Kế hoạch môn ngữ văn lớp 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch môn ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch môn ngữ văn lớp 9 Nhiệm vụ năm học 2008 - 2009: -Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 40/200/QH10 về đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông; gắn kết việc thực hiện Chỉ thị số 06- CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với việc thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT – TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về " Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục". Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường hiệu lực quản lý, củng cố nề nếp, kỉ cương, ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong thi cử. Thực hiện tốt cuộc vận động " Hai không" với 4 nội dung "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp" và triển khai tốt chủ đề năm học "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". I. Đặc điểm tình hình: 1. Đặc điểm bộ môn: Môn Ngữ Văn là môn khoa học có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường THCS, có tác dụng giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh về nhiều mặt. Đặc biệt là về mặt tư tưởng, tình cảm, đạo đức cũng như về mặt tư duy. Nó giúp học sinh hiểu được cái hay, cái đẹp của nền văn học dân tộc từ xa xưa đến nay. Nó khác với các môn khoa học khác trong nhà trường. Vì môn Ngữ Văn gồm nhiều phân môn, mỗi phân môn có một chức năng riêng. Hướng phấn đấu bao quát của việc thực hiện chương trình môn Ngữ Văn theo một tinh thần tích hợp Văn - TV - Làm văn. Qua đó hình thành cho học sinh năng lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn học, năng lực sử dụngTiếng Việt như một công cụ để tư duy giao tiếp với việc hình thành 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết vốn là các quá trình gắn bó hữu cơ và hỗ trợ nhau hết sức đắc lực. Do đó chương trình môn Ngữ Văn 9 được xây dựng theo nguyên tắc chung của việc xây dựng chương trình Ngữ Văn ở THCS là lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo và tổ chức nội dung trong học tập, đa dạng hoá hình thức hoạt động, tăng cường thực hành, sáng tạo trong tổ chức dạy và học. Vì lớp 9 là lớp cuối cấp của vòng 2, đồng thời cũng là lớp cuối cùng của THCS, nên được học tập, rèn luyện trong 4 năm học, vừa tạo được tâm thế, tiềm lực cho học sinh để lên THPT hoặc đi vào cuộc sống. 2. Tình hình học tập bộ môn của học sinh: - Chất lượng học tập của học sinh chưa cao, ý thức học tập của một số học sinh còn yếu, thiếu tự giác trong học tập, lười học bài và làm bài ở nhà, vẫn còn tình trạng học sinh chưa đọc thông thạo, còn mắc nhiều lỗi sai về chính tả , chiếm gần 1/3 số học sinh trong toàn khối. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều em yêu thích và say mê học môn Ngữ Văn . Số lượng SGK để học tập bộ môn của học sinh đầy đủ 100% số học sinh có SGK tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp cận với bài học. 3. Kết quả khảo sát đầu năm: Xếp loại Lớp Sĩ số 1 2 3 4 + % 5 6 7 8 9 10 + % 9A 33 0 1 4 11 16 49 4 7 3 1 0 0 15 51 9B 36 1 2 5 9 17 48 6 9 3 0 0 0 18 52 9C 34 2 1 2 11 16 51 3 5 6 1 0 0 15 49 4. Về đội ngũ giáo viên: Đối với môn Ngữ Văn 9 tình hình giảng dạy có sự thuận lợi. Toàn khối 9 có 02 giáo viên đảm nhiệm, vì thế có sự thống nhất trong toàn khối. Bên cạnh đó giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn thay sách giáo khoa lớp 9 đã kinh qua giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở các lớp 6, 7, 8. Cộng vào đó sự nhiệt tình trong công tác của giáo viên