Khung ma trận đề kiểm tra học kì I- Lớp 10 chương trình chuẩn; Môn: Ngữ Văn

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khung ma trận đề kiểm tra học kì I- Lớp 10 chương trình chuẩn; Môn: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- LỚP 10
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN; MÔN: NGỮ VĂN

Tên Chủ đề
(nội dung, chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Cộng



 Cấp độ thấp
Cấp độ cao



Chủ đề 1
Đọc hiểu
 văn học

- Nêu được khái niêm của VHDG, đặc điểm của văn học viết, nội dung, thi pháp của VHTĐ và nhận biết các đặc điểm nghệ thuật của các tác phẩm văn học trung đại cụ thể.
- Hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm VHTĐ cụ thể. 
(Tác phẩm Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du)






Số câu
Số điểm

Số câu: 8
Số điểm: 2,0
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu: 9
2,25 điểm


Chủ đề 2
Tiếng Việt


Nắm được khái niệm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.

- Thực hành các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong một câu ca dao cụ thể.




Số câu
Số điểm

Số câu: 2
Số điểm: 0,5

Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu
Số điểm
Số câu: 3
0,75 điểm




Chủ đề 3
Làm văn






 
 



 
- Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phân tích biểu đạt, biết cách làm bài NLVH nêu cảm nhận về một tác giả, tác phẩm VHTĐ.(Bài thơ ”Nhàn”
của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. 
 
Số câu
Số điểm

Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
Số điểm:7,0
Số câu: 1
7,0 điểm

Tổng số câu
Tổng số điểm

Số câu: 10
Số điểm: 2,5

Số câu:1
Số điểm: 0,25

Số câu: 2
Số điểm: 7,25

Số câu: 13
Số điểm: 10,0





 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BĐ
 Trường PT DTNT Tỉnh

ĐỀ THI HỌC KỲ I – NĂM 2011-2012
MÔN : NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài:90 phút 
(không kể thời gian phát đề)

Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................

I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua mấy giai đoạn?
A. Hai. C. Ba.
B. Bốn. D. Năm.
Câu 2: Câu ca dao “Thuyền về có nhớ bến chăng- Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa. C.Hoán dụ.
B. So sánh. D. Ẩn dụ.
Câu 3: Trong các câu dưới đây, câu nào không thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày?
A. “Ồ, việc quan không phải như chuyện đàn bà của các chị!”
B. “Phúc đời nhà mày, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo.”
C. “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt bộc lộ một cách tự nhiên cảm xúc của người nói hay người viết, gắn với những tình huống giao tiếp cụ thể, muôn hình muôn vẻ”.
D. “Làm ăn không kế hoạch như bắt chạch đằng đuôi”.
Câu 4: Bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi được viết theo thể thơ nào?
A. Song thất lục bát. C. Thất ngôn bát cú.
B. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Thất ngôn xen lục ngôn.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của văn học viết?
A. Được ghi lại bằng chữ viết.	B. Là sáng tác của trí thức.
C. Có tính dị bản.	D. Mang dấu ấn của tác giả.
Câu 6: Vì sao văn học dân gian còn được gọi là văn học truyền miệng?
A. Vì nó là những sáng tác tập thể của nhân dân.
B. Vì truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền.
C. Vì nó được sáng tác và lưu truyền trong lao động.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 7: Loại văn tự nào được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX?
A. Cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.	 B. Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
C. Chữ Hán và chữ Nôm.	 D. Chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
Câu 8: Thi pháp văn học trung đại có đặc trưng cơ bản nào sau đây?
A. Tính cá thể. C. Tính nguyên hợp.
B. Tính dị bản. D.Tính quy phạm.
Câu 9: Bài thơ “Tỏ lòng”của Phạm Ngũ Lão được sáng tác vào thời gian nào của lịch sử?
A. Nhà Lý. C. Nhà Lê.
B. Nhà Trần. D. Nhà Hồ.
Câu 10: Trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký”của Nguyễn Du, từ nào sau đây thể hiện chính xác nhất tình cảm của tác giả đối với nàng Tiểu Thanh?
 A- Đồng cảm. C- Đồng điệu.
 B- Đồng lòng. D- Đồng hành.
Câu 11: Văn học trung đại Việt Nam có những tư tưởng lớn nào?
A. Yêu nước và nhân đạo.	B. Yêu nước và lãng mạn.
C. Yêu nước và hiện thực.	D. Nhân đạo và hiện thực.
Câu 12: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày là gì?
A. Là phong cách ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sự vụ, mang tính khuôn mẫu, chặt chẽ.
B. Là phong cách ngôn ngữ dùng trong giao tiếp nghệ thuật, mang tính hình tượng, sinh động, đa nghĩa, giàu cảm xúc, chau chuốt.
C. Là phong cách ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, giàu cảm xúc, ít chau chuốt.
D. Là phong cách ngôn ngữ dùng trong giao tiếp khoa học, mang tính logic, khách quan, đơn nghĩa, chau chuốt.
II. Tự luận: ( 7 điểm)
 Nêu cảm nhận của anh (chị) về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”.

