Khảo sát chất lượng 150' học sinh giỏi - Môn: Sinh học 8

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát chất lượng 150' học sinh giỏi - Môn: Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐÀO TẠO KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
 VĨNH TƯỜNG Năm học: 2009 – 2010
 Môn : Sinh học 8
 Thời gian làm bài : 150 phút
 Ngày thi: 21/01/2010
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Chọn ý trả lời đúng trong các câu dưới đây:
Câu 1: Nhân tế bào có chức năng gì?
Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể
Câu 2: Nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài là:
A. Khoang mũi B. Thanh quản C.Khí quản và phế quản D. Phổi
Câu 3: Cấu tạo thành ruột non gồm:
A. Cơ dọc, cơ chéo C. Cơ vòng, cơ chéo
B. Cơ vòng, cơ dọc D. Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo
Câu 4: Dịch mật tiết ra từ:
A. Gan B. Tuyến ruột C. Tuyến tuỵ D. Tuyến vị
Câu 5: Enzim biến đổi thức ăn có trong nước bọt là:
A. Enzim pepsin B. Enzim lipaza C. Enzim amilaza D. Enzim tripsin
Câu 6: Gồm những tế bào xếp sít nhau phủ ngoài cơ thể, lót bên trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hoá, dạ dày,là đặc điểm của:
A. Mô thần kinh B. Mô lien kết C. Mô cơ D. Mô biểu bì
Câu 7: Trong thức ăn cơm, gạo có chứa nhiều chất:
A. Protein B. Gluxit C. Lipit D. Muối khoáng
Câu 8: Loại thức ăn có chứa nhiều Lipit là:
A. Mỡ lợn B.Rau xanh C. Thịt bò D. Đậu
B, PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Sự mỏi cơ là gì? Nguyên nhân của sự mỏi cơ? Biện pháp khắc phục sự mỏi cơ?
Câu 2: Trình bày những đặc điểm tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú?
Câu 3: a) Bạch cầu có những hoạt động nào trong việc bảo vệ cơ thể?
 b) Vacxin là gì? Vì sao người được miễn dịch sau khi tiêm phòng vacxin?
Câu 4: Sự biến đổi hoá học ở ruột non đươc thực hiện đối với những loại chất nào trong thưc ăn? Sự biến đổi đó diễn ra như thế nào?
Câu 5: Phân biệt đồng hoá và dị hoá? Tại sao đồng hoá và dị hoá là hai quá trình đối lập nhưng lại thống nhất trong mỗi cơ thể sống?
Ghi chú: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNG HƯỚNG DẪN CHẤM
 ĐỀ KHẢO SÁT HSG NĂM HỌC 2009 – 2010
 MÔN: SINH HỌC 8
Phần I: Phần trắc nghiệm( 2đ, mỗi câu 0, 25đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
B
A
C
D
B
A
Phần II: Phần tự luận ( 8đ)
Câu 1 (1đ):
* Sự mỏi cơ:
- Mỏi cơ là hiện tượng cơ giảm dần dần đến không còn phản ứng với những kích thích của môi trường (0,25đ)
- Trong lao động mỏi cơ biểu hiện ở việc giảm khả năng sinh ra công, các thao tác lao động kém chính xác và thiếu hiệu quả (0,25đ)
* Nguyên nhân của sự mỏi cơ:
- Là do cơ thể không được cung cấp đủ O2 nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ (0,25đ)
* Biện pháp khắc phục sự mỏi cơ:
- Nghỉ ngơi và xoa bóp giúp máu thải nhanh axit lactic(0,25đ)
Câu 2 (1,25đ)
Những đặc điểm tiến hoá của bộ xương người so với xương thú:
- Xương sọ phát triển, xương mặt kém phát triển (0,25đ)
- Cột sống có 4 chỗ cong (0.25đ)
- Lồng ngực nở rộng sang 2 bên (0.25đ)
- Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn, bàn chân hình vòm ( 0,25đ)
- Xương chi trên nhỏ, các khớp linh động, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại (0,25 đ)
Câu 3 (2,0đ)
Bạch cầu có những hoạt động trong việc bảo vệ cơ thể:
Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện (0,25đ)
Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu háo kháng nguyên do các bạch ccầu limpho B thực hiện ( 0,25đ)
Sự phá huỷ các tế bào cơ thể đã nhiệm bệnh do các tế bào limpho T thực hiện (0,25đ)
– Vacxin là dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã được làm yếu dung tiêm vào cơ thể người để tạo ra khả năng miễn dịch của bệnh đó (0,25đ)
Người được miễn dịch sau khi tiêm vacxin vì: Trong vacxin có độc tố của vi khuẩn là kháng nguyên nhưng do đã được làm yếu nên vào cơ thể người không đủ khả năng gây bệnh, nhưng nó có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản sinh ra kháng thể. Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh đó (1đ)
Câu 4 (2,75đ)
Nhờ các loại enzim khác nhau mà những chất được biến đổi tiếp ở ruột non là: Gluxit ( tinh bột, đường đơn), protein, lipit (0,25đ)
Sự biến đổi diễn ra: 

File đính kèm:

  • docDe thi hsg sinh 8(1).doc