Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX

doc100 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KHÁI QUÁT VHVN TỪ 1945 ĐẾN HẾT TK XX
Câu 1. Nêu hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới nền văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
- VH vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- VH tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài 30 năm, xây dựng CNXH ở miền Bắc. 
- Đ/k giao lưu văn hoá chỉ giới hạn trong một số nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc). 
Câu 2. Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Chia ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng và thành tựu nhất định.
a. G/đoạn 1945 –1954 (kháng chiến chống Pháp) 
- Tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ca ngợi Tổ quốc và quần chúng ND, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, biểu dương những tấm gương quên mình vì nước. 
- Thơ, truyện, kịch, kí, lí luận văn học đạt nhiều thành tựu.
- Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc - Tố Hữu, Tây Tiến – Quang Dũng, Đôi mắt - Nam Cao, Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc - Tô Hoài,…
	b. G/đoạn 1955–1964 (xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước)
- Ca ngợi cuộc sống mới, con người mới và sự đổi đời. Nỗi đau chia cắt hai miền đ/ nước và khát vọng thống nhất đất nước. 
- Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ có những thành tựu mới, kịch nói phát triển.
- Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Mùa lạc - Nguyễn Khải, Gió lộng - Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa - Chế Lan Viên, Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân,…
c. G/đoạn 1965–1975 (kháng chiến chống đế quốc Mĩ): 
- Tập trung viết về cuộc chống Mĩ, ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng CM. 
- Văn xuôi, thơ, kịch nói và nhiều công trình phê bình, lí luận có giá trị xuất hiện.
- Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu, Mặt đường khát vọng – NKĐ, Ra trận, Máu và hoa - Tố Hữu,…
Câu 3. Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975, trong đó đặc điểm nào được xem là quan trọng nhất?
a) Nền VH v/động theo hướng CM hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
b) Nền văn học hướng về đại chúng
c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Đặc điểm thứ nhất là đặc điểm quan trọng nhất chi phối những đặc điểm còn lại.
Câu 4. Tr/bày ngắn gọn về khuynh hướng sử thi và c/hứng lãng mạn của nền VHVN 1945 – 1975.
 - Khuynh hướng sử thi: được thể hiện trong vh ở các mặt sau:
+ Đề tài: Tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, tự do hay nô lệ.
+ Nhân vật chính: là những con người đại diện cho phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt lẽ sống của dân tộc lên hàng đầu.
+ Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng.
+ Người cầm bút có tầm nhìn bao quát về lịch sử, dân tộc và thời đại
- Cảm hứng lãng mạn: Tuy còn nhiều khó khăn gian khổ, nhiều mất mác, hy sinh nhưng lòng vẫn tràn đầy mơ ước, vẫn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người VN vượt lên mọi thử thách hướng tới chiến thắng.
Câu 5. Nêu thành tựu cơ bản của VHVN 1975-2000.
- Từ 1975 nhất là từ năm 1986, VHVN vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn. Văn học phát triển đa dạng hơn về thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, mang tính chất hướng nội, quan tâm nhiều đến số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp đời thường.
- Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Đàn ghita của Lor-ca – Thanh Thảo, Ai đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Hồn Trương Ba, da hàng thịt – LQV,…
BÀI: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH
Câu 6. Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
- HCM coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự đắc lực cho sự nghiệp CM. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận. 
- HCM luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của vh. Nhà văn cần tránh lối viết cầu kì xa lạ, chú phát huy cốt cách dân tộc, ngôn từ phải chọn lọc.
- Người đặc biệt coi trọng mục đích, đối tượng thưởng thức rồi mới lựa chọn nội dung và hình thức. Người luôn đặt ra những câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? 
Câu 7. Trình bày ngắn gọn sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh.
	HCM đã để lại một sự nghiệp vh lớn lao về tầm vóc, đa dạng về thể loại
- Văn chính luận: nhằm mục đích đấu tranh chính trị. Điển hình như: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến... 
- Truyện và kí: Tố cáo tội ác của TDP và phong kiến tay sai, đề cao những tấm gương yêu nước. Chủ yếu viết bằng tiếng. Điển hình như: Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu...
- Thơ ca: Là lĩnh vực nổi bật, phản ánh khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Điển hình như: Nhật kí trong tù, Thơ HCM, Thơ chữ Hán HCM....
Câu 8. Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
	HCM có phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng. Ở mỗi loại Người lại có phong cách riêng:
- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
- Truyện kí rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén chủ động và sáng tạo. Tiếng cười tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thuý, sâu cay.
