Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XX

doc110 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XX, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XX 

I. Các thành phần văn học từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX.1. Văn học chữ Hán- Bao gồm các sáng tác chữ Hán của người Việt. Xuất hiện rất sớm tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại bao gồm cả thơ và văn xuôi. Thể loai gồm: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật...2. Văn học chữ Nôm- Cuối thế kỉ thứ XIII văn học sáng tác bằng chữ Nôm xuất hiện. Nó tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại. Chủ yếu là thơ, rất ít những tác phẩm văn xuôi. Một số thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc như: Phú, văn tế chủ yếu là sáng tác theo thể khá tự do. Ngoái ra một số thể loại văn học Trung Quốc đã được dân tộc hoá như thơ Nôm Đường luật, Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.II. Các giai đoạn phát triển của văn học từ thếkỉ X đến hết thế kỉ XIX1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV- Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV phát triển trong hoàn cảnh dậy gió tưng bừng nhất của lịch sử dân tộc .+ Hai lần chiến thắng quân Tống.+ Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông.+ Hai mươi năm chiến đấu và chiến thắng quân Minh.- Thành phần chủ yếu văn học viết bằng chữ Hán, từ thế kỉ thứ XIII có chữ Nôm, Nhưng thành tựu chủ yếu vẫn là văn học viết bằng chữ Hán.- Nội dung yêu nước chống xâm lược và tự hào dân tộc.- Nghệ thuật đạt được những thành tựu như văn chính luận, văn xuôi đều về đề tài lịch sử, văn hoá. Thơ phú đều phát triển- Các tác phẩm và tác giả: SGK2. Thế kỉ thứ XV đến hết thế kỉ thứ XVII- Sau chiến thắng quân Minh, nước Đại Việt phát triển tới đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam. Bước sang thế kỉ XVI và đến hết thế kỉ XVII xã hội phong kiến Việt Nam trượt dần trên một cái dốc không gì cứu vãn nổi. Xung đột giữa các tập đoàn pgong kiến dẫn đến nội chiến Lê - Mạc và Trịnh - Nguyễn kéo dài gần hết một thế kỉ.- Nội dung: Ca ngợi cuộc kháng chiến chống quân Minh (Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi). Thiên Nam ngữ lục là tác phẩm diễn ca lịch sử viết bằng chữ Nôm. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ Đã đánh dấu sự chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca sang phê phán những suy thoái về đạo đức và hiên thực xã hội.- Nghệ thuật: SGK3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX- Hoàn cảnh đáng lưu ý nhất của lịch sử dân tộc là những cuộc nội chiến và bão táp của các cuộc khởi nghĩa nông dân. cuộc khởi nghĩa của đội quân áo vải cờ đào đã lật đổ các tập đoàn phong kiến Đàng trong (chúa Nguyễn), Đàng ngoài (vua Lê, Chúa Trịnh), đánh tan quân xâm lược Xiêm ở phía Nam, 20 vạn quân Thanh ở phía Bắc, phong trào Tây Sơn suy yếu, Triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế. Đất nước nằm trước hiểm hoạ xâm lăng của thực dân Pháp.-Văn học phát triển vượt bậc về nội dung đã xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Đó là tiếng nói đòi quyền sống, quyền tự do cho con người (Trong đó có con người cá nhân).- Tác phẩm: SGK.- Nghệ thuật: SGK.4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX- Pháp xâm lược Việt Nam - kẻ thù mới đã xuất hiện. Cả dân tộc đứng lên chống ngoại xâm. Xã hội Việt Nam chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến (quyền hành trong tay bon thực dân phong kiến chỉ là tay sai)- Văn học phát triển phong phú mang âm điệu bi tráng.- Nội dung;SGK.- Nghệ thuật: SGK.III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX- Do 3 yếu tố tác động:+ Tinh thần dân tộc (truyền thống)+ Tinh thần thời đại+ ảnh hưởng từ nớc ngoài.Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn về nội dung (yêu nước, nhân đạo, cảm hứng thế sự)1. Chủ nghĩa yêu nước- Biểu hiện:+ Gắn liền với tư tưởng ''trung quân ái quốc'' (trung với vua là yêu nước và ngược lại yêu nước là trung với vua)+ Tinh thần quyết chiến, quyết thắng chống giặc ngoại xâm: ý thức độc lập tự do, tự cường, tự hào dân tộc.+ Xót xa, bi tráng trước tình cảnh nhà tan nước mất+ Thái độ trách nhiệm khi xây dựng đất nước trong thời bình+ Biết ơn, ca ngợi những con người hi sinh vì đất nước+ Tình yêu quê hương đất nước (chứng minh bằng một số tác phẩm cụ thể)- Chủ nghĩa yêu nước:* Yêu thiên nhiên* Biết ơn ca ngợi những con người hi sinh vì tổ quốc* trách nhiệm xây dựng đất nước* Xót xa trước cảnh nước mất nhà tan* Tự cường dân tộc* Tự hào về truyền thống* Tinh thần quyết chiến quyết thắng2. Chủ nghĩa nhân đạo- Bắt nguồn từ truyền thống anh hùng dân tộc, từ văn học dân gian, ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của đạo Phật, Nho giáo, Đạo giáo. Nó biểu hiện cụ thể:+ Thương người như thể thương thân+ Nguyên tắc đạo lí và thái độ ứng xử+ Phật giáo là từ bi bác ái, Nho giáo là nhân nghĩa tư tưởng thân dân, Đạo giáo là sống thuận theo tự nhiên, hoà nhập với tự nhiên+ Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp phẩm giá của con người.+ Đề cao phẩm chất tốt đẹp của con người đạo lí, nhân cách tài năng, khát vọng (chứng minh bằng một số tác phẩm cụ thể)- Chủ nghĩa nhân đạo* Lên án hành vi vô nhân đạo* Khẳng định phẩm chất tốt đẹp ở nhân phẩm, tài năng, khát vọng con người* Cảm thông chia sẻ với số phận con người bất hạnh3. Cảm hứng thế sự- Thế sự là cuộc sống con người là việc đời.Cảm hứng thế sự là bày tỏ suy nghĩ,, tình cảm về cuộc sống con người, về việc đời.- Tác phẩm hướng tới cuộc sống để ghi lại những điều trông thấy. (ví dụ SGK)IV. Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX1. Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm- Tính quy phạm là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu. Đó là quan điểm của văn học. Văn chương coi trọng mục đích giáo huấn:+ ''Thi dĩ ngôn chí'' (Thơ để nói chí)+ ''Văn dĩ tải đạo'' (Văn để chở đạo).- Ở tư duy nghệ thuật:+ Công thức tượng trưng ước lệ.+ Thể loại văn học+ Sử dụng nhiều điển tích điển cố.+ Nhiều thi liệu, văn liệu theo mô típ- Tuy nhiên ở các tác giả có tài năng một mặt vừa tuân thủ tính qui phạm, một mặt phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trên cả hai lĩnh vực nội dung và hình thức. Đó là Hồ Xuân Hư¬ơng, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị?-Trang nhã thể hiện ở đề tài, chủ đề hướng tới cái cao cả trang trọng hơn là cái đời thường bình dị- Hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn là vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc- Ở ngôn ngữ nghệ thuật, cách diễn đạt chau chuốt hơn, hoa mĩ hơn là thông tục, tự nhiên.- Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, văn học ngày càng gắn bó với hiện thực đã đưa văn học từ phong cách trang trọng, tao nhã về gần với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị.3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài- Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc.+ Ngôn ngữ dùng chữ Hán để sáng tác+ Thể loại: Văn vần (Thể cổ phong và Đường luật)Văn xuôi: Chiếu, biểu, hịch, dụ, cáo....+ Thi liệu: Chủ yếu điển cố, điển tích Trung Hoa.- Quá trình dân tộc hoá được thể hiện:* Sáng tạo ra chữ Nôm ghi âm biểu đạt bằng tiếng Việt* Việt hoá thơ Đường thành thơ Nôm Đường luật* Sáng tạo nhiều thể thơ dân tộc (...) Lục bát, song thất lục bát, hát nói, các thể ngâm khúc. Tất cả đều lấy đề tài thi liệu từ đời sống của nhân dân Việt Nam.1. Suốt mười thế kỉ văn học phát triển gắn bó với vận mệnh dân tộc2. Cùng với văn học dân gian, văn học trung đại góp phần làm nên diện mạo văn học dân tộc, tạo tiền đề cho văn học giai đoạn sau phát triển.


