Khung ma trận đề kiểm tra đề kiểm tra học kì II – năm học 2011- 2012 môn ngữ văn lớp 7

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khung ma trận đề kiểm tra đề kiểm tra học kì II – năm học 2011- 2012 môn ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2011- 2012
 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 
Mức độ 
Tên Chủ đề 
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
Cộng 



Cấp độ thấp 
Cấp độ cao 

I. Văn bản 
- Các VB nghị luận


Câu 1
( 2đ )






Số câu 
Số điểm Tỉ lệ % 
Số câu: 1 
Số điểm: 2
 


Số câu: 1
Số điểm 2 
20 %
II. Tiếng Việt 
- Rút gọn câu
- Biện pháp liệt kê
 
 


 Câu 2
( 0,5đ )
 


Câu 3
( 1,5đ )




Số câu 
Số điểm Tỉ lệ % 
 
Số câu: 1
Số điểm 0,5 
Số câu: 1 
Số điểm 1,5 

Số câu: 2
Số điểm 2 
 20 %
III. T.làm văn
- Lập luận giải thích


 

Câu 4
(6 đ )

Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ % 



Số câu: 1 
Số điểm: 6
Số câu: 1
Số điểm 6
60 %
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Tỉ lệ % 
Số câu : 1 
Số điểm : 2 20 %
Số câu : 1 Số điểm : 0,5 
5% 
Số câu : 1 
Số điểm:1,5 
15% 
Số câu : 1 
Sđiểm: 6 
 60% 
Số câu : 4
Số điểm 10 
100 % 






























TRƯỜNG THCS HỒ TÙNG MẬU Thứ…..ngày……tháng……năm 2012 
LỚP: 7…. KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC: 2011-2012
HỌ VÀ TÊN:………………………. MÔN: NGỮ VĂN 7
 Thời gian : 90 phút 
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN





Câu 1: (2 điểm)
	 Kể tên các văn bản nghị luận đã học (có nêu tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 7 học kì II. 
Câu 2( 0,5 điểm )
 Xác định câu rút gọn trong đoạn trích sau và cho biết thành phần câu nào đã được rút gọn: 	 Cuộc bắt nhái trời mưa đã vãn. Ai nấy ra về. Anh Duyện xách giỏ về trước. Thứ đến chị Duyện. 
	(Tô Hoài)
Câu 3 ( 1,5 điểm )
 Viết đoạn văn (không quá 10 dòng) về chủ đề quê hương. Trong đoạn văn có sử dụng 2 phép liệt kê (gạch chân xác định) 	
Câu 4: (6 điểm)
 Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê- nin: Học, học nữa, học mãi
BÀI LÀM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………









ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:

Câu 1: Kể tên đầy đủ các văn bản nghị luận có tác giả tương ứng: (2đ)
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Hồ Chí Minh(0,5)
- Đức tính giản dị của Bác Hồ- Phạm Văn Đồng(0,5)
- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt- Đặng Thai Mai(0,5)
- Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh(0,5)
Câu 2: (0.5đ )
- Xác định câu rút gọn: (0,25đ)
+Thứ đến chị Duyện. 
 - Chỉ ra thành phần được rút gọn: (0,25đ)
+ Thành phần vị ngữ
Câu 3: Viết đoạn văn : (1,5đ)
-Về hình thức: khoảng 10 dòng (0,25đ)
-Về nội dung: 
+ Đúng chủ đề về quê hương(0,25đ)
+ Chỉ ra được các chi tiết liệt kê (tối thiểu 2 chi tiết) (1đ)
Câu 4: Tập làm văn (6đ): Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Về kiểu bài: Thể hiện được kĩ năng lập luận giải thích
- Bố cục rõ ràng, ngôn ngữ diễn đạt trong sáng.
- Bài viết có cảm xúc.
* Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài:
 - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.
 - Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?
 - Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.
b. Thân bài:
 * Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?
 - Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.
Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:
 + Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
 + Học nữa: Vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.
 + Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.
 * Tại sao phải Học, học nữa, học mãi.
 - Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
 - Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.
 - Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.
 * Học ở đâu và học như thế nào?
 - Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...
 - Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....
 - Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...
 * Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)
c. Kết bài:
 - Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.

	



File đính kèm:

  • docde thi hoc ki van 8.doc
Đề thi liên quan