- Thơ ca thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Chia làm 2 loại:
+ Thơ tuyên truyền CM: giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc, mang màu sắc d/g hiện đại.
+ Thơ nghệ thuật bằng chữ Hán: mang đặc điểm thơ cổ phương Đông, có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và tính chiến đấu 
Câu 9. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của bản Tuyên ngôn Độc lập.
- HCST: Ngày 19/ 8/ 1945 chính quyền thủ đô về tay nhân dân. Ngày 26. 8, chủ tịch HCM từ chiến khu Việt Bắc về tới HN. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản TNĐL. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình - HN trong hoàn cảnh: thù trong giặc ngoài, vận mệnh Tổ quốc ngàn cân treo sợi tóc Người đã thay mặt Chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc bản TNĐL, trước 50 vạn đồng bào.
- MĐST: Tuyên bố nền độc lập, tự do của dân tộc, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hòa. Bác bỏ dứt khoát luận điệu xảo trá và ngăn chặn âm mưu xâm lược nước ta của TDP, đ/quốc Mỹ. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của ND thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của dt
Câu 10. Cho biết đối tượng và giá trị (ý nghĩa văn bản) của bản Tuyên ngôn Độc lập?
- Giá trị lịch sử: TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.
- Giá trị văn học: Bản tuyên ngôn là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuyết phục - áng văn bất hủ. 
- Giá trị tư tưởng: kết tinh l/tưởng đấu tranh g/phóng d/tộc và t/thần yêu chuộng độc lập, tự do.
(Nếu câu hỏi là ý nghĩa vb thì bỏ những chữ “giá trị ls, giá trị vh, giá trị tư tuởng. Còn lại viết hết). 
- Đối tượng hướng đến: TNĐL không chỉ hướng tới đồng bào cả nước mà còn hướng tới nhân dân toàn thế giới và đặc biệt là: thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cùng các nước Đồng minh.
Câu 11. Giải thích vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp ?
- Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp để làm căn cứ pháp lý cho bản Tuyên ngôn của Việt Nam.
- Đó là những Tuyên ngôn tiến bộ, có tính chân lý được cả thế giới thừa nhận.
- Mặt khác Người tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và phe Đồng minh. Người trích Tuyên ngôn của Pháp để
sau đó buộc tội Pháp lợi dụng lá cờ, tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp

“NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRÊN BẦU TRỜI ....”-PHẠM VĂN ĐỒNG
Câu 12. Trình bày những nét cơ bản về tác giả Phạm Văn Đồng.
- PVĐ (1906 – 2000) quê ở Quãng Ngãi. Ông tham gia CM từ rất sớm, có nhiều cống hiến cho đất nước trong hai cuộc kh/ch chống Pháp và chống Mĩ, từng giữ những chức vụ quan trọng trong Trung ương Đảng. 
- Phạm Văn Đồng không chỉ là nhà hoạt động chính trị, ông còn là nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lý luận văn hóa văn nghệ lớn, có những đóng góp to lớn về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, góp phần vào sự phát triển của nền văn học nước nhà.  
- T/phẩm tiêu biểu: HCM một con người, một dân tộc; NĐC, ngôi sao sáng trên bầu trời VNDT,...
Câu 13. Cho biết HCST và mục đích sáng tác, giá trị của bài viết “Nguyễn Đình Chiểu ….”
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888). Tác phẩm được đăng trên Tạp chí Văn học tháng 7/1963. Hoàn cảnh đất nước: từ 1960 Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc, lê máy chém khắp miền Nam. Đây là giai đoạn lsử đầy đau thương của CMVN 
- Mục đích sáng tác: Bằng cách nghị luận xác đáng chặt chẽ, xúc động, thiết tha, hình ảnh ngôn từ đặc sắc, bài viết trước hết là để tưởng nhớ NĐC, người con trung nghĩa của đất nước để nhớ lại lời thề thiêng liêng của Người “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”; kế đến là để định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về thơ văn NĐC, nhất là những giá trị tinh thần lớn lao của thơ văn NĐC đối với thời đại bấy giờ và ngày nay. Đồng thời cổ vũ đấu tranh chính trị, khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi, đấu tranh chống đế quốc Mỹ.
- Ý nghĩa văn bản: Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu: cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, sự nghiệp văn học của ông được coi là một minh chứng hùng hồncho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với dân tộc, đất nước.

TÂY TIẾN – QUANG DŨNG
Câu 14. Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng.
- Quang Dũng (1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây.