Nô c­êi


Mỗi chúng ta ai cũng thích được nhận một nụ cười trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó là một biểu hiện của sự tin tưởng, đồng tình, quý mến, và còn nói lên nhiều điều khác nữa.Chúng ta, khi mới sinh ra, chẳng ai lại cười toe toét cả. Thế nhưng, khi đã hiện diện trên thế giới này được vài năm, thì bắt đầu nhoẻn miệng cười. Cười khi thấy thích thú, cười khi thấy vui, và cười khi được thỏa mãn mong muốn nào đó...Khi ấy, chúng ta không có khái niệm "cười vì người khác". Ta cười cho chính ta, cười để biểu hiện thái độ. Hẳn nhiên, ta không hề biết rằng nụ cười lúc ấy đã làm cha mẹ, người thân hạnh phúc biết nhường nào.Lớn lên...Chẳng hiểu lí do vì sao mà nụ cười ít dần đi.Chúng ta suy nghĩ rằng "chỉ cười khi vui thôi chứ, không có gì cũng cười hóa ra vô duyên". Và thế là ta tự...làm nên hàng rào khoảng cách với mọi người.Bạn biết không, nụ cười của bạn làm người đối diện cảm thấy rất nhẹ nhõm. Nó thể hiện sự thân thiện và hòa đồng biết bao. Và người khác cũng cảm thấy hạnh phúc biết nhường nào. Khi họ cảm thấy lo lắng, hồi hộp khi muốn làm quen với bạn mà không biết bắt đầu từ đâu, thì chỉ cần bạn nở một nụ cười thôi, sự rụt rè của họ sẽ biến mất ngay, và họ sẽ bắt chuyện với bạn ngay lập tức. Nụ cười có "sức mạnh" đến thế đấy bạn ạ.Khi cười, dường như chúng ta xinh ra hẳn. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh, chúng ta sẽ sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn khi cười. Ông bà ta đúc kết "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ" không sai một chút nào đâu...Chúng ta thích nhận được nụ cười của người khác, nhưng lại ít khi "ban tặng" cho người khác nụ cười.Tại sao lại gọi là "ban tặng"? Bởi nụ cười ấy tặng cho người đối diện nhiều cảm xúc đặc biệt tùy theo các hoàn cảnh khác nhau. Một nụ cười chân thành có thể khiến cho ai đó vui cả ngày, mệt nhọc tan biến hết đấy bạn...Có lần, trong lớp học thêm ở trung tâm trường, tôi dường như không mấy thiện cảm với một bạn nữ quá "tỏa sáng". Bạn ấy trông có vẻ như là "diva thời trang", tạo nên khoảng cách rất lớn so với chúng tôi. Khi tôi nhìn bạn ấy bằng một ánh mắt dò xét, theo phản xạ, bạn ấy ắt hẳn bắt gặp được. Tôi lúng túng, còn bạn ấy thì không. Bạn ấy cười với tôi. Một nụ cười xinh như hoa, rồi quay đi. Tôi chưa kịp cười lại, vì tôi còn đang ngẩn người trước cách đối xử quá ư thông minh như thế...Và tôi để ý, ai tỏ vẻ khó chịu khi nhìn bạn ấy, thì khi nhận được nụ cười xinh như hoa ấy, bao thù oán biến đi đâu không rõ...Cô bé ấy giờ đã trở thành người bạn thân nhất của tôi."Diva thời trang" kể: "Mình chẳng bao giờ tiết kiệm nụ cười. Người ta thường nói cười không đúng chỗ sẽ vô duyên, nhưng thật sự bạn có thấy mình vô duyên không? Bạn rất thích nụ cười của mình, và hẳn nhiên cái suy nghĩ "củ chuối" ấy sẽ lặn mất tăm. Gần nhà mình có một xe bánh mì, dù bán không ngon mấy, nhưng cô bán bánh mì rất thân thiện, chiều khách, nói chuyện rất đáng yêu và luôn nở nụ cười, chẳng bao giờ bực dọc khi đông khách quá bán không xuể. Xe bánh mì ăn nên làm ra cũng là nhờ nụ cười của cô ấy. Mình thích thế, nên mình nghĩ nhiều người cũng như mình".Nụ cười có thể hóa giải mọi thù hận. Khi ai đó ghét bạn, ghét cay đắng, thì chỉ cần đi lướt qua họ, cười mỉm tỏ sự thân thiện, hoặc cười tươi như hoa hỏi thăm họ xem, họ cảm thấy nhẹ nhõm và không còn ác cảm với bạn nữa. Nhỏ bạn tôi đã từng tâm sự: "Hồi trước có một "đàn chị" trong trường không ưa mình, ra về kêu mình ra nói chuyện. Mình biết chắc chắn rằng, chỉ cần mình "cương" lên một chút là họ kiếm cớ đánh liền. Vì vậy, mình chỉ cười thân thiện, không tỏ ra sợ sệt, mà tỏ ra kính nể họ. Và kết quả thế nào? Bây giờ, ai kiếm cớ đòi đánh mình, mình nói với các chị ấy là OK! Họ sẽ "trao đổi" với những người ấy!"Nụ cười cũng là "chiến lược" của các nhà kinh doanh. Bạn biết các quán fastfood chứ? Nhân viên ở đó cực kì dễ chịu và hay cười, chính vì vậy mà quán luôn đông khách. Các nhân viên siêu thị cũng được khuyến khích nên cười với khách hàng để việc kinh doanh trở nên thuận lợi...Mỗi chúng ta, khi được sinh ra, đều được ban tặng "khả năng để cười". Vậy tại sao bạn lại tiếc một nụ cười để "ban tặng" hạng phúc cho người khác?
__________________

__________________
Bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Đam San 

Với khối lượng đồ sộ lên đến hàng trăm, sử thi Tây Nguyên là "bộ bách khoa thư" khổng lồ hiếm có về thời cổ của các dân tộc Tây Nguyên nước ta. Người Ấn Độ nói: "Cái gì không có trong hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana thì không thể tìm thấy bất kì ở đâu trên đất nước Ấn Độ", còn chúng ta cũng có thể tự hào mà nói: "Cái gì không có trong sử thi Tây Nguyên thì không thể tìm thấy trên đất Tây Nguyên". Nếu như Iliat, Odixe- những tác phẩm anh hùng ca vĩ đại của Hi Lạp ca ngợi lí tưởng vinh quang và chiến trận thì những anh hùng ca Tây Nguyên lại hướng về lí tưởng đấu tranh chống lại những tập tục cũ, lạc hậu, chống lại thần quyền và các thế lực áp bức bóc lột vừa nảy nở trong cuộc sống của bộ tộc. Nhưng trên hết, ở tác phẩm sử thi vẫn là sự hiện diện của những con người, những nhân vật cá tính và bản lĩnh sống trong mỗi trang giấy, qua hơi thở cuộc sống, qua lời kể và tiếng cồng chiêng dậy núi đồi...Nói cách khác, qua sử thi, người đọc hiện đại có thể tìm thấy bản sắc văn hóa của các tộc người Tây Nguyên. Chương trình sách giáo khoa phổ thông Ngữ văn 10 trích dẫn "Chiến thắng Mtao Mxây" trong sử thi nổi tiếng Đam San. Để có thể hiểu hết những giá trị của tác phẩm, nhất định phải nắm được những đặc trưng văn hóa ở nơi đây. Bản sắc truyền thống của người Tây Nguyên đã đi vào những trang sử thi sống động của một thời kì lịch sử xa xưa của dân tộc tồn tại trong nếp ăn ở sinh hoạt hàng ngày của họ. Đó là những tục lệ, lễ nghi không thể thiếu, là nét văn hóa khá độc đáo của đồng bào Tây Nguyên. Những tác phẩm văn học dân gian như sử thi là kho tàng quý giá lưu trữ lại suốt quá