Kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 – trung học cơ sở – năm học 2013 – 2014 môn: ngữ văn

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 – trung học cơ sở – năm học 2013 – 2014 môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Lớp 9 – THCS – Năm học 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
( Đề thi gồm 1 trang)


Câu 1: ( 8 điểm )


Câu 2: (12 điểm )
 Các nhân vật: Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, không những họ có những nét chung của người phụ nữ mọi thời đại mà hơn thế nữa họ còn là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền bất công xưa.
 Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề này.
























Kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Lớp 9 – THCS – Năm học 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn
 Hướng dẫn chấm ( gồm 4 trang )

Câu1: ( 6 điểm )
A. yêu cầu:
I. Kĩ năng:
- Xác định đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, có hình ảnh, viết câu, dựng đoạn tốt. Dùng từ chính xác, chữ viết đúng chính tả, sạch đẹp.
II. Kiến thức:
 Câu hỏi này thuộc dạng cảm nhận về một đoạn thơ, HS căn cứ vào yêu cầu của đề bài để nêu được cảm nhận của mình qua khổ thơ đó.
* Sau đây là những gợi ý của bài viết:
- Khổ thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng đội, đồng chí được thử thách nơi chiến hào.
- Bức tranh ấy được gợi ra từ không gian nghệ thuật với sự kết hợp hài hòa từ cảm hứng hiện thực và lãng mạn của thi nhân.
=> Từ đó ta thấy nổi lên cái nền của cảnh rừng đêm giá rét với ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng và vầng trăng giữa đêm rừng hoang sương muối trong một thời tiết khắc nghiệt, cái rét cắt da cắt thịt ở chốn rừng sâu, những người lính phục kích chờ giặc tới và chính sức mạnh của tình đồng đội, đồng chí đã giúp họ vượt qua những thử thách gian khổ…
- Người lính trong cảnh phục kích chờ giặc giữa rừng khuya còn có người bạn nữa là vầng trăng. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là một hình ảnh đẹp đã được nhận ra từ chính cuộc hành quân của tác giả, hình đó mang một ý nghiã biểu tượng được gợi ra từ những liên tưởng phong phú. Vầng trăng là những biểu tượng đẹp của một đất nước thanh bình, súng mang ý nghĩa của cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh. Súng và trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng. “ Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh thơ mộng, càng về khuya trăng càng đẹp, trăng lơ lửng trên đầu mũi súng như có nhịp điệu của một cái gì đó lơ lửng, chông chênh, bát ngát. Đó là một sáng tạo thi ca mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến.
=>Như vậy Chính Hữu đã nói đến vầng trăng của Việt Bắc giữa núi ngàn chiến khu, mượn trăng để tả cái vắng lặng của chiến trường, để tô đậm cái tư thế trầm tĩnh “chờ giặc tới”. Mọi gian khổ sẽ nhường chỗ cho những vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng, và đó cũng chính là vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng của tình đồng chí đồng đội.
* Chú ý:
HS có thể đưa ra những cảm nhận riêng của mình, có ý không trùng với đáp án, nhưng nội dung cơ bản phải viết được. Giám khảo cần đánh giá đúng năng lực của HS và có thể châm chước một số những lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, diễn đạt.
B. Biểu điểm: 6 điểm
Điểm
Yêu cầu cần đạt
6
Bài viết được những yêu cầu trên, có thể mắc một vài sai sót nhỏ
5
Cơ bản đạt yêu cầu trên, hiểu đề, hệ thống ý đảm bảo, khai thác đúng trong tâm vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận khá, có thể có ý chưa sâu.
3- 4
Hiểu đề, bố cục rõ, nhưng các ý chưa thật sâu sắc, lỗi diễn đạt chính tả không nhiều.
1 -2
