Khảo sát giữa học kì I Vật lý 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát giữa học kì I Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẢO SÁT GIỮA HK I VẬT LÝ 6 Thời gian: 45 phút. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: + Kiểm tra kiến thức của HS từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 08 theo PPCT. + Giúp hs nắm được toàn bộ kiến thức về quang học. Định luật truyền thẳng của ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng, ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. 2. Kỹ năng: + Vận dụng được các kiến thức vào việc trả lời các câu hỏi và giải bài tập. + Rèn luyện các kỉ năng giải bài tâp. 3. Thái độ: + Nghiêm túc, tự giác, sáng tạo trong làm bài. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. (20% TNKQ; 80% TL) III. MA TRẬN ĐỀ 1. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình Nội dung T.số tiết Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT (1,2) VD (3,4) LT (1,2) VD (3,4) 1. Đo độ dài. Đo thể tích. 3 3 0,6 2,4 8,6 34,3 2. Khối lượng và lực. 4 4 0,8 3,2 11,4 45,7 Tổng 7 7 1,4 5,6 20 80 2. Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm số T.số TN TL Cấp độ 1, 2 (Lý thuyết) 1. Đo độ dài. Đo thể tích. 8,6 0,69 ≈ 1 1 0,5 2. Khối lượng và lực. 11,4 0,91 ≈ 1 1 0,5 Cấp độ 3, 4 (Vận dụng) 1. Đo độ dài. Đo thể tích. 34,3 2,74 ≈ 3 1 2 4 2. Khối lượng và lực. 45,7 3,66 ≈ 3 1 2 5 Tổng 100 8 4 4 10 3. Ma trận đề kiểm tra Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1. Đo độ dài. Đo thể tích. 3 tiết 1. Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng. 2. Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích. 3. Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường. 4. Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. Số câu hỏi 2 C1.1; C1.2 2 C3.5; C4.6 4 Số điểm 1 3,5 4,5 2. Khối lượng và lực. 4 tiết 5. Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 6. Nêu được đơn vị đo lực. 7. Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. 8. Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. 9. Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. 10. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng). 11. Đo được khối lượng bằng cân. Số câu hỏi 1 C5.3 1 C6,7.7 1 C8.4 1 C9.8 4 Số điểm 0,5 2,5 0,5 2 5,5 TS câu hỏi 4 2 2 8 TS điểm 4 2,5 3,5 10 TRƯỜNG THCS THANH PHÚ Họ và tên: ..................................... Lớp: ......... ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HK I NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Vật lý 6 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ 1: I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2 điểm) * Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1: Dụng cụ dùng để đo độ dài là: A. Thước B. Lực kế C. Cân D. Bình chia độ Câu 2: Giới hạn đo của bình chia độ là A. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình. B. giá trị lớn nhất ghi trên bình. C. thể tích chất lỏng mà bình đo được. D. giá trị giữa hai vạch chia trên bình. Câu 3: Trên một gói kẹo có ghi 200 g số đó chỉ cái gì ? A. Số lượng cái kẹo trong gói. B. Khối lượng kẹo trong gói. C. Thể tích của gói kẹo. D. Lượng đường làm kẹo trong gói. Câu 4: Khi đá một quả bóng đập vào bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì ? A. Quả bóng chỉ bị biến dạng. B. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động C. Quả bóng vừa bị biến đổi chuyển động vừa bị biến dạng. D. Quả bóng không bị biến đổi chuyển động cũng không bị biến dạng. II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 5 (1,5 điểm). Em hãy nêu cách đo độ dài ? Câu 6 (2 điểm). Cho một bình chia độ, bình tràn, nước, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của bình chia độ. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu ? Câu 7 (2,5 điểm). a. Trọng lực là gì ? Đơn vị của trọng lực ? b. Một quả nặng có trọng lượng là 150N. Khối lượng của quả nặng bằng bao nhiêu gam ? Câu 8 (2 điểm). Một vật có khối lượng 600g treo vào 1 sợi dây cố định. a. Giải thích vì sao vật đứng yên ? b. Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao ? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA HK I NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN VẬT LÝ 6 ĐỀ 1: A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án A B B C B/ TỰ LUẬN: (8 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 5 Các bước chính để đo độ dài là: - Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. - Đặt thước và mắt nhìn đúng cách. - Đọc, ghi kết quả đo theo đúng quy định. 0,5 0,5 0,5 6 Cách xác định thể tích của hòn đá: Học sinh có thể trình bày được một trong các cách khác nhau để đo thể tích của hòn đá, ví dụ: + Cách 1: Đặt bình chia độ dưới bình tràn sao cho nước tràn được từ bình tràn vào bình chia độ. Thả hòn đá vào bình tràn để nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ. Thể tích nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ bằng thể tích của hòn đá. + Cách 2: Đổ nước vào đầy bình tràn, đổ nước từ bình tràn sang bình chia độ. Thả hòn đá vào bình tràn, đổ nước từ bình chia độ vào đầy bình tràn. Thể tích nước còn lại trong bình là thể tích của hòn đá. + Cách 3: Bỏ hòn đá vào bình tràn, đổ nước vào đầy bình tràn. Lấy hòn đá ra. Đổ nước từ bình chia độ đang chứa một thể tích nước đã biết vào bình tràn cho đến khi bình tràn đầy nước. Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích hòn đá. 2 7 a) - Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật. - Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. b) - Khối lượng của quả nặng: m = P/10 = 150/10 = 15kg = 15000g. 0,5 0,5 1,5 8 a) Vật đứng yên vì vật chịu 2 lực cân bằng đó là lực kéo của sợi dây và trọng lượng của vật. b) Không còn lực kéo của sợi dây nữa, trọng lượng của vật làm lực rơi xuống. 1 1
File đính kèm:
- De KSCL giua HK 1 Vat ly 6 de 1.doc