trình lịch sử đồng bào. Tìm kiếm trong các sử thi, anh hùng ca có thể nhận biết được một số tập tục, lễ nghi, văn hóa ứng xử, sinh hoạt...Tục nối dây- chuê nuê của người Tây NguyênĐây là một tập tục đã tồn tại từ lâu đời của người Tây Nguyên. Khi người vợ hoặc chồng chết đi thì người còn lại phải lấy người trong dòng họ để tiếp tục cuộc sống vợ chồng, với quan niệm cho rằng có thực hiện đúng "chuê nuê" mới giữ trọn dòng giống của gia đình, của dân tộc, con người mới không bị lẻ đôi. Chẳng hạn như trong khan Đam San của người Êđê, tục lệ này thể hiện rất rõ. Khi bà của H'Nhí chết thì H'Nhí phải là người "nối dây" lấy ông của mình làm chồng, hoặc khi Đam San chết và đầu thai vào người chị H'Âng sinh ra Đam San cháu thì H'Nhí và H'Bhí phải tiếp tục nối dây với Đam San cháu.Tục cột rượu treo chiêngPhong tục này thể hiện tính hiếu khách của người Tây Nguyên và cũng là lễ chào đón một sự kiện trọng đại nào đó. Trong khan Đam San, tục cột rượu được thể hiện ở việc gia đình H'Nhí chuẩn bị cưới chồng cho chị em nhà H'Nhí và H'Bhí.Cột rượu còn là một tục lệ mà người Tây Nguyên dùng để cầu may cho khách, hoặc người thân trong gia đình. Đây là một hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong nếp sống văn hóa hàng ngày.Chiêng là một loại nhạc cụ quí giá có ý nghĩa trong đời sống tinh thần. Nó chứng minh sự giàu có của một gia đình. Nhà nào có nhiều chiêng, nhiều ché tức, ché tang thì được coi là giàu mạnh. Ngoài Đam San, trong các sử thi khác như Xing Nhã, Đăm Yông, hay Y Ban...hình ảnh của ché rượu và tiếng chiêng dường như tôn thêm vẻ đẹp văn hóa, cho cái riêng của con người Tây Nguyên.Tiếng chiêng được diễn tấu bằng cách gõ chiếc dùi bọc bằng cao su, hoặc dùi gỗ mềm không bọc để tạo ra tiếng chiêng khác nhau. Trong khan Đam San có diễn tả âm thanh này một cách sống động, tựa hồ như đưa người ta quay về với một thời cổ đại oai hùng mang sắc màu thần thoại: "tiếng chiêng lan ra khắp xứ ,... tiếng chiêng luồn qua sàn nhà, lan xuống dưới đất !..." và: "tiếng chiêng vượt qua mái nhà vọng lên trời...". Phải chăng, chính những tục lệ văn hóa độc đáo này mà sử thi Tây Nguyên trở nên có ý nghĩa về cả lịch sử lẫn một nền văn học nghệ thuật còn nhiều bí ẩn cần khám phá? Và phải chăng, chàng trai Đam San bỗng trở thành một người anh hùng đầy bản lĩnh bởi tiếng chiêng vang dậy núi rừng...Tục lệ cưới hỏi và văn hóa ứng xửTheo tập tục này thì đối với họ người con gái là quý nhất, là người nắm giữ vai trò chủ chốt trong gia đình. Người M Nông có câu hát: "Người vợ giữ nhà, thực hiện những việc lớn lao nguy hiểm...của cải trong nhà do người phụ nữ trông coi. Người không có vợ như nhà không có nóc, như gà không có chuồng. Vậy con gái là quý nhất"...Có lẽ vì vậy mà trong hôn nhân người con gái sẽ làm chủ đối với việc cưới hỏi (hoặc nói theo cách của người đồng bào là bắt rể), khác hoàn toàn phong tục của người Kinh. Tìm hiểu sử thi Đam San cũng thấy xuất hiện hình thức cưới hỏi này. Chẳng hạn như