Khảo sát lần 2 môn :ngữ văn –lớp 7

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát lần 2 môn :ngữ văn –lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên


Trường THCS 
Khảo sát lần II
Môn :Ngữ văn –Lớp 7
(Thời gian:90 phút)
I/Phần trắc nghiệm:(2điểm)
 Hãy ghi chữ cái đầu của phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1: Đại từ nào sau đây không cùng loại? A-Tôi B- Họ C- Hắn D –Ai 
Câu 2: Dòng nào sau đây nói lên ý nghĩa của bài “ Sông núi nước Nam”?
 A- Hồi kèn xung trận B- Khúc ca khải hoàn 
 C- áng thiên cổ hùng văn D –Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
Câu 3: Ai là tác giả của tác phẩm “ Chinh phụ ngâm khúc “ ?
A – Hồ Xuân Hương B - Đoàn Thị Điểm 
C - Bà Huyện Thanh Quan D – Nguyễn Khuyến
Câu 4: Qua bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” của Trần Nhân Tông, em thấy tác giả là người như thế nào?
A – Một vị vua anh minh sáng suốt. 
B – Vị vua biết chăm lo đời sống tướng sỹ.
C - Một vị vua nhân từ yêu thương muôn dân .
D – Một vị vua gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.
II/ Phần tự luận : ( 8 điểm )
 Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn tác giả trong “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi. 

.............Hết...........







 Trường THCS 
Khảo sát lần II
Môn: Ngữ văn – Lớp 8
(Thời gian: 90 phút)
I / Phần trắc nghiệm :(3 điểm )
 Trả lời bằng cách ghi tên của phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1:(1 điểm)
 Có ý kiến cho rằng trong truyện “ Cô bé bán diêm” mặc dù dùng ngôi kể là ngôi thứ ba nhưng có nhiều lúc tác giả vẫn rất chú trọng ngôn ngữ độc thoại.Chính ngôn ngữ độc thoại đã góp phần làm tăng thêm sự đồng cảm sâu sắc giữa tác giả và nhân vật. Theo em, ý kiến ấy đúng hay sai ?
 A- Đúng B – Sai 
Câu 2: ( 0,5 điểm )
 Trong văn tự sự , yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?
A – Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.
B – Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn. 
C - Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.
D – Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật .
Câu 3: (0,5 điểm )
Trong hai mạch kể của văn bản “Hai cây phong” mạch kể nào đóng vai trò chủ đạo? 
Mạch kể của người kể chuyện xưng “Tôi”.
Mạch của người kể chuyện xưng “Chúng tôi”.
Câu 4: ( 0,5 điểm)
 Dòng nào nói lên nét đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của truyện “Chiếc lá cuối cùng”.
A – Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế và sâu sắc. 
B - Sử dụng nhiều phương pháp biểu đạt khác nhau.
C - Đảo ngược tình huống truyện .
D – Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
Câu 5:(0,5 điểm)
 Cho các ví dụ sau : Chân cứng đá mềm; đen như cột nhà cháy ; ngàn cân treo sợi tóc; long trời lở đất.Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?
A – Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh.
B – Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.
C – Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.
D – Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp so sánh.
 II/ Phần tự luận:(7 điểm)
 Dựa vào đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” của O-Hen-Ri, hãy giải thích tại sao Xiu lại khẳng định bức vẽ chiếc lá cuối cùng “chính là kiệt tác của cụ Bơ -Men.”
 
 ...............Hết.............




Trường THCS 
Khảo sát lần II
Môn: Ngữ văn – Lớp 9
(Thời gian: 90 phút)
I/ Phần trắc nghiệm:(2 điểm)
 Trả lời bằng cách ghi tên chữ cái của phương án đúng nhất.
Câu 1: Từ đồng nghĩa ,từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là những khái niệm thuộc về loại quan hệ nào giữa các từ ?
A – Quan hệ về ngữ nghĩa .
B – Quan hệ về ngữ pháp .
Câu 2: Cụm từ “nô nức yến anh” trong câu thơ “Gần xa nô nức yến anh” biểu thị phép tu từ gì?
A – Liệt kê B – Nhân hoá 
C- Hoán dụ D – ẩn dụ
Câu 3: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư?
A – Trang trọng ,quí phái B – Công thức ước lệ .
C – Nôm na, bình dị D– Trau chuốt , bóng bẩy .
Câu 4: Cảnh lầu Ngưng Bích được tác giả miêu tả chủ yếu qua con mắt của ai?
A – Nguyễn Du B – Thuý Kiều 
C – Tú Bà D – Nhân vật khác
II/ Phần tự luận:(8 điểm)
Câu 1: (2 điểm )
 Em hãy giải thích vì sao trong một văn bản có đủ các yếu tố tự sự , miêu tả , biểu cảm ,lập luận vẫn gọi là văn bản tự sự?
Câu 2: ( 6 điểm)
 Phân tích vẻ đẹp của Lục Vân Tiên qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”


 ............... Hết.............











Trường THCS 
Khảo sát lần II
Môn: Ngữ văn –Lớp 6
(Thời gian:90 phút)
I/ Phần trắc nghiệm: (2 điểm)
Hãy ghi chữ cái đầu của phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1: Đặc điểm nổi bật của truyền thuyết là gì?
A – Mang dấu ấn của hiện thực lịch sử 
B – Có những chi tiết hoang đường.
C – Có yếu tố kì ảo D – Sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với yếu tố kì ảo.
Câu 2: Nhân vật Sọ Dừa đại diện cho những người như thế nào trong xã hội ?
A – Bị bóc lột B – Bị hắt hủi , coi thường .
C – Chịu nhiều bất hạnh D – Gặp nhiều may mắn 
Câu 3: Ước mơ lớn nhất của nhân dân lao động về cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội được thể hiện ở chi tiết nào ?
A - Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt.
B – Thạch Sanh giúp vua dẹp được xâm lăng.
C – Thạch Sanh được vua gả công chúa cho.
D – Thạch Sanh được lấy công chúa và được làm vua.
Câu 4: Ước mơ nổi bật của nhân dân lao động trong “ Cây bút thần” là gì?
A – Thay đổi hiện thực B – Sống yên lành 
C – Thoát khỏi áp bức bóc lột D – Về khả năng kì diệu của con người
II/ Phần tự luận : (8 điểm)
 Con chim mà Mã Lương vẽ đã bay về , rồi cùng Mã Lương tới kinh thành của nước khác. Em hãy dựa vào truyện cổ tích “Cây bút thần” của Trung Quốc để tưởng tượng và kể lại chuyến đi đầy kì thú và ý nghĩa ấy.
 
 ...........Hết ............










































File đính kèm:

  • docDE THAM KHAO VAN TIENG VIET THAM KHAO(1).doc