-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------





























HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10
NĂM HỌC 2011 – 2012
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Mã đề: 132
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
D
C
D
C
D
D
B
B
A
A
C
Mã đề: 209
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
C
D
A
D
C
A
A
A
D
D
A
Mã đề: 357
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
D
B
D
C
D
C
A
C
C
D
Mã đề: 485
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
C
B
A
B
D
A
D
C
D
C
D

II. PHẦN TỰ LUẬN:(7 điểm) Bài viết cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
1. Về kỹ năng:
 - Biết làm một bài văn nghị luận văn học, kết hợp các thao tác phân tích, biểu cảm...
 - Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc.
2. Về kiến thức:
 * Vẻ đẹp cuộc sống: 
 - Câu 1,2: Cuộc sống chất phác, nguyên sơ. Nguyễn Bỉnh Khiêm về sống giữa thôn quê với tâm trạng ung dung, thanh thản.
 - Câu 5,6: Cuộc sống giản dị đạm bạc mà thanh cao. 
 + Đạm bạc ở những thức ăn quê mùa, dân dã như măng trúc, giá đỗ. Đạm bạc ở cách sinh hoạt: tắm hồ, tắm ao như bao nhiêu người dân quê khác.
 + Thanh cao trong sự trở về với tự nhiên, mùa nào thức ấy, 2 câu thơ như một bộ tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông, có mùi vị, hương sắc, không ảm đạm.
 * Vẻ đẹp nhân cách: 
 - Câu 3,4: trở về với thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên, thoát ra ngoài vòng ganh đua với danh lợi.
 - Câu 7,8: xem công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao.
 * Về nghệ thuật:
 - Chú ý nhịp ngắt linh hoạt.
 - Những câu thơ đối nhau rất chỉnh: 3,4
 - Tính hàm súc, chất triết lý...
3. Biểu điểm:
- Điểm 7: Bài viết nêu đầy đủ các ý trên. Diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, thể hiện những sáng tạo và những cảm xúc chân thành, không mắc lỗi chính tả.
- Điểm 5,6: Căn bản đáp ứng những yêu cầu trên, kết cấu rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả. 
- Điểm 3-4: Diễn đạt hợp lí, nắm được sơ lược những yêu cầu trên, cách lập luận chưa sâu sắc, mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1-2: Hiểu đề một cách sơ lược, diễn đạt lúng túng, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, năng lực diễn đạt, hình thức trình bày bài văn quá kém.
- Điểm 0: Chưa hiểu đúng yêu cầu đề ra, chưa viết trọn vẹn phần nào.
..................................Hết........................................


File đính kèm:

  • docjkhadgokads'pfmdsjkagflakdsjagjklasdikgl (15).doc
Đề thi liên quan