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ. Thơ Quang Dũng hồn hậu, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn và tài hoa. Các tác phẩm chính: Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng…
Câu 15. Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
- Tây Tiến vừa chỉ hướng hành quân, vừa là tên một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947.
- Tây Tiến có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào, đồng thời đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân TT khá rộng nhưng chủ yếu là ở biên giới Việt – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. 
- Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947, rồi chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến. Tây Tiến là một bài thơ xuất sắc, có thể xem là một kiệt tác của Quang Dũng, xuất hiện ngay trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Câu 16. Đặc điểm nổi bật của bài thơ Tây Tiến ? 
- Cảm hứng lãng mạn: Tác phẩm đã bày tỏ mạch cảm xúc tràn trề của cái tôi trữ tình - nỗi nhớ nồng nàn bao bọc cả bài thơ. Sử dụng nhiều hình ảnh gây ấn tượng mạnh, phát huy cao độ trí tưởng tượng khiến cho bài thơ có nhiều so sánh liên tưởng độc đáo. Đối tượng miêu tả có nhiều nét phi thường, thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa thơ mộng trữ tình, hoang sơ mà ấm áp, người lính Tây Tiến hào hoa, mộng mơ, lãng mạn. Sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập: đối lập về hình ảnh, thanh điệu, tính cách của người lính TT.
- Âm hưởng bi tráng: “bi” là đau buồn, “tráng” là khỏe khoắn, mạnh mẽ. Tác phẩm có âm hưởng bi 
tráng thường không né tránh những chuyện xót xa, đau lòng nhưng bao giờ cũng đưa đến những xúc cảm mạnh mẽ, rắn rỏi. Tác giả đã nhắc đến những khó khăn gian khổ trong những cuộc hành quân, nói đến những mất mác, hi sinh, nhưng trong cái đau thương ấy đã hàm chứa những nét đẹp hùng. Bi mà không luỵ. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng. 
- Chất lãng mạn hoà hợp với chất bi tráng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ.
Câu 17. Nội dung (ý nghĩa văn bản) và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
- Nội dung: Bài thơ đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta. 
- Nghệ thuật: bút pháp lãng mạn, sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập cùng những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. 

VIỆT BẮC – TỐ HỮU
Câu 18. Nêu khái quát những hiểu biết về cuộc đời và con người Tố Hữu?
- Tố Hữu (1920 – 2002 ) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành quê ở Thừa Thiên – Huế. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống thơ ca, ca dao - dân ca xứ Huế. Chính gia đình, quê hương và thời đại đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.
- Tố Hữu tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt. Năm 1942, ông vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1945, Tố Hữu tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế. Trong hai cuộc kh/chiến chống Pháp và chống Mĩ, cho đến 1986, ông từng giữ nhiều chức vụ cao trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. 
- Tố Hữu nhận giải nhất Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1954 – 1955 (tập thơ Việt Bắc), Giải thưởng ASEAN (1996), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
Câu 19. Tóm tắt các chặng đường thơ Tố Hữu?
1) Từ ấy (1937-1946): là tập thơ đầu tay. Tác phẩm là tiếng reo vui của một thanh niên giác ngộ lí tưởng, quyết hy sinh phấn đấu cho lí tưởng cách mạng. Tập thơ được chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Một số bài thơ tiêu biểu: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Nhớ đồng...
2) Việt Bắc (1946-1954): là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp gian lao mà anh dũng của dân tộc. Tập thơ tập trung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quần chúng công nông binh kháng chiến... Một số bài thơ tiêu biểu: Lượm, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Việt Bắc,... Tập thơ VB là một trong những thành tựu xuất sắc của thơ ca giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
 3) Gió lộng (1955-1961): Ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, hướng tình cảm đến miền Nam ruột thịt với ý chí thống nhất đất nước. Đây là thời kỳ tràn đầy sức sống và niềm vui, tập thơ phơi phới tinh thần lãng mạn cách mạng. Một số bài thơ tiêu biểu: Bài ca xuân 61, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Em ơi Ba Lan, ...
4) Hai tập Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977): Ca ngợi, cổ vũ cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ, tập thơ mang đậm tính chính luận, thời sự và chất sử thi. Một số bài thơ tiêu biểu: Bác ơi!, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Mẹ Suốt, Tuổi 25,...(Xẻ dọc Trường Sơn....dậy tương lai).
5) Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999): viết khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhà thơ thể hiện những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời. Giọng thơ thấm đượm chất suy tư.
