn 
Đ3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Đ4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Luyện tập
Đ5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Đ6. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (tiếp)
Luyện tập
Ôn tập chương III
Chương IV
Hàm số bậc hai và phương trình bậc hai
Nắm vững các tính chất cơ bản của hàm số bậc hai và đồ thị của nó. Biết dùng tính chất của Hs để suy ra hình dạng của đồ thị và ngược lại
Vẽ thành thạo các đồ thị hàm số bậc hai trong các trường hợp mà việc tính toán toạ độ của một số điểm không quá phức tạp
Nắm vững các quy tác giải phương trình bậc hai các dạng đặc biệt và dạng tổng quát. Mặc dù rằng có thể dùng công thức nghiệm để giải mọi phương trình bậc hai song cách giải riêng cho 2 phương trình đặc biệt là rất đơn giản, do đó cần khuyên học sinh dùng cách giải riêng
Nắm vững công thức nghiệm và giải thành thạo các phương trình bậc hai một ẩn. Biết sử dụng hệ thức vi ét để tính nhẩm nghiệm và tìm hai số biết tổng và tích của chúng. Biết giải phương trình quy về phương trình bậc hai
Đ1. Hàm số y = ax2 (a ≠ 0)
Luyện tập 
Đ2. Đồ thị của hàm số y = ax2 (a ≠ 0)
Luyện tập
Đ3. Phương trình bậc hai một ẩn số
Luyện tập
Đ4. Công thức nghiệm của một phương trình bậc hai
Luyện tập
Đ5. Công thức nghiệm thu gọn
Luyện tập
Đ6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Luyện tập
Kiểm tra 45 phút
Đ7. Phương trình quay về phương trình bậc hai
Luyện tập
Đ8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Luyện tập
Ôn tập chương IV
Tên chương
Mục tiêu
Nội dung kiến thức
Chương I
Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Nắm vững các công thức, định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn
Hiểu và nắm vững các hệ thức liên hệ giữa các cạnh trong tam giác vuông và đường cao trên cạnh huyền
Hiểu được cấu tạo bảng lượng giác. Nắm vững cách sử dụng bảng hoặc máy tính bỏ túi để tìm tỉ số lượng giác của góc nhọn cho trước và ngược lại
Có kĩ năng lập các tỉ số lượng giác của một góc nhọn
Sử dụng thành thạo bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi để tìm tỉ số lượng giác của góc nhọn cho trước và ngược lại
Vận dụng linh hoạt các hệ thức trong tam giác vuông
Biết giải thích kết quả trong các hoạt động thực tiễn nêu ra trong chương
Đ1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông 
Luyện tập 
Đ2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn 
Luyện tập 
Đ3. Bảng lượng giác 
Luyện tập 
Đ4. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông 
Luyện tập 
Đ5. ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn . Thực hành ngoài trời 
Ôn tập chương I với sự trợ giúp của máy tính CASIO hoặc máy tính năng tương đương 
Kiểm tra chương I 
Chương II
Đường tròn
HS nắm được các tính chất trong một đường tròn, vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn, vị trí tương đối giữa hai đường tròn, đường tròn nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp....
HS rèn luyện các kĩ năng vẽ hình, đo đạc, biết vận dụng các kiến thức về đường tròn trong các bài tập về tính toán, chứng minh
HS tiếp tục được tập dượt, quan sát và dự đoán, phân tích tìm cách giải, phát hiện các tính chất nhận biết các quan hệ HH trong thực tiễn
Đ1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn 
Luyện tập 
Đ2. Đường kính và dây của đường tròn . 
Luyện tập 
Đ3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây 
Đ4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn 
Đ5. Các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn 
Luyện tập 
Đ6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau 
Luyện tập 
Đ7. Vị trí tương đối của hai đương tròn 
Đ8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp)
Luyện tập 
Ôn tập chương II 
Chương III
Góc với đường tròn
 Kiến thức cần nắm vững:
Góc ở tâm, góc nội tiếp, góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung, góc có đỉnh bên trong và bên ngoài đường tròn
Liên hệ giữa góc nội tiếp và dây cung chứa góc, điều kiện để 1 tứ giác nội tiếp được đường tròn
Các công thức trong chương
HS cần được luyện kĩ năng đo đạc, tính toán và vẽ hình. Đặc biệt HS biết vẽ một số đường xoắn gồm các cung tròn ghép lại và tính được độ dài đoạn xoắn đó
Đ1. Góc ở tâm. Số đo cung 
Luyện tập 
Đ2. Liên hệ giữa cung và dây 
Đ3. Góc nội tiếp 
Luyện tập 
Đ4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung 
Luyện tập 
Đ5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn .
Luyện tập 
Đ6. Cung chứa góc 
Luyện tập 
Đ7. Tứ giác nội tiếp 
Luyện tập 
Đ8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp 
Đ9. Độ dài đường tròn, cung tròn 
Luyện tập 
Đ10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn 
Luyện tập 
Ôn tập chương III với sự trợ giúp của máy tính CASIO hoặc máy tính năng tương đương 
Kiểm tra chương III 
Chương IV Hình trụ . Hình nón . Hình cầu
HS nhận biết được
Cách tạo thành hình trụ, hình nón, hình chóp cụt, hình cầu. Thông qua đó nắm được các yếu tố của hình nói trên
Thông qua quan sát thực hành, học sinh nắm vững công thức được thừa nhận để tính diện tích xung quanh, thể tích các hình nói trên
Đ1. Hình trụ. Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ 
Luyện tập 
Đ2. Hình nón - Hình nón cụt. Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt 
Luyện tập 
Đ3. Hình cầu Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu 
Luyện tập 
Ôn tập chương IV 
Chuẩn bị của thày
Chuẩn bị của trò
Phương pháp dạy
Số tiết
SGK, sách tham khảo, SGV, SBT
Các bảng phụ ghi các nội dung kiến thức cơ bản trong chương và các bài tập
Bảng số với 4 chữ số thập phân
Máy tính bỏ túi
Bảng tổng kết chương
Đề kiểm tra 15phút, 45phút
Ôn tập khái niệm về căn bậc hai(lớp7)
Ôn tập định lí Pytago, quy tắc tính giá trị tuyệt đối, các hằng đẳng thức
SGK, SBT
Phiếu học tập
Máy tính bỏ túi
Giấy kiểm tra 15phút, 45phút
Kết hợp hài hoạ giữa ôn kiễn thức cũ và dạy kiến thức mới
Dành nhiều thời gian cho học sinh luyện tập
Kế thừa và phát huy những mặt tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống dồng thời áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
Tổ chức cho học sinh học theo nhóm, tổ, thảo luận phù hợp với đối tượng học sinh
SGK, sách tham khảo, SGV, SBT
Các bảng phụ ghi các nội dung kiến thức cơ bản trong chương và các bài tập
Máy tính bỏ túi
Bảng tổng kết chương
Đề kiểm tra 15phút, 45phút
Ôn tập kiến thức về hàm số(lớp7)
Thước kẻ, compa
Máy tính bỏ túi
Giấy kiểm tra 15phút, 45phút
Kết hợp hài hoạ giữa ôn kiễn thức cũ và dạy kiến thức mới
Dành nhiều thời gian cho học sinh luyện tập
Kế thừa và phát huy những mặt tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống dồng thời áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
Tổ chức cho học sinh học theo nhóm, tổ, thảo luận phù hợp với đối tượng học sinh
SGK, sách tham khảo, SGV, SBT
Các bảng phụ ghi các nội dung kiến thức cơ bản trong chương và các bài tập
Máy tính bỏ túi
Bảng tổng kết chương
Đề kiểm tra 15phút, 45phút
Ôn tập các kiến thức về phương trình đã học ở lớp 8
Ôn tập các kiến thức về hàm số, đồ thị hàm số đã được học
Ôn tập các kiến thức về phương trình và giải bài toán bằng cách lập phương trình
 Máy tính bỏ túi
Giấy kiểm tra 15phút, 45phút
Kết hợp hài hoạ giữa ôn kiễn thức cũ và dạy kiến thức mới
Dành nhiều thời gian cho học sinh luyện tập
Kế thừa và phát huy những mặt tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống dồng thời áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
Tổ chức cho học sinh học theo nhóm, tổ, thảo luận phù hợp với đối tượng học sinh
SGK, sách tham khảo, SGV, SBT
Các bảng phụ ghi các nội dung kiến thức cơ bản trong chương và các bài tập
Máy tính bỏ túi
Bảng tổng kết chương
Đề kiểm tra 15phút, 45phút
Ôn tập các kiến thức về hàm số, đồ thị hàm số đã được học
Ôn tập các kiến thức về phương trình và giải bài toán bằng cách lập phương trình
 Máy tính bỏ túi
Giấy kiểm tra 15phút, 45phút
