Khát vọng nhân văn của bà chúa thơ nôm Qua bài thơ “tự tình”

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 2758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khát vọng nhân văn của bà chúa thơ nôm Qua bài thơ “tự tình”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề ngữ văn 11:
 Khát vọng nhân văn của bà chúa thơ nôm 
 Qua bài thơ “tự tình” 
 ( Thời gian thực hiện: 2tiết.) 
Mục đích chuyên đề: Giúp học sinh:
Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
Thấy được tài năng nghệ thuật thơ nôm của HXH: cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản di mà tinh tế, giàu sức biểu cảm.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: thiết kế chuyên đề; chuẩn bị tư liệu tham khảo.
- Học sinh: chuẩn bị bài theo nhóm ở nhà.
C- Tiến trình thực hiện 1- Ổn định tổ chức.
 2- Kiểm tra việc chuẩn bị của Học sinh ở nhà.
 3- Nội dung :

 Hoạt động của T&T
 Yêu cầu cần dạt
Ngoài Các kiến thức được học về tác giả HXH trong SGK em còn biết thêm điều gì về cuộc đời của nhà thơ này?
Điều đó có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp thơ văn của nữ sĩ ?

Nêu những đặc điểm nổi bật trong sáng tác cảu HXH?




Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ?






Hãy nhắc lại nội dung cơ bản của bài thơ ?
I- Ôn tập kiến thức cơ bản:
1. Tác giả: SGK
Nhấn mạnh 2 điểm:
- Hồ xuân Hương là con vợ lẽ.
- Cuộc đời và tình duyên của bà có nhiều éo le ngang trái 
2- sáng tác:- HXH sáng tác chủ yếu bằng thơ nôm
 - Là nhà thơ nữ viết về phụ nữ
 - Thơ HXH đậm đà bản sắc dân tộc nhưng cũng rất hiện đại. 
Bà được mệnh danh là bà chúa thơ nôm ( Xuân diệu)
3- Bài thơ tự tình:
Tự tình:- Tự bày tỏ tình cảm.đây là những xúc cảm chân thực mang nét rất riêng của một nữ sĩ tài năng nhưng tình duyên thì nhiều ngang trái. Bà có chùm thơ tự tình gồm 3 bài. Tự tình ( bài2 ) là bài thơ có nhiều nét tiêu biểu cho chùm thơ tự tình của bà .
4- Nôi dung cơ bản:
- Tâm trạng nhà thơ được gợi lên trong đêm khuya thanh vắng: Không gian tĩnh mịch, thời gian trôi nhanh.
- Trước cảnh tượng ấy HxH cảm thấy bẽ bàng cho duyên phận.
- Nỗi niềm uất hận cho số phận bật lên thành sự phản kháng trước cuộc đời.
- Khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu của HXH.
II- Luyện tập:
Khát vọng hạnh phúc của HXH qua bài thơ”tự tình”
về nội dung: Làm rõ được tâm sự của nhân vật trữ tình: Buồn xen lẫn ấm ức cho duyên phận hẩm hiu, tình duyên đứt mối ,dở dang. Nỗi buồn thầm lặng, chua xót. Đây cũng là biểu hiện của của khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu lứa đôi của HXH.
Về hình thức: Kiểu bài phân tích thơ trữ tình ( phương thức biểu cảm là chủ yếu )
Dàn ý:
Mở bài: HXH nhà thơ nữ tài ba và có một phong cách đặc biệt, từng được mệnh danh là bà chúa thơ nôm . dấu mình trong thơ, với một sự tự tin đầy bản lĩnh, dám thách thức số phận , thách thức cuộc đời nhưng ẩn sâu trong đó là một nỗi đau mà bà không nén nổi.Nỗi đau ấy được thể hiện sâu sắc trong bài tự tình (bài 2 )
Thân bài:* Hai câu đề
 Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
 Trơ cái hồng nhan với nước non
Bài thơ mở đầu bằng canhe đêm khuya. Cảnh vật ấy như một bức màn che kín tạo điều kiện cho những tân sự thầm kín nhất có cơ hội bộc lộ.Cái không gian tĩnh mịch và im ắng đến rợn ngưòi ấy , lại thêm tiếng trông cầm canh văng văng từ xa vọng lại làm cho người ta có cảm giác đếm được bước đi của thời gian và cùng với nó là một nỗi buồn da diết.... Thời gian thì vô thủy vô chung; không gian thì mênh mông vô tận; con người thì nhỏ nhoi cô đơn với một nỗi lòng trăn trở rối bời. Phải chăng đó là sự bất lực không ngăn nổi bước đi của thời gian? Phải chăng đó còn là sự bẽ bàng duyên phận...
 Trơ cái hồng nhan với nước non.
 Nhịp thơ 1/3/3; từ trơ tách riêng như một sự lẻ loi đơn độc, vô duyên ... không điểm tựa, nó còn là sự bẽ bàng , bị bỏ rơi, còn là sự chai lì bất chấp...
Hồng nhan vẻ đẹp của người phụ nữ lại trơ, tạo nên sự chua xót phũ phàng và rẻ rúng. Cái hồng nhan lại còn bị phơi bày ra trước nước non. Thật cay đắng!
Tác giả đã đối lập giữa cái bao la vô cùng của nước non với cía nhỏ nhoi hữu hạn của số phận con ngườikhiến ta càng cảm thấy ngậm ngùi cho thân phận người phụ nữ trong bài thơ.Tuy nhiên ta cũng cảm nhận được nhân vật trữ tình ở đây không phải là người cam chịu, đầu hàng số phận một cách dễ dàng.
* Hai câu thực:
 Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
 Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Trước cái không gian bao la vô tận nhân vật trữ tình muốn mượn rượu để quên , song thật trớ trêu càng uống lại càng tỉnh, càng tỉnh càng bẽ bàng cho duyên phận, càng nhận ra thực tại cay đắng...