việc cải tiếng phương pháp soạn giảng nâng cao chất lượng trong từng giờ dạy, phát huy tính tích cực của học sinh luôn được tiến hành thường xuyên. II. Nhiệm vụ bô môn: 1. Về kiến thức: - Qua nội dung bài học, hướng dẫn và làm cho học sinh nắm được những tri thức về các kiểu văn bản: Nhận dạng tự sự, nghị luận, thuyết minh... Đồng thời nắm được những tri thức thuộc các lĩnh hội và tạo lập các kiểu văn bản đó. - Về tập làm văn: Cho học sinh nắm được những kiến thức về Hội thoại gồm (các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại) - Về từ vựng gồm: Thuật ngữ, sự phát triển của từ vựng, trau dồi vốn từ. - Về ngữ pháp gồm: Các thành phần câu, liên kết câu và đoạn văn, nghĩa của câu. - Về một số bài ôn tập tổng kết Tiếng Việt (Ôn tập Tiếng Việt 9), tổng kết về từ vựng, tổng kết về Ngữ Pháp. Qua đó học sinh nắm được các quy tắc chi phối việc sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp nhà trường cũng như ngoài xã hội. - Qua hệ thống về văn bản SGK hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh để trịnh bày các tri thức khách quan về con người, sự vật, phương pháp... Nhằm làm cho bài văn thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn.. Đặc biệt học sinh nắm vững hơn kiến thức về kiểu văn bản tự sự (Miêu tả trong văn bản tự sự, nghị luận trong văn bản tự sự, đối thoại và độc thoại, người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự). Về văn bản nghị luận với các hình thức nghị luận chủ yếu (Nghị luận xã hội: Về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một vấn đề tư tưởng, đạo lý). Nghị luận văn học ( Phân tích nhân vật văn học, phân tích một đoạn thơ, bài thơ) bên cạnh đó các em tiếp tục nắm vững kiến thức về văn bản hành chính (Biên bản, hợp đồng, thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi). 2. Về kỹ năng: - Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ Văn cho học sinh là làm cho học sinh có khả năng nghe, đọc, nói, viết Tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có kỹ năng cảm thụ và bình giá văn bản. - Đồng thời làm cho học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đặc biệt trong quá trình tạo lập văn bản. 3. Về giáo dục tư tưởng, tình cảm. - Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích học tập bộ môn, nâng cao ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của Tiếng Việt và tinh thần yêu quý các thành tựu văn học dân tộc và văn học thế giới. Có ý thức và biết ứng xử giao tiếp trong gia đình, nhà trường và xã hội. Yêu quý những giá trị chân - thiện - mỹ và khinh ghét những cái sấu xa, độc ác, tàn bạo bất công được phản ánh trong các văn bản. III. Chỉ tiêu phấn đấu: - Loại giỏi: 5% - Loại khá: 30% - Trung bình: 65% - Yếu: 0% IV. Biện pháp thực hiện: 1. Với thầy: - Thực hiện nghiêm túc, đủ và đúng chương trình - Cải tiến phương pháp soạn giảng theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh nâng cao chất lượng giờ dậy. - Có ý thức học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu SGK, SGV và tư liệu tham khảo để nâng cao chất lượng giờ dậy. - Bài giảng cần thể hiện rõ và tập trung vào những nội dung có tính tích hợp. - Tăng cường dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm cho bản thân. 2. Đối với trò: - Có ý thức học tập bộ môn, có đầy đủ SGK, vở ghi - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, soạn bài và đọc trước bài ở nhà đặc biệt học thuộc bài cũ trước khi đến lớp. - Có phương pháp học tập phù hợp, thường xuyên rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu, vận dụng và việc rèn luyện kỹ năng viết văn. - Tìm