Khối tình cọ mãi với non sông

pdf3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khối tình cọ mãi với non sông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
KHỐI TÌNH CỌ MÃI VỚI NON SƠNG 
 
TỰ TÌNH (II) 
ðêm khuya văng vẳng trống canh dồn 
Trơ cái hồng nhan với nước non. 
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh 
Vầng trăng bĩng xế khuyết chưa trịn, 
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám 
ðâm toạc chân mây, đá mấy hịn, 
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại 
Mảnh tình san sẻ tí con con. 
Hồ Xuân Hương 
 
“Uống rượu dưới trăng” - một hình ảnh khơng xa lạ với các nhà thơ cổ điển 
đời nhà ðường – Trung Quốc. ðĩ cũng là thi liệu quen thuộc trong các bài thơ 
ðường luật của văn học Trung đại nước ta. Nhưng cảnh uống rượu dưới trăng 
trong bài “Tự tình II” (trong chùm 3 bài thơ Tự tình, mà bài thơ Tự tình II là tiêu 
biểu nhất cho bút pháp trữ tình cuả Hồ Xuân Hương) quả thật lạ lùng - lạ lùng đến 
mức đáng kinh ngạc! 
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh 
Vầng trăng bĩng xế khuyết chưa trịn, 
Hình ảnh một người phụ nữ xuân sắc, tay cơ đơn nâng chén rượu ngang 
mày, lặng lẽ độc ẩm để quên sầu, rũ tủi… sao mà chua chát, uất nghẹn đến nao 
lịng! 
Nửa đêm trăn trở khơng ngủ được, lặng lẽ dậy, vấn lại mái tĩc xanh xõa 
trên gối chiếc, ngồi câm lặng trong bĩng tối vây bủa chung quanh mà lắng nghe 
những tiếng đêm quen thuộc đến đơn điệu. Trong đêm vắng tĩnh mịch, càng rõ 
mồn một những âm thanh văng vẳng. Tiếng mõ thảm, chuơng sầu (Tự tình I), gà 
gáy, trống canh dồn (Tự tình II)… “nghe những tiếng thêm rầu rĩ”. 
ðọc đi đọc lại câu thơ, ta ngờ ngợ hình như cịn cĩ điều gì gửi gắm, ẩn giấu 
đằng sau những câu chữ. (Khơng cần sự đăng đối trong hai câu thực, vì nữ sĩ 
luơn cĩ xu hướng phá vỡ tính quy phạm của ðường thi). Xưa nay uống rượu 
chẳng mấy ai chỉ để thưởng thức “hương” như người thưởng hoa cả! Chén rượu 
Xuân Hương đưa, nâng lên đặt xuống, mời trăng, mời bĩng, mời mình, càng uống 
lại càng tỉnh ra, mà chua xĩt cho thân phận mảnh tình san sẻ chẳng vẹn trịn như 
vầng trăng khuyết hạ tuần đã xế bên song cửa. 
Chỉ mảnh tình thơi lại phải san sẻ, chỉ cịn tí con con mà cũng chẳng giữ 
được lâu bền. Chấp nhận sẻ chia nhưng đâu cĩ dễ được yên bề chia sẻ. Thế mới 
biết ước mơ hạnh phúc giản đơn, bình thường, dung dị sao mà khĩ lắm thay! 
Những người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương – cũng như chính bản thân 
tác giả - đều thật đẹp đẽ. ðẹp ở đạo đức, đẹp ở mình vàng vĩc ngọc và đẹp cả ở 
tài năng (Thiếu nữ, Tranh tố nữ, Giếng nước, Bánh trơi nước…). Nhưng tài sắc 
của họ khơng được xã hội đương thời trân trọng, và xã hội ấy đã đẩy họ rơi vào 
những thảm cảnh éo le. ðĩ là những người phụ nữ cam lịng làm lẽ, đĩ là những 
người phụ nữ nhẹ dạ, cả tin đến “mảnh tình một khối thiếp xin mang”; đĩ cịn là 
những người phụ nữ mà cuộc đời trái ngang của họ khơng chỉ một lần giữa 
đường đứt gánh… Những người phụ nữ ấy, giàu sức sống và rất đỗi tài hoa 
nhưng cuộc đời lại gặp nhiều bất hạnh. 
2 
Bao nhiêu thân phận ngang trái đĩ như dồn hết lên đơi vai cịm cõi của Hồ 
Xuân Hương, những nỗi niềm chua xĩt ấy như kết tinh, như đọng lại thành những 
giọt nước mắt - những giọt nước mắt nghẹn ngào chảy ngược vào trong theo 
những giọt đắng, giọt cay, dù rằng cả ba bài Tự tình khơng hề cĩ một tiếng khĩc! 
Qua di cảo thơ để lại, ta bắt gặp một Hồ Xuân Hương tha thiết yêu đời “lỏng 