Vằng trăng bóng xế... Câu thơ như dảnh hẳn cho chủ nhân của nó.Tài hoa nhưng phận hẩm, hai lần lấy chồng, hai lần làm lẽ và đều trở thành góa phụ...Lời thơ thật đâu đớn tái tê, day dứt...
* Hai câu luận
 Xiên ngang mặt đất rêu từng đám.
 Đâm toạc chân mấy đá mấy hòn.
... Sự phản kháng âm thầm , quyết liệt tràn ra cả thiên nhiên. Người và cảnh như co ssự tương đồng. Người muốn vùng lên chống chọi lại số phận; cảnh như hiểu lòng người mà bất bình theo....
Dùng cảnh để nói tình, một thủ pháp nghệ thuạt không mấy lạ trong thơ xưa song câu thơ của HxH vẫn có một cái gì rất riêng không dễ lẫn. Đó là bản lĩnh Xuân Hương...
 * Hai câu kết 
 Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại 
 Mảnh tình san sẻ tí con con.
Lại quay trở về với nỗi buồn tủi, oán sầu. HAi câu thơ thể hiện một nỗi lòng tội nghiệp , tủi hờn . Tuy nhiên nó vẫn để lịa cho người đọc một dư âm : đó là tiếng nói phản kháng , đòi quyền được yêu, được hưởng hạnh phúc bình dị dù là rất nhỏ bé của người phụ nữ trong xã hội xưa..
 Kết bài
Bài thơ không dài nhưng vẫn làm sống dậy một kiếp người bất hạnh. Lời thơ vừa buồn bã xót xa phẫn uất, thách thức duyên phận, muống gắng gượng vươn lên nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.
Song chính điều ấy làm cho ý nghĩa nhân văn của bài thơ thêm sâu sắc...

File đính kèm:

  • docChuyen de Ngu Van 11 Khat vong nhan van cua ba chua tho Nom qua bai Tu Tinh.doc
Đề thi liên quan