hiểu sách báo, tư liệu có sổ tay văn học - Tham gia các buổi ngoại khoá văn học. V. kế hoạch cụ thể: 1. Phần văn: Tên cụm bài văn bản Mục tiêu cơ bản Kiến thức cơ bản Đồ dùng giảng dậy Phương pháp giảng dậy Tư liệu tham khảo Thực hành thực tế Kiểm tra 1 2 3 4 5 6 7 8 Văn bản Nhật Dụng - Giúp cho học sinh nắm được những giá trị nội dung và phương thức biểu đạt của một số văn bản Nhật dụng đề cập đến các chủ đề: Truyền thống và hội nhập, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình, quyền con người cụ thể là quyền trẻ em. - Rèn kỹ năng đọc, hiểu văn bản, kỹ năng phân tích tác phẩm văn học. - Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác, tự hào về Bác. Lòng yêu quý hoà bình, có ý thức học tập và rèn luyện tốt. - Cung cấp cho học sinh cảm nhận được cái đẹp phong cách Hồ Chí Minh kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại bình dị. - Học sinh hiểu được cuộc chạy đua vũ trang và nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ của mọi người là ngăn chặn nguy cơ đó và đấu tranh cho một thế giơí hoà bình. - Cho học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em và sự quan tâm của cộng đồng Quốc tế với vấn đề đó. - Hình ảnh tranh minh hoạ ngôi nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch - Hướng dẫn học sinh đọc, kiểu cấu trúc văn bản và đọc hiểu nội dung. Qua phát vấn câu hỏi tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, trao đổi, thảo luận để rút ra giá trị và nghệ thuật của văn bản - SGK, SGV - Một số mẩu chuyện vè cuộc sống và hoạt động của Bác. - Một số tư liệu qua sách, báo về chống chiến tranh bảo vệ hoà bình về quyền được chăm sóc và bảo vệ của trẻ em - Tổ chức ngoại khoá thi tìm hiểu về phong cách Hồ Chí Minh qua mẩu chuyện ngắn. -Thi kể chuyện - Sưu tầm tư liệu về chống chiến tranh bảo vệ hoà bình - Miệng Văn bản tự sự văn học Trung đại Việt Nam - Cho học sinh nắm vững giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm Văn học Trung Đại Việt Nam bao gồm: Một số thể loại chínhvà các tác giả, tác phẩm tiêu biểu như: + Truyện truyền kỳ (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) + Truyện ký ('Đoạn chuyện cũ trong Phủ Chúa Trịnh Vũ Trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ) + Tiểu thuyết Chương hồi (Trích Hồi thư IV - HOàng Lê Nhất Thống Trí - Phạm Đình Hổ) + Truyện thơ (các trích đoạn truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu) - Cung cấp cho học sinh nắm được giá trị nội dung tư tưởng và gía trị nghệ thuật của các tác phẩm văn học Trung Đại Việt Nam qua từng giai đoạn văn học: + Từ TK XVI - đến TK XVIII. + Từ cuối TK XVIII - đến cuôí TK XIX. - Thể hiện cuộc sống xã hội thời phong kiến và số phận của con người trong xã hội đầy dẫy những bất công thấy những bất công. Thấy được phẩm hạnh tốt đẹp và cuộc đời đầy khổ đau ngang trái của người phụ nữ trong xã hội Phong Kiến (chuyện người con gái Nam Xương - Truyện Kiều) - Phản ánh chân thực cuộc sống xa hoa của Vua chúa và bọn tay sai bóc lột nhân dân thời Lê Trịnh - Ca ngợi vẻ đẹp của hình ảnh anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh. - Thể hiện khát vọng hành đại giúp đời, trọng nghĩa kinh tài, thủy chung, ân nghĩa của con người thông qua hình ảnh Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga - ảnh chân dung tác giả: : Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu - Trạnh minh hoạ ảnh: Quang Trung trong trận đại phá Quân Thanh - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu trúc văn bản. - Tóm tắt nội dung chính của các tác phẩm. - Phân tích bình giảng giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm và các đoạn trích hoạ -SGK, SGV - Tư liệu về các tác giả, tác phẩm, văn thơ Trung Đại Việt Nam . - Tư liệu về tác gia Nguyễn Du/ - Tư liệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu - Học thuộc lòng các tác phẩm thơ. - Sưu tầm tác phẩm Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du. - Sưu tầm và chép cá tác phẩm thơ của Nguyễn Đình Chiểu. - Sưu tầm tác phẩm Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ . Tổ chức ngoại khoá thi đọc, ngâm Kiều của Nguyễn Du. - Thi đọc thơ của Nguyễn Đình Chiểu qua tác phẩm Lục Vân Tiên. - Miệng - 15' -45' Cụm văn bản thơ hiện đại Việt Nam về sau CMT8 / 1945 đến nay. - Học sinh hiểu được giá trị của các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam (từ sau 1945) gồm các bài (10, 11, 12, 22, 23) và các tác phẩm ngắn hiện đại Việt Nam các bài (13, 14, 15, 27,28)được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ và sau năm 1975 của các tác giả thuộc nhiều thế hệ. - Giáo dục học sinh lòng yêu nước, lòng căm thù giặc ngoại xâm... - Luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản và phân tích tác phẩm văn học - Học sinh cảm nhận được giá trị nội dung nghệ thuật cuả các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ sau 1945 - 1954, từ 1954 - 1975 và sau năm 1975 gồm 11 bài thơ được sáng tác thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp và sau năm 1975. Các bài thơ này đề cập đến nhiều đề tài, chủ đề khác nhau, thể hiện sự phong phú trong đời sống tình cảm, tư tưởng con người Việt Nam thời hiện đại trong sự đa dạng về hình thức thể loại. - Cung cấp cho học sinh nắm vững giá trị, nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện ngắn hiện đại (từ sau 1945 đến nay). Tập trung thể hiện đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam và hiện thực đất nước Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến (chống Pháp, Mỹ )và sau 1975 với những phong cách nghệ thuật và bút pháp khác nhau của các cây bút thuộc nhiều thế hệ như: Làng - Kim Lân : Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng ; Lặng Lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long; Bến Quê - Nguyễn Minh Châu... - ảnh chân dung một số tác phẩm tiêu biểu Xuân Diệu, Huy Cận, Chính Hữu, Kim Lân, Nguyễn Minh Châu. - Tranh phóng to trong văn bản "Đồng Chí"; "Bếp Lửa" - Hướng dẫn học sinh đọc - tìm hiểu cấu trúc văn bản. Đọc - hiểu nội dung văn bản và phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm. - Tóm tắt các tác phẩm truyện ngắn. - Cho học sinh thảo luận theo tổ, nhóm.. - Sưu tầm tư liệu về tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam (từ sau 1945 đến nay). - Sưu tầm một số tác phẩm thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Phạm Tiến Duật... - Sưu tầm truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Kim Lân, Nguyễn Quang Sáng Tổ chức ngoại khoá đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện Miệng - 15' -45' Văn học nước ngoài - Cho học sinh làm quen với các tác giả; Lỗ Tấn, Tago, La phông ten, Đi - Phô, G.Mô pát - xăng. Gắc lân đơn... và các tác phẩm văn thơ nước ngoài thuộc nhiều nền văn học: Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp, Mỹ... - Giáo dục cho học sinh lòng yêu văn học nước ngoài. - Luyện kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp VHNN với VHVN cùng thời kỳ; - Học sinh hiểu được nội dung tư tưởng và giá trị hiện thực của một số tác phẩm văn thơ nước ngoài tiêu biểu như; Cố Hương, Bố của Xi mông... Năm được tinh thần phê phán sâu sắc XHPK và niền tin của các nhà văn. - Thấy được