then tạo hĩa, mở toang ra cho thiếu nữ đĩn xuân vào” (câu đối). Một Xuân Hương 
tài hoa, đa tình trong những lời thơ tình tứ nhớ thương gửi cho Nguyễn Du, ngày 
Cần Chánh ðiện học sĩ Nguyễn hầu làm chánh sứ đi tuế cống ở Trung Hoa “Lầu 
nguyệt năm canh chiếc bĩng chong”. Và một Hồ nữ sĩ chung thủy, ước ao hẹn 
thề cùng Tốn Phong: 
ðược lứa tài tình cho xứng đáng 
Nghìn non muơn nước cũng tìm theo. 
Con người tài hoa, đa tình đến vậy mà bất hạnh thay - hồng nhan đa truân – 
trong đời hai lần cĩ chồng, thì cả hai lần đều làm lẽ và rồi lần lượt hai lần chít 
khăn sơ trắng tiễn đưa bạn đời về chốn suối vàng! 
Hồ Xuân Hương như trở thành một con nhím bất hạnh, xù bộ lơng gai tua 
tuả sắc nhọn lên để tự bảo vệ bản thân trước xã hội bất cơng khơng dung nạp 
mình. Những bài thơ phản kháng quyết liệt - những cây gai sắc nhọn ấy đâm 
thẳng vào bộ mặt đạo đức giả của chế độ phong kiến đương thời. 
Nữ sĩ nén xuống tận đáy lịng nỗi đau nhân thế, gắng gượng cứng cỏi 
khuyên những chị em đồng cảnh ngộ lau nước mắt “nín đi kẻo thẹn với non 
sơng”. Nhà thơ quắc mắt chửi văng mạng “chém cha cái kiếp lấy chồng chung”, 
ngạo nghễ đồng cảm với các chị em “khơng cĩ, nhưng mà cĩ mới ngoan”. Và hơn 
thế nữa, Xuân Hương ngẩng cao đầu tự nhận mình là lẳng lơ, khinh bạc “Thèo 
đnh khen ai khéo đặt tên”… 
Con người cứng cỏi nhường ấy, quyết liệt nhường ấy, trong đêm thâu canh 
vắng – khơng chỉ một lần - tấm lịng như trải rộng ra cùng khơng gian bao la, tâm 
hồn lắng đọng bao nhiêu trạng thái tình cảm, tâm lí: ốn hận, rầu rĩ, giận (Tự tình 
I), buồn, ngao ngán (Tự tình III), trở về với bản ngã yếu mềm vốn dĩ cuả người 
phụ nữ để rồi cuối cùng xĩt xa thú nhận ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại… 
Bao nhiêu nỗi niềm nặng nề chất chứa trong hai từ lại lại! Thời gian như trêu 
ngươi con người, con tạo vần xoay cho mùa xuân cứ vơ tình lừng lững đi qua rồi 
đận đà quay trở lại. Mùa xuân của đất trời thì cứ vơ tư, dửng dưng như thế; cịn 
cái xuân thì của đời người phụ nữ cứ mãi xa trơi, một đi khơng trở lại. 
Dẫu bản tính gai gĩc của phong cách Xuân Hương khơng giấu che đi đâu 
được, cĩ lúc lại hiển hiện “đâm toạc”, “xiên ngang”, nhưng rõ ràng Tự tình là lời 
than thở đầy chua chát, ốn hận cuả người phụ nữ nước ta đầu thế kỉ XIX về thân 
phận của chính mình. 
Một hồn thơ đầy nữ tính, đài các, quý phái như Bà huyện Thanh Quan thốt 
lên “Một mảnh tình riêng ta với ta” thì khơng cĩ gì lạ. Nhưng một nhà thơ quyết liệt 
phản kháng chế độ phong kiến bất cơng, đả kích sâu cay mọi tầng lớp thống trị 
của xã hội đương thời; một hồn thơ đầy cá tính và bản lĩnh cứng cỏi như Hồ Xuân 
Hương lại cũng cĩ lúc trở về với bản ngã yếu mềm, hiền dịu của phụ nữ, tự thú 
nỗi niềm bất lực, yếu đuối của mình, khơng che giấu, quanh co, thì quả thật là 
dũng cảm. 
Tự tình là một lời tự thú thẳng thắn, chân thật rất đáng cảm thơng, trân 
trọng. Và trước sau, nữ sĩ Xuân Hương vẫn là một hồn thơ xù xì, gĩc cạnh – gĩc 
cạnh cả những lúc “quay nhìn vào nội tâm của mình, đối thoại với lịng mình”. 
3 
“Hồ Xuân Hương sáng tác chủ yếu là để tâm sự, để giãi bày”; nhưng Tự 
tình khơng cịn là mảnh tình riêng của nữ sĩ, mà đã trở thành khối tình chung của 
các tầng lớp phụ nữ bất hạnh đầu thế kỉ XIX gửi lại cho hậu thế. 
Và muơn đời vẫn cịn đĩ, lời tự tình của Hồ Xuân Hương - một “Khối tình cọ 
mãi với non sơng”. 
 
Nha Trang, 2001 - 2009 
duongsuoidau@yahoo.com 
 
 
 

File đính kèm:

  • pdfTutinhII.pdf