Câu 20. Nêu đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?
1. Về nội dung:
- Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình - chính trị rất sâu sắc. Mọi sự kiện ch/trị qua trái tim nhạy cảm và cảm hứng ng/thuật của nhà thơ đều kết tinh thành những bài thơ đặc sắc, gợi cảm.
 - Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi: đề tài là những sự kiện chính trị lớn, những vấn đề có ý nghĩa toàn dân. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng: lịch sử - dân tộc. Con người có phẩm chất phi thường, anh hùng. 
- Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình ngọt ngào.
2. Về nghệ thuật: thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà (“tính dân tộc” là bản sắc riêng biệt, độc đáo của dân tộc) được biểu hiện qua hai yếu tố: 
- Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, thơ bảy chữ dễ đi vào lòng ng) 
- Ng/ngữ thơ (dùng từ ngữ, cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của T/Việt, các BPTT, sử 
dụng chất liệu ca dao, tục ngữ, thành ngữ)
Câu 21. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc. Nêu ý nghĩa của văn bản (bài thơ)?
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ kí kết, hòa bình được lập lại, đất nước bước sang thời kì mới. Tháng 10/1954, những người kháng chiến dời căn cứ từ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô Hà Nội, nhân sự kiện có tính chất lịch sử này, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ này nằm trong tập thơ Việt Bắc (1946-1954). 
- Ý nghĩa văn bản: Bài thơ Việt Bắc là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
Câu 22. Cho biết kết cấu đặc biệt của đoạn trích Việt Bắc. 
Bài thơ Việt Bắc sử dụng hình thức đối đáp giao duyên quen thuộc trong ca dao – dân ca giữa người ra đi và người ở lại, giữa người cán bộ và người dân Việt Bắc qua cặp đại từ ta và mình. Lối hát đối đáp và cách cấu tứ này rất thường thấy trong ca dao, dân ca: 
- Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Trong bài thơ, nhà thơ Tố Hữu đã vận dụng hình thức trên một cách linh hoạt, đạt hiệu quả cao. Mình có khi chỉ người cán bộ miền xuôi, ta chỉ nhân dân Việt Bắc: 
Mình về mình có nhớ ta
 Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nông. 
Nhưng có khi mình lại chỉ người người ở lại, ta lại là người đi:
Ta đi ta nhớ những ngày
 Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi. 
Trong trường hợp khác sự vận dụng mình – ta còn linh hoạt hơn 
Mình đi mình lại nhớ mình
 Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu. 
Có thể thấy việc thay đổi liên tục ý nghĩa biểu đạt của hai từ ta và mình là một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Hai từ này đã hình thành một cuộc đối đáp thật sự giữa người đi và kẻ ở, cũng có khi đó là sự phân thân tự vấn của người đi để đáp lại nghĩa tình sâu nặng của kẻ ở. Chính sự đa dạng này giúp tác giả nói được cái riêng của mình và cái chung của bao người vừa thân mật, vừa kín đáo và trang trọng, sau nữa đã tạo cảnh tiễn biệt dùng dằng thương nhớ và làm cả bài thơ dài không bị nhàm chán.
Câu 23. Nêu nội dung và nghệ thuật chủ yếu của bài thơ Việt Bắc
a) Nội dung: Tái hiện một thời kháng chiến chống Pháp gian khổ mà anh hùng, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Qua đó, tình cảm thuỷ chung truyền thống của dân tộc được nâng lên thành tình cảm thời đại, đó là ân tình cách mạng - một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến. 
b) Nghệ thuật: Đậm đà tính dân tộc: thể thơ lục bát truyền thống được sử dụng nhuần nhuyễn, kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao được sử dụng sáng tạo, cặp đại từ nhân xưng mình – ta với sự biến hoá linh hoạt, những biện pháp tu từ quen thuộc được sử dụng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ… Đoạn trích cũng mang chất sử thi đậm nét khi tác giả tạo dựng được hình tượng kẻ ở, người đi đại diện cho tình cảm của cả cộng đồng. 

ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Câu 24. Trình bày ngắn gọn về tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
- Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943. Quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Xuất thân trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng.
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận. Năm 2000 được Giải thưởng nhà nước về VHNT. Tác phẩm: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng,… 
Câu 25. Cho biết hoàn cảnh sáng tác của đoạn trích “Đất Nước” (trích Trường ca Mặt đường khát vọng-Nguyễn Khoa Điềm)? Trình bày ý nghĩa của đoạn trích.
- HCST: Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng. Trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. Viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ 
mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến chống Mỹ.