Kết hợp hài hoạ giữa ôn kiễn thức cũ và dạy kiến thức mới
Dành nhiều thời gian cho học sinh luyện tập
Kế thừa và phát huy những mặt tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống dồng thời áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
Tổ chức cho học sinh học theo nhóm, tổ, thảo luận phù hợp với đối tượng học sinh
Chuẩn bị của thày
Chuẩn bị của trò
Phương pháp dạy
Số tiết
SGK, sách tham khảo, SGV, SBT
Các bảng phụ ghi các nội dung kiến thức cơ bản trong chương và các bài tập
Bảng số với 4 chữ số thập phân
Máy tính bỏ túi
Thước chia khoảng, compa, ê ke, thước đo độ, phấn màu
Bảng tổng kết chương
Đề kiểm tra 15phút, 45phút
SGK, SBT
Ôn tập định lý Pytago
Ôn tập các kiến thức về tam giác đồng dạng
Bảng số với 4 chữ số thập phân
Máy tính bỏ túi
Thước kẻ, compa, ê kẻ, thước đo độ, phấn màu
Giấy kiểm tra 15phút, 45phút
Kết hợp hài hoạ giữa ôn kiễn thức cũ và dạy kiến thức mới
Dành nhiều thời gian cho học sinh luyện tập
Kế thừa và phát huy những mặt tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống dồng thời áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
Tổ chức cho học sinh học theo nhóm, tổ, thảo luận phù hợp với đối tượng học sinh
SGK, sách tham khảo, SGV, SBT
Các bảng phụ ghi các nội dung kiến thức cơ bản trong chương và các bài tập
Bảng số với 4 chữ số thập phân
Máy tính bỏ túi
Thước chia khoảng, compa, ê ke, thước đo độ, phấn màu
Bảng tổng kết chương
Đề kiểm tra 15phút, 45phút
Ôn tập các khái niệm về đường tròn
Ôn tập các kiến thức về đối xúng trục, đối xứng tâm
Thước kẻ, compa, ê kẻ, thước đo độ, phấn màu
Giấy kiểm tra 15phút, 45phút
Kết hợp hài hoạ giữa ôn kiễn thức cũ và dạy kiến thức mới
Dành nhiều thời gian cho học sinh luyện tập
Kế thừa và phát huy những mặt tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống dồng thời áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
Tổ chức cho học sinh học theo nhóm, tổ, thảo luận phù hợp với đối tượng học sinh
SGK, sách tham khảo, SGV, SBT
Các bảng phụ ghi các nội dung kiến thức cơ bản trong chương và các bài tập
Bảng số với 4 chữ số thập phân
Máy tính bỏ túi
Thước chia khoảng, compa, ê ke, thước đo độ, phấn màu
Bảng tổng kết chương
Đề kiểm tra 15phút, 45phút
Ôn tập các kiến thức về góc
Ôn tập cách giải bài toán quỹ tích
Thước kẻ, compa, ê kẻ, thước đo độ, phấn màu
Giấy kiểm tra 15phút, 45phút
Kết hợp hài hoạ giữa ôn kiễn thức cũ và dạy kiến thức mới
Dành nhiều thời gian cho học sinh luyện tập
Kế thừa và phát huy những mặt tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống dồng thời áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
Tổ chức cho học sinh học theo nhóm, tổ, thảo luận phù hợp với đối tượng học sinh
SGK, sách tham khảo, SGV, SBT
Các bảng phụ ghi các nội dung kiến thức cơ bản trong chương và các bài tập
Bảng số với 4 chữ số thập phân
Máy tính bỏ túi
Thước chia khoảng, compa, ê ke, thước đo độ, phấn màu
Bảng tổng kết chương
Đề kiểm tra 15phút, 45phút
Ôn tập các kiến thức về hình lăng trụ đứng, hình chóp đều
Mô hình các hình
Thước kẻ, compa, ê kẻ, thước đo độ, phấn màu
Giấy kiểm tra 
Kết hợp hài hoạ giữa ôn kiễn thức cũ và dạy kiến thức mới
Dành nhiều thời gian cho học sinh luyện tập
Kế thừa và phát huy những mặt tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống dồng thời áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
Tổ chức cho học sinh học theo nhóm, tổ, thảo luận phù hợp với đối tượng học sinh

File đính kèm:

  • docKe hoach giang day Toan 9 hay.doc