Khảo sát chất lượng đầu năm mới : ngữ văn 9 thời gian : 90 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát chất lượng đầu năm mới : ngữ văn 9 thời gian : 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tên : ………………………………….…… 
 Lớp : ………………………….. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
 MÔN : NGỮ VĂN 9
 	 Thời gian : 90 phút. 
 ĐIỂM 	 (Năm học : 2008 – 2009) 
Lời phê của giáo viên :
 

 

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3điểm)
1. Tác giả của “Bình Ngô đại cáo” là
 A. Trần Quốc Tuấn. 
 B. Nguyễn Trãi. 
 C. Lý Công Uẩn. 
 D. Vũ Đình Liên.
2. “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”. (Quê hương – Tế Hanh)
 Hai câu thơ trên có sử dụng biện phép tu từ
 A. hoán dụ. 
 B. ẩn dụ. 
 C. điệp từ. 
 D. so sánh.
3. Tố Hữu sáng tác bài thơ “Khi con tu hú” lúc bản thân ông
 A. bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ.
 B. mới giác ngộ cách mạng và đi theo lá cờ của Đảng.
 C. bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác.
 D. vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do.
4. Giọng điệu chung của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (Hồ Chí Minh) là
 A. thiết tha, trìu mến.
 B. vui đùa, dí dỏm.
 C. nghiêm trang, chừng mực. 
 D. buồn thương, phiền muộn.
5. Chứa năng tiêu biểu của câu cầu khiến là
 A. yêu cầu hoặc trả lời.
 B. khuyên bảo hoặc khẳng định.
 C. ra lệnh hoặc sai khiến. 
 D. đề nghị hoặc đe doạ.
 6. Câu nghi vấn dùng để cầu khiến là câu :
 A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố).
 B. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên).
 C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao). 
 D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài).
7. Tâm trạng của Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng” là tâm trạng
 A. xao xuyến, bối rối.
 B. mừng rỡ, niềm nở.
 C. buồn bã, chán nản. 
 D. bất bình, giận dữ.
8. Người ta thường viết hịch khi đất nước 
 A. vừa kết thúc chiến tranh.
 B. ấm no, thanh bình.
 C. phát triển phồn vinh. 
 D. có giặc ngoại xâm.
9. Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” (Lê Anh Trà) là
 A. tinh thần chiến đấu dũng cảm của Bác.
 B. phong cách làm việc và nếp sống của Bác.
 C. tình cảm của mọi người đối với Bác.
 D. kiến thức và trí tuệ tuyệt vời của Bác.
10. Trong những câu sau, câu vi phạm phương châm hội thoại về lượng là 
 A. Cậu mợ mình đều là cán bộ nhà nước.
 B. Anh chị mình đều là kĩ sư xây dựng.
 C. Chú thím mình đều là công nhân dệt may.
 D. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
11. Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” (G. Mác-két) được coi là một văn bản nhật dụng, vì 
 A. nó bàn về một vấn đề lớn luôn được đặt ra ở mọi thời đại.
 B. lời văn của tác giả giàu màu sắc biểu cảm, giàu tính tạo hình.
 C. thể hiện được những suy nghĩ , trăn trở về đời sống của tác giả.
 D. kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì, hấp dẫn.
12. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại 
 A. về lượng.
 B. về chất.
 C. quan hệ.
 D. cách thức.

II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN : (7 điểm).

Câu 1 : (1 điểm)
 Hãy viết một đoạn văn thuyết minh về cây bút (5 – 7 câu) có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
Câu 2 : (6 điểm)
 Giải thích câu nói sau đây của M. Gor-ki : “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”.