cách nói đối đáp giữa nhà trai, nhà gái với thái độ khiêm nhường khi chuẩn bị cho việc hôn nhân. Trong chi tiết H'Âng chị của Đam San mời khách ăn cơm bằng một cách nói, tự chê cơm rượu của nhà mình: "Mời các anh ăn cơm cho. Cơm tôi có mùi mốc, nước tôi có mùi hôi, thịt gà diều bỏ rơi, và người nấu là một con vẹt, thật là một con vẹt diều tha..." và ngược lại khách cũng chỉ ăn một ít rồi nói: "vì ở nhà chị nên tôi mới ăn nhiều như vậy. Còn ở nhà tôi, một quả dưa chuột tôi ăn đến ba năm. Một quả dưa hấu tôi ăn đến ba đời"...Nghệ thuật phóng đại trở thành khúc biến tấu độc đáo nhất để người Tây Nguyên thể hiện đời sống văn hóa của mình, qua những pho sử thi mang bề dày lịch sử. Hoặc chỉ đơn giản trong những lời đối đáp trên, nghệ thuật này khiến người ta hiểu rằng: phải chăng đó là sự thử thách tình cảm chân thành bằng cách tự mình "bôi nhọ" vào mặt mình? Sau khi khách đã giữ lễ một cách khiêm tốn thì bấy giờ gia chủ mới thết đãi khách một bữa cơm thịnh soạn bằng rượu quý " đen thắm, thứ rượu chôn dưới đất đã tám năm..." và cuối cùng mới tiến hành lễ cột rượu - treo chiêng của gia chủ nhằm bày tỏ lòng hiếu khách. Bên cạnh đó, trong tục lệ cưới hỏi còn có sự hiện diện của chiếc vòng đồng. Đây là tín vật có ý nghĩa rất thiêng liêng, trọng đại mang tính chất đính ước, một lời giao kết để làm tin giữa nhà trai và nhà gái. Trong khan Đam San và các sử thi, truyện cổ tích của người Tây Nguyên thường xuất hiện tục lệ này. Những gì được người Tây Nguyên phản ánh qua hình thức văn học nghệ thuật, đều xuất phát từ cuộc sống, và nếp sinh hoạt văn hóa cho nên những tục lệ này tồn tại trong các sử thi, cũng là điều dễ hiểu. Dưới góc nhìn văn hóa, chúng ta có thể tiếp cận gần hơn tới giá trị đích thực của tác phẩm văn học. Chính sự kết tinh của một nền văn hóa, của những giá trị văn hóa đã tạo nên phong cách riêng độc đáo, đậm đà cho người Tây Nguyên. Hay nói cách khác "truyền thống văn hóa" Tây Nguyên là sự kết tinh của phong tục tập quán, lối sống - sinh hoạt, và cũng là cái nôi của sự hình thành, phát triển chất trí tuệ của người Tây Nguyên trong cộng đồng người Việt nói chung.Bàn về đời sống văn hóa quả không đơn giản, vì vốn dĩ, bản sắc văn hóa rất phong phú, đa dạng, mang nhiều giá trị về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Với người Tây Nguyên, như từng có đề xuất phương án lí giải, phải chăng, đó là một nền "văn hóa rừng" theo nghĩa: "rừng không chỉ là tài nguyên, mà rừng là tất cả, là toàn bộ cuộc sống của họ, là chính bản thân họ"... Rừng là không gian sinh tồn và còn là thời gian sinh tồn của người Tây Nguyên. Chính điều này đã tạo nên những trang sử thi của một thời cổ đại oai hùng với lí tưởng thần thánh. Đam San là vẻ đẹp, là niềm tự hào của người Êđê nói riêng và các tộc người trên dãy núi Trường Sơn nói chung...Với những gợi mở của vấn đề, chắc hẳn, việc tiếp cận đoạn trích được giới thiệu trong nhà trường và tác phẩm đặc sắc Đam San sẽ có thêm một hướng đi mới.