- Ý nghĩa vb: Đoạn trích thể hiện cách cảm nhận mới về Đất Nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.
Câu 26. Nét đặc sắc của đoạn trích “Đất Nước” (trích trường ca Mặt đường khát vọng-Nguyễn Khoa Điềm) được biểu hiện như thế nào? Ý nghĩa văn bản?
- Bài thơ là sự cảm nhận, phát hiện Đất Nước trong một cái nhìn tổng hợp và toàn vẹn ở những phương diện: không gian (địa lý), thời gian (lịch sử) và bản sắc văn hóa. Đoạn trích sử dụng sáng tạo các chất liệu văn hoá, văn học dân gian và rất thích hợp với việc thể hiện tư tưởng “Đất Nước nhân dân” (ĐN của dân, do nhân dân làm ra). 
Câu 27. Trình bày nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm?
- Nội dung: Đoạn trích thể hiện cái nhìn mới mẻ về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm qua nhiều phương diện: lịch sử, địa lý, văn hóa,… Đất Nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra Đất Nước. 
- Nghệ thuật: Sự độc đáo đầy phóng túng của thể thơ tự do, giọng thơ trữ tình - chính luận, sự vận dụng những chất liệu của văn hoá và văn học dân gian (ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi) làm sáng tỏ thêm tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. 

SÓNG – XUÂN QUỲNH
Câu 28. Trình bày những nét chính về tác giả Xuân Quỳnh.
- Xuân Quỳnh (1942- 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê ở tỉnh Hà Tây. Xuất thân trong một gia đình công chức. Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa sau chuyển sang sáng tác vh.
- Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
- Tác phẩm chính: Tơ tằm - Chồi biếc (in chung 1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Hoa cỏ may (1989),… Năm 2001, XQ được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Câu 29. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ “Sóng”.
	“Sóng” là hình tượng đẹp của thiên nhiên. Các thi nhân thường mượn hình tượng sóng để biểu đạt những sắc thái tình cảm của mình: buồn mênh mang, vui bất tận, hay tình yêu ào ạt của con người… Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ gắn liền với sức sống và vẻ đẹp của tâm hồn nhà thơ, vừa là biểu tượng cho tình yêu nồng ấm, dào dạt, tha thiết, bền bĩ và vĩnh hằng.
Câu 30. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Sóng” – XQ và cho biết ý nghĩa văn bản
Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), lúc đó XQ mới 25 tuổi trẻ trung, yêu đời. Đây là một bài thơ đặc sắc viết rất hay về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. 
Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
Câu 31. Nêu nội dung và nghệ thuật cơ bản của bài thơ “Sóng”.
- Nội dung: Bài thơ là sự cảm nhận về tình yêu từ hình tượng sóng với tất cả những sắc thái, cung bậc (nỗi nhớ, sự thủy chung, trắc trở) và cả khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu của một tâm hồn phụ nữ luôn chân thành, khát khao hạnh phúc.
- Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên âm hưởng của những con sóng: lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm rất phù hợp với việc gởi gắm tâm tư sâu kín và những trạng thái tình cảm phức tạp của tâm hồn. Cấu trúc bài thơ được xác lập theo kiểu đan xen giữa hình tượng sóng-bờ, anh-em cũng góp phần làm nên nét đặc sắc cho bài thơ.
Câu 32: Nêu ý nghĩa biểu tượng của h/tượng sóng và mối quan hệ giữa hai hình tượng “sóng” và “em” trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.
- Tựa đề bài thơ là “Sóng”. Đây cũng chính là hình tượng trung tâm của bài thơ. Xuân Quỳnh đã nối tiếp 
truyền thống trong thơ ca là lấy sóng để hình dung tình yêu, đem sóng nước so sánh với sóng tình: “Sóng tình dường đã xiêu xiêu/ Xem trong âu yếm có chiều lả lơi” (Nguyễn Du). Dù tiếp nối truyền thống văn học nhưng “sóng” của Xuân Quỳnh vẫn có những nét độc đáo riêng. Có thể nói, cả bài thơ là những con sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả, đối diện với những con sóng muôn trùng. Tác giả nói với mình, nói với người về tình yêu trẻ trung nồng nhiệt gắn với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.
- Trong bài thơ còn có một hình tượng trữ tình nữa, đó là “em” (“em” cũng là “sóng” mà “sóng” cũng là “em”). “Sóng” là 

File đính kèm:

  • docON TAP PHAN LY THUYET NGU VAN 12.doc