niềm khao khát hạnh phúc của những con người bình thường và tinh thần lạc quan đã giúp con người chiến thắng nỗi cô đơn và sợ hãi để trở về với cộng đồng (Bố của Xi mông, Rô bin sơn ngoài đảo hoang). - Học sinh thấy được yêu mẹ và tình yêu thiêng liêng luôn luôn là những tình cảm thiêng liêng khát vọng muôn đời của mỗi con người qua bài thơ Mây và Sóng. - Cảm nhận được những nhận xét tinh tế, trí tưởng tượng tuyệt vời khi miêu tả tâm hồn của Chó Bấc, thể hiện tình cảm thương yêu sâu sắc đối với loài vật của nhà thơ. - Tranh ảnh của các tác giả nước ngoài - Hướng dẫn tập tóm tắt các tác phẩm truyện nước ngoài . - Tìm hiểu nội dung văn bản, phân tích kết hợp với bình giảng. - Học thuộc thơ - Truyện ngắn Cố Hương cua Lỗ Tấn. - Truyện G. Môpát xăng. - Truyện ngắn Giắc lân đơn , truyện của Đi phô. - Tác phẩm thơ của La Phông Ten. - Truyện ngắn của Mác xim Gor ki - Ngoại khoá tìm hiểu truyện ngắn Cố Hương của Lỗ Tấn. - Kể chuyện con chó bấc cảu Giắc lân Đơn - Kể chuyện Rô bin xơn ngoài đảo hoang (Đi phô) Miệng - 15' -45' Văn bản nghị luận - Cung cấp cho học sinh một số văn bản Nghị luận Việt Nam và nước ngoài. Trong đó có hai văn bản Nghị luận văn học và hai văn bản Nghị luận xã hội của các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Đình Thi, Chu Quang Tiềm - Rèn kỹ năng đọc cảm thụ và học tập cách viết bài nghị luận - Học sinh làm quen với nhà văn Nguyễn Đình Thi trong lĩnh vực lý luận, phê bình, các em thấy được sức mạnh, khả năng kỳ diệu của văn học đối với đời sống con người. - Thấy được lợi ích của việc đọc sách để thưởng thức và nâng cao học vấn - Hướng dẫn học sinh phân tích phương pháp lập luận của các tác giả thông qua các luận điểm, luận cứ của bài. - Sưu tầm truyện ngắn và các tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Thi - Thi sưu tầm tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Thì Miệng Kịch - Giúp cho học sinh cảm nhận được nghệ thuật xây dựng xung đột kịch hết sức sinh động tài tình của Nguyễn Huy Tưởng ('Bắc Sơn), Lưu Quang Vũ (Tôi và Chúng ta). - Giúp cho học sinh thấy được cuộc đấu tranh giữa những người dân yêu nước ủng hộ cách mạng với những kẻ phản động bán nước rỉ lương tâm trong thời kỳ cách mạng Việt Nam còn trong trứng nước. - Mâu thuẫn giữa suy nghĩ mới mẻ trong sách làm ăn với những cơ chế đã cũ kỹ lỗi thời (Tôi và chúng ta). - ảnh 2 tác giả Nguyễn Huy Tưởng và Lưu Quang Vũ - Hướng dẫn học sinh phân tích các tình huống mẫu thuẫn và xung đột kịch - Sưu tầm tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng và Lưu Quang Vũ - Ngoại khoá tìm hiểu của Nguyễn Huy Tưởng - Miệng -15'= - Kiểm tra tổng hơp cuối năm 2. Tiếng việt: Tên chương cụm bài Mục tiêu cơ bản Kiến thức cơ bản Đồ dùng giảng dạy Phương pháp giảng dậy Tư liệu tham khảo Thực hành thực tế Kiểm tra 1 2 3 4 5 6 7 8 Hoạt động gián tiếp (Hội thoại) - Nhằm tiếp tục cung cấp cho học sinh các phương châm hội thoại trong giao tiếp, biết được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. - Qua đó thấy được lợi ích của việc học về hội thoại và vận dụng vào trong hoạt động giao tiếp hàng ngày nhằm đạt hiệu quả cao. - Củng cố cho học sinh hiểu và nắm vứng các phương chân hội thoại (5 phương châm). Nắm được các khái niệm phương châm về lượng, phương châm cách thức; phương châm quan hệ giữa phương châm hội thoại và TH gián tiếp. Hiểu được ý nghĩa của xưng hô trong hội thoại, nắm được hai cách dẫn lời nói hoặcý nghĩ, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp -Bảng phụ - Hướng dẫn học sinh khảo sát ngữ liệu, phân tích nhận xét, rút ra kết quả việc độc lập, làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả làm việc SGK, SGV - Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học tập II - Ngữ dụng học NXB GD - HN 2001 - Cao Xuân Hạo, TV - mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp ngữ nghĩa NXB GD - HN , 1998 - Làm bài tập - Sưu tầm mẫu chuyện có liên quan đến các phương châm hội thoại. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng bài học vào quá trình hội thoại Miệng Từ vựng - Gíup học sinh nắm được sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt . Về thuật ngữ trau dồi vồn từ trong Tiếng Việt - Nhận biết và có kỹ năng sử dụng h thống từ vựng Tiếng Việt trong khi nói và viết. - Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. - Học sinh nắm được sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt qua những cách thức chủ yếu như: Sự biến đổi và sự phát triển số lượng từ ngữ qua cấu tạo từ ngữ mới và mượn từ ngư của tiếng nước ngoài. - Nắm được mục đích và cách trau dồi vốn từ Tiếng Việt để sử dụng tốt Tiếng Việt qua rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ, rèn luyện để làm tăng vốn từ. - Sử dụng bảng phụ vẽ sơ đồ sự phát triển của từ vựng Tiếng việt - Phương pháp quy nạp - Hướng dẫn học sinh khảo sát ngữ liệu, gợi ý phân tích, rút ra kết luận theo định hướng (mục ghi nhớ) - Cho học sinh làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả làm việc - SGK, SGV, - Tư liệu tham khảo từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt (Đỗ Hữu Châu) - Từ điển Tiếng Việt (NXB GD -HN 1995) - Rèn kỹ năng làm bài tập - Kỹ năng viết đoạn văn có trau dồi vốn từ. - Kỹ năng sử dụng phát triển của ngữ. Miệng - -15' -45' Ngữ pháp (các thành phần câu) - Cung cấp cho học sinh nắm đợc các thành phần câu: Liên kết câu và đoạn văn, nghĩa của câu. - Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng các thành phần câu, sử dụng liên kết trong khi nói và viết. - Giúp học sinh có ý thức sử dụng các thành phần câu đúng với chức năng của nó -Học sinh hiểu rõ đặc điểm, hình thức, chức năng của các thành phần câu, thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập, thành phần tình thái, cảm thán, gọi đáp và thành phần phụ chú. - Nắm vững khái niệm về liên kết câu và đoạn văn. - Hiểu được nghĩa của câu qua nghĩa tường minh và hàm ý điều kiện sử dụng hàm ý. - Sử dụng bảng phụ nêu ví dụ minh hoạ và vẽ sơ đồ các thành phần câu - Phương pháp quy nạp, tích hợp hướng dẫn học sinh quan sát ngữ liệu, phân tích nhận xét và rút ra bài học ghi nhớ - SGK, GV, - TLTK ( ngữ pháp Tiếng Việt NXB KHXH - - Làm bài tập thực hành,. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng Miệng - 15' -45' 3. Tập làm văn: Tên chương Mục tiêu cơ bản Kiến thức cơ bản Đồ dùng giảng dạy Phương pháp giảng dậy Tư liệu tham khảo Thực hành thực tế Kiểm tra 1 2 3 4 5 6 7 8 Văn bản thuyết minh - Cung cấp cho học sinh một số kỹ năng về : Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, kỹ năng về sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. - Rèn kỹ năng vận dụng phương thức thuyết minh vào làm bài văn cụ thể có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. - Học sinh hiểu được bên cạnh các phương pháp thuyết minh thường dùng như; Định nghĩa, giải thích, phân loại.... Trong một số trường hợp múôn cho văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn, người ta sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như: Kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, hoặc các hình thức vè, diễn ca. - Để thuyết minh cho cụ thể sinh động bài văn thuyết minh có thể sử dụng kết hợp