_______________________ Hết ________________________
 

















HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học : 2008 - 2009

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3điểm)
 Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
D
A
B
C
C
A
D
B
D
A
C

II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1 : 
 - HS viết được đoạn văn giới thiệu về chủng loại, cấu tạo, công dụng và cách bảo quản bút.
 - HS có thể dùng một số biện pháp nghệ thuật như : so sánh, nhân hoá, liệt kê … để làm nổi bật cây bút.
* Lưu ý : Viết đoạn văn thuyết minh mà không có sử dụng biện pháp nghệ thuật, hoặc sử dụng mà không hiệu quả thì điểm tối đa không quá 0,5 điểm.
Câu 2 :
I. Yêu cầu chung :
- Học sinh cần nắm chắc cách viết văn nghị luận; diễn đạt trôi chảy, rõ ràng, lời văn trong sáng.
- Cần hiểu đúng, đủ nội dung câu nói của M. Gor-ki. 
- Có hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận lo-gích, chặt chẽ, sâu sắc, thuyết phục ngườiđọc.
- Bài viết có bố cục đủ ba phần.
II. Yêu cầu cụ thể :
 Gợi ý về dàn bài
 1. Mở bài : (0,5đ) HS có thể có các cách mở bài khác nhau nhưng cần nói được các ý :
- Sách là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày của con người; Sách là chìa khoá mở mang sự hiểu biết và làm đẹp cuộc đời.
- Trích dẫn lời nói của M. Goc-ki.
 2. Thân bài : (5,0đ) 
 Tập trung giải thích câu nói của M. Gor-ki và trình bày bài văn theo hệ thống các luận điểm, luận cứ.
- Trong đời sống xã hội, nếu như không có sách … thử hỏi cuộc sống, xã hội đó ra sao? (2 điểm)
 + Có sách, đời sống con người được thoải mái, tầm hiểu biết được mở rộng.
 + Sách có nhiều loại, nhiều đề tài khác nhau, giúp ta có kiến thức ở nhiều lĩnh vực.
 + Đến với sách, ta biết được những việc xảy ra trên trái đất, những sự kiện thời nay, những việc thời xa 
 xưa, những vấn đề liên quan đến cung trăng hoặc đáy đại dương …
 + Sách giới thiệu cho ta những kinh nghiệm, những thành tựu về khoa học, nông nghiệp, công nghiệp và 
 cả chính trị.
 + Sách hướng dẫn ta đến những danh lam thắng cảnh, những kì quan thế giới.
 + Sách dạy cho ta biết điều hay lẽ phải, dạy ta về nhân phẩm, đạo đức của con người.
 + Sách vừa là người bạn, vừa là người thầy.
- Nhưng không phải bất cứ loại sách nào cũng là người bạn tốt của con người. (2 điểm)
 + Cần phân biệt loại sách có nội dung tốt, xấu.
 + Sách tốt góp phần giáo dục con người biết sống nhân ái, biết vươn tới cái đẹp.
 + Sách xấu là những văn hoá phẩm độc hại, đen tối. Chúng xuyên tạc cuộc sống và con người, chúng 
 nhét vào đầu óc thanh thiếu niên những ý nghĩ xấu xa.
 + Phải biết xa lánh loại sách xấu, phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình.
- Chúng ta phải biết cách đọc sách.
 + Đọc sách là một cách tự học, tự bồi dưỡng.
 + Phải đọc sách đúng lúc, đúng chỗ.
 + Không phải lúc nào cũng đọc và đọc mà không hiểu, hay đọc rồi không còn thực tế như Đôn Ki-hô-tê.
 + Sắp xếp thời gian hợp lí, đọc sách đúng cách để biến kiến thức của sách thành kiến thức riêng của 
 mình.
- Sách là người bạn tốt cho những ai biết nâng niu, quí trọng, biết học hỏi, tìm tòi. (1 điểm)
 3. Kết bài : (0,5đ)
- Khẳng định lại vấn đề. 
- Câu nói của M. Gor-ki hàm chứa một ý nghĩa phong phú và cũng là một lời khuyên vô cùng quý giá.


* Lưu ý : Trên đây là những gợi ý mang tính chất định hướng, GV cần linh hoạt trong quá trình chấm bài cho HS, cần căn cứ vào tình hình thực tế tại lớp mình dạy và tôn trọng sự sáng tạo trong bài làm của học sinh.




_________________________³________________________

File đính kèm:

  • docDe KSCL lop 9 0809.doc