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng ( Lý Bạch )
Tác giả và chủ đềLý Bạch (701-762) là một trong ba nhà thơ cự phách đời Đường. Ông được người đời ca ngợi là "Thi tiên", để lại hơn một nghìn bài thơ tuyệt tác. Là một kiếm khách - thi sĩ, ông coi thường danh lợi, thích ngao du sơn thuỷ, cầu tiên phỏng đạo. Trăng, rượu, hoa, cảnh núi sông tráng lệ, tình bằng hữu, tình quê hương lòng khao khát tự do... chứa chan trong những vần thơ lãng mạn tràn đầy hùng tâm tráng chí. Ông có làm quan khoảng 3 năm ở kinh đô Tràng An nhưng đã vứt bỏ áo mũ, với thanh gươm túi thơ lại lên đường... "Vọng Lư Sơn bộc bố", "Hành lộ nan", "Tĩnh dạ tư", "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng", "Tảo phát Bạch Đế thành"... là những bài thơ nổi tiếng của "Thi tiên" cho thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.Bài thơ "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" ghi lại một kỷ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi về Quảng Lăng, qua đó nói lên tình lưu luyến, thương nhớ bạn.Phân tích1. Cách đưa tiễnNơi Lý Bạch đưa tiễn bạn lên đường đi xa về phía tây là lầu Hoàng Hạc, một thắng cảnh thuộc Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Lầu Hoàng Hạc gắn liền với huyền thoại Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên, thường cưỡi hạc vàng bay về đây. Bạn là Mạnh Hạo Nhiên (689-740) một nhà thơ nổi tiếng, bạn vong niên của Lý Bạch; một kẻ sĩ hào hiệp hào hoa, phóng khoáng, ưa ngao du, rất tâm đầu ý hợp với Lý Bạch. Hai chữ "Cố nhân" (bạn cũ, người xưa) trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ. Đó là bạn tao nhân mặc khách:"Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu"(Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường)Câu thơ dịch rất hay và thanh thoát, nhưng chữ "tây" chưa dịch được để nói lên hướng đi của bạn. Chữ "bạn" chưa lột tả hết ý và cảm xúc của từ "cố nhân". Trong thơ cổ, mỗi lần từ "cố nhân" xuất hiện, gợi tả bao tình nghĩa làm rung động hồn người:"Dạng chu tầm thuỷ tiệnNhân phỏng cố nhân cư"(Mạnh Hạo Nhiên)(Thuật dòng đủng đỉnh thuyền bơiCố nhân gần đó, qua chơi thăm nhà)- "Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân"(câu 2330- "Truyện Kiều")Câu hai phát triển và hoàn thiện câu thơ thứ nhất, nói rõ thời gian bạn lên đường và nơi bạn sẽ đến. Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba (tam nguyệt) mùa hoa khói (yên hoa), xuôi về nơi phồn hoa đô hội, Dương Châu - một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đường:"Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu"(Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng )Chữ "há" có bản phiên âm là "hạ", được Ngô Tất Tố dịch thành "xuôi dòng", thật là sáng tạo. "Yên hoa" là một thi liệu, một ẩn dụ giàu chất thơ mà ta gặp nhiều trong Đường thi. Câu thơ không chỉ xác định thời gian và không gian đi, đến mà còn diễn tả nỗi niềm của kẻ ở người đi. Lầu Hoàng Hạc và Dương Châu cách xa hàng nghìn dặm như hiện lên qua vần thơ. Đằng sau hai địa danh mà nhà thơ nói đến là cả một nỗi niềm, một không gian trống vắng vô bờ, một trời thương nhớ biệt ly của đôi bạn tri âm. Có một