với yếu tố miêu tả, làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng... - Phương pháp quy nạp dựa vào bài văn mẫu, phân tích nhận xét, rút ra kết luận. - Phương pháp thực hành (Rèn luyện theo mẫu) - SGK, SGV và một văn bản minh mẫu. - Cây tre Việt Nam - Cây chuôí trong đời sống Việt Nam - Làm bài tập rèn kỹ năng vận dụng phương thức thuyết minh làm bài một bài văn cụ thể có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả - Miệng - Làm bài viết số 1 văn thuyết minh Văn bản tự sự - Nhằm giúp học sinh nắm được ý nghĩa của việc toám tắt văn bản tự sự và cách tóm tắt văn bản tự sự. - Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, nghị luận văn bản tự sự người kể chuyện trong văn bản tự sự, đối thoại, độc thoại trong văn bản tự sự. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản tự sự - Học sinh nắm được một số kiến thức cơ bản về văn bản tự sự. - Cách tóm tắt văn bản tự sự yếu tố Nghị luận trong văn tự sự, ý nghĩa của người kể chuyện trong văn bản tự sự, đối thoại và độc thoại trong văn bản tự sự. - Biết cách lập ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận và cách làm bài văn tự sự, vận dụng các phương thức biểu đạt - Bảng phụ ghi những đoạn văn tự sự có yếu miêu tả, nghị luận... - Phương pháp thực hành rèn luyện theo mẫu. - Học sinh làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả. - SGK, SGV - Một số văn bản mẫu' chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên, Làng, Lặng lẽ SaPa... - làm bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - miệng - 15' - Làm bài viết tập làm văn số 2 - Viết bài TLV số 3 - Kiểm ra tổng hợp kỳ I Văn bản nghị luận - Nhằm hướng học sinh nắm được một số hình thức lập luận chủ yếu là Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học - Rèn luyện kỹ năng vận dụng viết đoạn văn, bài văn nghị luận biết sắp xếp luận điểm lo gic và mạch lạc cuả bài văn - Cung cấp cho học sinh kiến thức và kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội, biết cách tình bày những suy nghĩ, quan điểm cua mình trước một sự việc hoặc một hiện tượng đạo lý... - nắm vững vấn đề phương pháp làm bài văn nghị luận văn học về phân tích nhân vật văn học, phân tích về một đoạn thơ, một bài thơ... - Bảng phụ - Hướng dẫn học sinh quan sát ví dụ mẫu: Phân tích tìm hiểu, kết luận. - Phương pháp thực hành rèn luyện theo mẫu SGK, SGV và các văn barn liên quan - Làm bài tập - Rèn luyện kỹ năng biết cách trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình về một vấn đề. - miệng - 15' - Viết bài làm văn số 5 - Viết bài làm văn số 6, số 7 Văn bản hành chính công vụ - Nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức về văn bản hành chính công vụ. Đó là văn bản: Biên bản, văn bản hợp đồng thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi - Biết cách viết biên bản làm biên bản hợp đồng - Học sinh nắm vững những trường hợp cụ thể cần viết văn bản hợp đồng , biết cách viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi - Nắm được đặc điểm của một biên bản, đặc điểm của văn bản hợp đồng đặc điểm của văn bản thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi - Phương pháp quy nạp hướng dẫn học sinh quan sát văn bản, phân tích rút ra kết luận -SGK, SGV và các tình huống thực tế cần viết biên bản, văn bản hợp đồng thư (điện) chúc mừng thăm hỏi - Làm bài tập - Rèn luyện kỹ năng viết văn bản, biên bản hợp đồng, thư (điện) chúc mừng thăm hỏi đúng quy cách miệng Kiểm tra tổng hợp cuối năm Chính Nghĩa, ngày 22 tháng 9 năm 2008 Người lập Nguyễn Đình Cự
File đính kèm:
- Ke hoach van 9 hot nhat 08 09 KD.doc