Kì thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2009-2010 môn Ngữ Văn – Lớp 10 Trường THPT Trưng Vương

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 3281 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2009-2010 môn Ngữ Văn – Lớp 10 Trường THPT Trưng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH	 KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG Năm học 2009-2010
 	MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10
	Thời gian : 120 phút

Đề thi : Mở đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết :
	Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
	Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
	Anh (chị) hiểu ý nghĩa hai câu đó như thế nào ? Hãy chứng minh rằng tư tưởng đó đã được Nguyễn Trãi thể hiện trong toàn bài “Bình Ngô đại cáo”.
*****




SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH	 KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG Năm học 2009-2010
 	MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10
	Thời gian : 120 phút

Đề thi : Mở đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết :
	Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
	Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
	Anh (chị) hiểu ý nghĩa hai câu đó như thế nào ? Hãy chứng minh rằng tư tưởng đó đã được Nguyễn Trãi thể hiện trong toàn bài “Bình Ngô đại cáo”.
*****




SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH	 KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG Năm học 2009-2010
 	MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10
	Thời gian : 120 phút

Đề thi : Mở đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết :
	Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
	Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
	Anh (chị) hiểu ý nghĩa hai câu đó như thế nào ? Hãy chứng minh rằng tư tưởng đó đã được Nguyễn Trãi thể hiện trong toàn bài “Bình Ngô đại cáo”.
*****
	THI HSG VĂN LỚP 10 (2009 - 2010)	
	YÊU CẦU LÀM BÀI
 Học sinh cần biết làm một bài văn nghị luận hoàn chỉnh, giải quyết đúng yêu cầu của đề bài.
Có thể triển khai bài làm theo nhiều cách khác nhau ; nhưng đại thể cần có các ý sau :
	A. Mở bài
	- Giặc Minh, khi kéo quân sang xâm lược nước ta đã rêu rao đó là một hành động nhân nghĩa : diệt Hồ Quý Ly để khôi phục ngôi vua cho nhà Trần.
	- Sau mười năm gian lao kháng chiến chống quân Minh, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã giành được thắng lợi. Tuyên bố chiến thắng giặc Minh cũng là tuyên bố sự ra đời của một triều đại nhân nghĩa.
	- Nhân nghĩa là gì ? Bình Ngô đại cáo khẳng định :
	Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
	Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
	B. Thân bài
	1. Ý nghĩa lời khẳng định :
	a) Nhân nghĩa lấy việc yên dân làm mục đích.
	- Yên dân là gì ?
	+ Là dân được yên : yên ổn làm ăn, sống trong cảnh thái bình, không bị nhũng nhiễu, ức hiếp.
	+ Là yên lòng dân : chính trị phải hợp với lòng người, kinh tế phải làm cho đất nước giàu mạnh, dân trí mở mang, mọi người sống yên vui hạnh phúc, đạo lí của nhân dân được coi trọng…
	- Quan niệm của Nguyễn Trãi về nhân nghĩa có tính nhân dân :
	+ Điều gì “yên dân” thì là nhân nghĩa.
	+ Điều gì trái với “yên dân” thì cũng trái với nhân nghĩa.
	b) Nhân nghĩa phải trừ bạo.
	- Nhân nghĩa không thụ động mà phải tích cực hành động.
	- Kẻ tàn bạo làm hại dân nên phải trừ bạo để yên dân.
	2. Tư tưởng “yên dân, trừ bạo” thể hiện qua suốt Bình Ngô đại cáo :
	a) Xét việc quá khứ :
	- Những triều đại vẻ vang đều là triều đại nhân nghĩa lấy việc yên dân làm gốc.
	- Những kẻ mạnh nhưng tham bạo, chống nhân nghĩa, chống lại việc yên dân nên đều đã thất bại :
	Lưu Cung tham công nên thất bại,
	Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
	b) Xét tội ác của giặc Minh :
	- Bao trùm lên tất cả :
	Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
	Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
	- Nguyễn Trãi kể ra các loại hành động của giặc, nhấn mạnh tội ác của chúng gây tai họa khủng khiếp cho nhân dân. Tội ác ấy nhiều vô kể : “Trúc Nam Sơn…”, “Nước Đông Hải…”
	- Ông khẳng định :
	Lẽ nào trời đất dung tha
	Ai bảo thần dân chịu được ?
	c) Nhìn lại buổi đầu cuộc kháng chiến :
	- Cuộc kháng chiến đầy những khó khăn : quân thù đang mạnh, ta thì thiếu người tài, thiếu vũ khí, lương thực.
	- Nhưng đó là cuộc chiến đấu để vì dân, trừ bạo.
	- Người lãnh đạo biết dựa vào dân, phát động toàn dân, dùng chiến thuật phù hợp :
	Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,
	Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
	Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh, 
	Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.
	d) Nhìn lại cuộc phản công và chiến thắng
	- Quân ta càng đánh càng mạnh vì đó là cuộc chiến đấu “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”.
	- Giặc càng thua càng tráo trở, càng tráo trở càng thua to. Thế thua là tất yếu, càng cứu nguy lại càng thêm nguy.
	- Thái độ của giặc khi thất bại là thái độ đê hèn của kẻ phi nghĩa : lê gối dâng tờ tạ tội, trói tay để tự xin hàng, sợ bóng mà vỡ mật, xéo lên nhau để chạy thoát thân.
	- Thái độ của quân dân ta : khắc cốt ghi xương tội ác của giặc nhưng khi thắng giặc lại bao dung, nhân đạo – mở lòng hiếu sinh, cấp cho năm trăm chiếc thuyền. “Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”.
	đ) Tuyên bố
	- Đất nước sạch bóng quân thù.
	- Chiến thắng là để thanh bình, để duy tân, thực hiện được lí tưởng yên dân :
	Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm
	Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn.
	e) Nhìn suốt toàn bộ “Bình Ngô đại cáo” : tư tưởng “yên dân, trừ bạo” là quan điểm lớn để lí giải cái đúng sai, chuyện thành bại.
	C. Kết bài :
	- “Bình Ngô đại cáo” là áng “thiên cổ hùng văn”, lập luận chặt chẽ, hành văn mạnh mẽ, tiêu biểu cho nghệ thuật chính luận.
	- Những giá trị lâu dài của nó là lòng yêu nước, quan điểm nhân dân. “Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước thương dân ; cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân” (Phạm Văn Đồng – Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc).

	BIỂU ĐIỂM
Điểm 18 -20 : đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, văn viết có hình ảnh, có cảm xúc.
Điểm 14 - 17 : nội dung đầy đủ, diễn đạt lưu loát.
Điểm 10 - 13 : nội dung tương đối đầy đủ, văn viết sáng sủa, diễn đạt được ý.
Điểm 6 - 9 : nội dung sơ sài, diễn đạt luộm thuộm.
Điểm 1 - 5 : không hiểu đề. 











File đính kèm:

  • docDe thi HSG Van 10(1).doc