Kế hoạch ôn tập hè lớp 9 tháng 7 – 2009

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch ôn tập hè lớp 9 tháng 7 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch ôn tập hè lớp 9
Tháng 7 – 2009

Phần I. Ôn tập văn học hiện đại ( Bài dạy 6 tiết ) 

I. Tác giả - tác phẩm 
1. Các tác giả 
- Thơ mới 
+ Vũ Đình Liên - Ông đồ 
+ Thế Lữ - Nhớ rừng 
+ Tê Hanh – Quê hương 
- Truyện hiện thựuc – lãng mạn 
+ Nam Cao – Lão Hạc 
+ Ngô Tất Tố – Tức nước vỡ bờ ( trích ) 
+ Nguyên Hồng – Trong lòng mẹ ( trích ) 
- Thơ ca cách mạng 
+ Hồ Chí Minh – Ngắm trăng, Tức cảnh Pác Bó, Đi đường 
+ Tố Hữu – Khi con tu hú 
2. Kiểu bài : Viết đoạn về tác giả và tác phẩm văn học 
- Yêu cầu nội dung 
+ Nêu rõ được : tên thật, năm sinh – mất, quê quán
+ Những diễn biên chính trong cuộc đời và dấu mốc của sự nghiệp sáng tác 
+ Phong cách chính và thành tựu 
+ Tên tác phẩm tiêu biểu và tác phẩm được học 
- Yêu cầu hình thức và các kiến thức đi kèm 
+ Số lương câu khoảng từ 8 – 10 câu 
+ Sử dụng câu chủ đề 
+ Đặt kiểu câu theo yêu cầu ( theo cấu tạo hoặc chức năng ) 
+ Sử dụng các biện pháp tu từ 
II. Cảm thụ văn học và nghị luận nhỏ về tác phẩm và nhân vật 
1. Viết đoạn về nhân vật 
a. Các nhân vật cơ bản 
- Bơ - men ( Chiếc lá cuối cùng ) 
- Don Quy-ho-te ( Đánh nhau với cối xay gió ) 
- Nhân vật “tôi” ( Tôi đi học )
- Bà cô ( Trong lòng mẹ ) 
b. Yêu cầu về nội dung và hình thức 
- Hình thức đoạn từ 10 – 12 câu 
- Nêu được và khái quát các đặc điểm nhân vật
- Làm sáng tỏ một cách ngắn gọn 
- Bộc lộ những suy nghĩ, đánh giá, bình luận của người viết 
- Nêu được nghệ thuật xây dựng nhân vật và thông điệc của tác giả 
- Có thể đi kèm kiến thức về liên kết và hình thức đoạn cũng nhưng các kiến thức Tiếng Việt khác.
2. Viết đoạn về thơ 
a. Một số đoạn cần nắm 
- Khổ 3, 4 bài thơ “Ông đồ” 
- Khổ 3 bài thơ “Quê hương”
- Khổ cuối bài thơ “Khi con tu hú”
- Đi đường – Hồ Chí Minh 
b. Yêu cầu về nội dung và hình thức 
- Hình thức đoạn từ 10 – 12 câu 
- Nêu được và khái quát nội dung chính của đoạn trích hay tác phẩm 
- Làm sáng tỏ một cách ngắn gọn 
- Bộc lộ những suy nghĩ, đánh giá, bình luận của người viết 
- Nêu được nghệ thuật, thi pháp thơ và thông điệc của tác giả 
- Có thể đi kèm kiến thức về liên kết và hình thức đoạn cũng nhưng các kiến thức Tiếng Việt khác.

Phần II. Tiếng Việt ( Bài dạy 04 tiết ) 

1. Ôn tập về câu 
a. Kiểu câu theo cấu tạo 

STT
Kiểu câu
Khái niệm - đặc điểm
Phân loại
Ví dụ
1
Câu đơn



2
Câu ghép



3
Câu rút gọn



4
Câu đặc biệt 




b. Bài tập 

Bài 1 : Xác định kiểu câu trong đoạn văn sau : 
“Cả làng chúng nó theo Tây...” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông.
	Hay là quay về làng ? ...
Vừa chớm nghĩ như vậy, ông lập tức phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ...
	Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là quay lại làm nô lệ cho thàng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, nó lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đề nén. Ngày chúng nó dong ra, dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những dạng khố rách áo ôm như ông có đi qua chỉ dám liếc trộm vào rồi cắm đầu xuống đất mà lủi đi. Anh nào ho he, hóc hách một tí gì thì chúng nó tìm hết mọi cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng ...
	Ông Hai nghĩ rợn cả người, Cả cuộc đời đen tối lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông . Ông không thể trở về làng ấy nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à ? 
	Không thể được. Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

( Trích Làng , Kim Lân, Ngữ Văn 9 - Tập I )

Bài 2: Viết đoạn văn nêu cái hay của những câu thơ sau 
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng 
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật 
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu 

( Nhớ rừng – Thế Lữ ) 
Có sử dụng 01 câu ghép chính phụ 
Có sử dụng 01 câu rút gọn
Có sử dụng ít nhất 1 phép tu từ 
Có câu chủ đề 
Học sinh xác định các yêu cầu trên xuống phái cuối đoạn 
Bài 3 : Phân tích tác dụng của cách sử dụng câu trong đoạn văn sau 
	Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, để vét của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau !

( Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn ) 
b. Kiểu câu theo chức năng
 
STT
Kiểu câu
Đặc điểm
Ví dụ
1
Câu trần thuật 


2
Câu cầu khiến 


3
Câu nghi vấn 


4
Câu cảm thán 


 
Bài 1 : Xác định kiểu câu theo chức năng trong đoạn văn bản sau 
 
 Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười ngượng nhưng đẫ hiền hậu lại. tôi vui vẻ bảo:
Thế là được chứ gì ? Vậy thì cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
Nói đùa thế chứ, ông giáo để cho khi khác…
Việc gì còn phải chờ khi khác ?…Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây ! Tôi làm nhanh lắm…
Đã biết , nhưng tôi còn nhờ ông một việc…
 Mặt lão nghiêm trang lại…
Việc gì thế, cụ ?
Ông giáo để tôi nói.
Vâng, cụ cứ nói.

( Lão Hạc – Nam Cao )
 
Bài 2 : Viết đoạn hội thoại có sử dụng các kiểu câu theo chức năng thích hợp 
- Trao đổi với bạn về việc học tập 
- Trao đổi với cô giáo, thầy giáo về buổi sinh hoạt ngoài giờ 
- Hướng dẫn một người khác nước ngoài đến thăm thành phố em. 

Bài 3 : Tác dụng của kiểu câu trong đoạn văn bản sau 
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy 
Thấy xanh xanh đến mẫy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu 
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?

( Sau phút chia li - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm ) 

File đính kèm:

  • docon tap he 9 ngu van.doc