Chưa nắm được yêu cầu đề bài, bài viết còn chung chung, bố cục chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
0
Lạc đề, không làm bài.
Câu2: ( 12 điểm )
 yêu cầu:
I. Kĩ năng:
- Kĩ năng phân tích đề, thể hiện ở hệ thống luận điểm, luận cứ đầy đủ, lập luận chặt chẽ, sắp xếp khoa học, dẫn chứng tiêu biểu, chính xác.
- Bài viết sáng tạo, có cảm xúc, gây được ấn tượng.
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, truyền cảm, viết câu, dựng đoạn tốt, viết đúng chính tả.
II. Kiến thức:
* Về nội dung: 
Phải đảm bào được hai luận điểm chính:
Vẻ đẹp chung của người phụ nữ mọi thời đại
Số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền bất công.
* Phạm vi: 
Chuyện người con gái Nam Xương.
 Truyện Kiều.
 Bánh trôi nước.
Người phụ nữ trong xã hội hiện đại ( người mẹ Tà Ôi…)
* Các gợi ý:
1. Luận điểm 1: Hai nhân vật đều có những nét chung của người phụ nữ mọi thời đại đó là vẻ đẹp.
- Vẻ đẹp về hình thức: hình thể, nhan sắc, tài năng ( vẻ đẹp của Thúy Kiều )
- Vẻ đẹp về tâm hồn: ( phẩm chất)
 + Họ là những người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, dịu dàng, đức hạnh, nết na 
( DC- PT => Vũ Nương.)
 + Thủy chung son sắt, tình nghĩa vợ chồng mặn nồng ( DC – Vũ Nương=>tình cảm với chàng Trương; Thúy Kiều => tình cảm với Kim Trọng)
Đức tính đảm đang, hiếu thảo, nhân hậu:
 + DC: Vũ Nương ( Đảm đang, hiếu thuận với mẹ chông)
 + DC: Thúy Kiều ( Bán mình chuộc cha, thương cha mẹ…)
Vẻ đẹp trong sự phản kháng mãnh liệt trước áp bức bất công:
 + DC: Vũ Nương đã tìm đến cái chết để kiên quyết bảo vệ nhan phẩm của mình.
2. Luận điểm 2: Số phận bất hạnh của những người phụ nữ xưa, họ là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền bất công.
- Họ là những người luôn khao khát hạnh phúc gia đình và tình yêu đôi lứa, song chính cái xã hội phong kiến nam quyền độc đoán, chứa chất những định kiến hẹp hòi những sự bất công đã đẩy người phụ nữ vào nỗi đau bất hạnh không lối thoát, hạnh phúc gia đình tan nát, tình yêu đôi lứa chia lìa.
 + DC: Vũ Nương phải chụi nỗi oan khiên tày trời, động đất, cuối cùng nàng phải tìm đến cái chết đau đớn…
 + DC: Thúy Kiều =>tình yêu tan vỡ =>gia đình bị vu oan, nàng phải bán mình chuộc cha…
Họ là những người phụ nữ luôn bị các thế lực chà đạp:
 + DC: Hoàn cảnh xô đẩy Vũ Nương vào cái chết , nàng đã bị bức tử…
 + DC: Xã hội đồng tiền đã xô đẩy Kiều hết nơi này đến nơi khác, đày đoạn thân phận người phụ nữ yếu đuối, bất hạnh…
* Liên hệ:
- Bánh trôi nước ( Hồ Xuân Hương )
- Văn học hiện đại ( Chị Dậu )
B. Biểu điểm : 14 điểm
Điểm
Yêu cầu cần đạt
14
Đáp ứng đầy đủ và sâu sắc các yêu cầu trên
13
Đạt được những yêu cầu trên, nhưng còn mắc một số lỗi chính tả
12
Đạt được những yêu cầu trên, nhưng còn mắc một số lỗi chính tả, từ ngữ.
11
Đạt được những yêu cầu trên, nhưng còn mắc một số lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
9 – 10
Bố cục đảm bảo, cơ bản đạt được những yêu cầu về nội dung, có ý nhỏ chưa sâu, còn mắc một số lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
8
Bố cục hoàn chỉnh, đảm bảo nội dung trọng tâm nhưng việc triển khai luận điểm chưa tốt; cách trình bày, diễn đạt đôi chỗ còn hạn chế.
6 – 7
Bố cục hoàn chỉnh, đã trình bày được các luận điểm nhưng việc nêu và phân tích các dẫn chứng chưa đầy đủ; trình bày, diễn đạt còn hạn chế.
4 – 5
Chưa đảm bảo kiến thức trọng tâm, thiếu luận điểm, kĩ năng làm bài chưa tốt.
2 - 3
Nêu được vài ý nhỏ, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về hình thức.
1
Hiểu sai yêu cầu đề bài, diễn đạt kém.
0
Không làm bài.
* Lưu ý:
- HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những yêu cầu trên.
- Giám khảo cần trân trọng và đánh giá thích đáng vơí những bài viết thể hiện sự thông minh, sáng tạo của HS.


File đính kèm:

  • docDe thi HSG van 9(13-14).doc