Kế hoạch Hoạt động giáo dục - Chủ đề: Thiên nhiên quanh bé - Năm học 2011-2012

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch Hoạt động giáo dục - Chủ đề: Thiên nhiên quanh bé - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ 4 ngày 14 tháng 3 năm 2012
Chủ đề : Thiên nhiên quanh bé
Chủ đề nhánh : Một số hiện tượng tự nhiên
Hoạt động : Khám phá khoa học
Đề tài : MƯA CÓ TỪ ĐÂU ?
Lứa tuổi : Mẫu giáo lớn
 I. Mục đích, yêu cầu : 
- Trẻ biết được hiện tượng mưa, sự thay đổi của cảnh vật và con người khi trời mưa, biết được quá trình tạo thành mưa, thấy được ích lợi và tác hại của mưa.
- Phát triển cho trẻ khả năng phán đoán, suy luận, phân biệt, sắp xếp theo qui trình để tạo thành mưa.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động.
- Giáo dục trẻ đi dưới trời mưa phải mặc áo mưa, che dù để không bị ướt, bị cảm lạnh.. Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết hợp tác cùng các bạn.
 II. Chuẩn bị :
Máy vi tính, Powerpoint quá trình tạo mưa, các cảnh mưa.
Hình ảnh ích lợi và tác hại của mưa.
Các bức tranh về ích lợi và tác hại của mưa.
Các tranh rời từng qui trình tạo thành vòng tuần hoàn của mưa.
Nhạc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”.
III. Tiến trình hoạt động :
Hoạt động mở đầu :
Cô cùng hát bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”.
Hoạt động trọng tâm :
Hoạt động 1 : Sự kì diệu của mưa.
Các con cảm nhận thời tiết hôm nay như thế nào ? 
( Có nắng, gió nhẹ, trời có mây)	
- Các con thấy mưa bao giờ chưa? 
- Các con biết gì về trời mưa hãy kể cho các bạn cùng nghe?
- Trước khi mưa bầu trời như thế nào? ( Có nhiều mây)
* Cho trẻ xem powerpoint hình ảnh các loại mưa ( mưa phùn, mưa rào, mưa đá, mưa dông)
 + Khi trời đang mưa thì có những âm thanh gì ? ( Có tiếng mưa rì rào, tiếng sấm sét )
 + Con có sợ sấm sét không ? Vì sao?
 + Làm thế nào để tránh bị sét đánh trúng ? ( Không chơi ngoài trời khi trời đang mưa )
Hoạt động 2: Tìm hiểu vòng tuần hoàn của mưa
 Cô cho trẻ xem Powerpoint quá trình tạo mưa.
- Quá trình tạo thành mưa như thế nào? Mưa có từ đâu ?
- Vì sao có mưa ?
 Bây giờ cô sẽ cho các con xem các qui trình để tạo thành mưa.
 Mặt trời chiếu những tia nắng nóng xuống mặt đất Nước từ đất và các sông hồ bị nắng nóng, bốc hơi lên, trở thành những giọt nước nhỏ tụ lại với nhau thành đám mây xanh. Những đám mây xanh bay lên cao, găp khí lạnh, những giọt nước nhỏ tụ lại với nhau thành những giọt nước lớn, dầy đặc, thành mây đen, gặp điều kiện thuận lợi, những hạt nước rơi xuống thành mưa.
Nếu có việc cần thiết ra ngoài khi trời đang mưa, như đi làm, đi học, thì con phải làm gì?
Giáo dục trẻ không chơi ngoài mưa, nếu cần ra đường phải mặc áo mưa, che dù.
* Cho trẻ xem powerpoint về ích lợi của mưa.
- Thế mưa có lợi ích gì nào ?
- Con có nhận xét gì khi vừa xem các hình ảnh trên? (Trẻ nói tự do)
	=> Mưa là một hiện tượng tự nhiên, Mưa xuống giúp cho con người và con vật có nước ăn uống và sinh hoạt, cho người nông dân trồng trọt, mưa làm cây tươi tốt, thời tiết mát mẻ, mưa rất quan trọng đối với đời sống của chúng ta.
- Nhưng nếu lâu ngày không có mưa thì sẽ xảy ra điều gì ? (hạn hán )
( Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về hạn hán )	
* Cho trẻ xem powerpoint về tác hại của mưa.
- Mưa có tác hại gì với đời sống chúng ta không ?
- Nếu mưa lớn kéo dài nhiều ngày thì sao? ( lũ lụt)
- Cho trẻ biết nguyên nhân gây lũ lụt và giáo dục trẻ trồng cây ngăn lũ.
Hoạt động 3: Trò chơi 
* Trò chơi 1 : “ Bé thi tài”
Cách chơi : Cô chia trẻ thành 5 đội . Mỗi trẻ có một quy trình khác nhau để ghép tạo thành vòng tuần hoàn của mưa. Các đội sẽ thi nhau chạy lên xếp vòng tuần hoàn của mưa. 
Luật chơi : Đội nào xếp tranh sai thứ tự các quy trình sẽ không được tính .
Đội nào xếp được đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng.
Cô nhận xét và tuyên dương.
* Trò chơi 2: “ Thi nói nhanh”
Cô chia lớp thành hai đội. Cô cho trẻ trả lời theo yêu cầu của cô. 
Ví dụ : Cô hỏi : Mưa có ích lợi gì ? 
Cô chỉ tay sang đội nào thì trẻ của đội đó đứng dậy trả lời thật nhanh. Tiếp tục cô chỉ tay sang đội khác thì đội đó sẽ trả lời. Nếu không trả lời được thì nhường quyền trả lời cho đội khác. 
3. Kết thúc hoạt động :
Cô và trẻ chơi trò chơi“ Mưa to – mưa nhỏ”.
Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng và về góc chơi của mình.

File đính kèm:

  • docgiao an kham pha khoa hoc.doc