bản dịch khác đọc lên nghe rất thú vị:"Bạn từ lầu Hạc ra điDương Châu Hoa khói giữa kỳ tháng ba"(Nhữ Thành)Có thể nói trong hai câu "Khai thừa", yếu tố tự sự chỉ là bề nổi của câu chữ: nỗi niềm của một tâm sự thầm kín mới là tầng sâu hàm ẩn. Nơi "thi hội tao nhân" cũng là nơi ly biệt, đó là Hoàng Hạc Lâu. Lý Bạch đứng trên lầu cao hay trên một cao điểm nào đó trên bến sông, dõi theo chiếc thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên đến chân trời xa? Cấu trúc không gian hai điểm mút "cận - viễn" là một thủ pháp trong hội hoạ, ta thường bắt gặp trong Đường thi, trong các bức hoạ cổ Trung Hoa. Lý Bạch đã vận dụng thành công thủ pháp ấy tạo nên điểm nối giữa câu 1, 2 với câu 3, 4 thành một chỉnh thể nghệ thuật hoàn hảo.2. Tình lưu luyến mến thươngHai câu cuối là linh hồn của bài thơ, giãi bày những tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ, cảm động của Lý Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên. ẩn hiện sau ba hình ảnh được miêu tả trực tiếp: dòng sông, cánh buồm, bầu trời là hình ảnh của Lý Bạch đứng mãi nhìn hoài con thuyền đưa bạn cũ đi xa...Cánh buồm đơn côi, lẻ loi (cô phàm) xa dần, mờ dần (viễn ảnh) rồi mất hút vào trời xanh, vào cuối chân trời xa (bích không tận). Hay tầm lòng "Thi tiên" với bao ái ngại, lưu luyến, nhớ thương... như những con sóng gối lên nhau, đưa tiễn con thuyền của bạn, mất hút dần, mờ dần trên dòng sông Trường Giang?"Con sông sẽ trở nên rộng bao la khi cái hữu hạn của nó đồng nhất với cái vô hạn của bầu trời. Chiếc thuyền buồm lẻ loi chở Mạnh Hạo Nhiên đã tan biến trong dòng sông bao la đó mang đi tình bạn của Lý Bạch. Dòng sông càng rộng, chiếc thuyền buồm càng nhỏ mất hút vào khoảng không gian vô tận. Rõ ràng, sau khi tiễn bạn lên đường, Lí Bạch dừng lại khá lâu dõi mắt nhìn theo chiếc thuyền buồm lẻ loi đến tận chân trời xa tít. Lí Bạch mượn cái khung cảnh thiên nhiên sau buổi tiễn đưa để nói lên tình cảm nhớ bạn da diết....Lí Bạch tả về cái buồn của sự li biệt, nhưng vẫn giữ được phong cách phóng khoáng khi ông miêu tả cái hùng vĩ của thiên nhiên". (Trần Xuân Đề)"Cô phàm viễn ảnh bích không tậnDuy kiến Trường Giang thiên tế lưu"(Bóng buồm đã khuất bầu khôngTrông theo chỉ thấy dòng sông bên trời).Cái tiêu điểm đầy ám ảnh của bài thơ là "cô phàm viễn ảnh". Cái tâm cảnh của Lí Bạch được diễn tả bằng hai chữ "duy kiến" - chỉ nhìn thấy. Ta đã biết Lí Bạch sống trong thời Thịnh Đường. Lúc bấy giờ kinh tế phát triển mạnh, thương nghiệp mở mang, nhiều đô thị sầm uất mọc lên: Tràng An, Dương Châu, Thành Đô v..v... Trên con sông Trường Giang suốt đêm ngày thuyền bè ngược xuôi như mắc cửi. Thế mà trong muôn ngàn cánh buồm ở trên sông, Lý Bạch "duy kiến" chiếc "cô phàm" của bạn, nhìn mãi cho đến lúc nó mất hút trong "bầu trời xanh biết". Chỉ sống với một tình bạn tri âm, thắm thiết thì mới có cái nhìn "duy kiến" ấy.Mặc dầu chưa dịch được hai chữ "cô" (cô phàm), "bích" (bích không tận) nhưng Ngô Tất Tố đã lột tả được "điệu Đường", "hồn Đường" của nguyên tác, đọc lên rất thấm thía về nỗi buồn thương, lưu luyến bạn của nhà thơ Lý bạch.Tổng

File đính kèm:

  • docOn VAN 10P1Nhung bai van chon loc.doc