Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2007- 2008 môn thi : ngữ văn bảng a ( thời gian làm bài: 150 phút )

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2007- 2008 môn thi : ngữ văn bảng a ( thời gian làm bài: 150 phút ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND thành phố Hải Phòng
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Sở GD và Đt 
Năm học 2007- 2008

Môn thi : Ngữ văn 
 Bảng A
( Thời gian làm bài: 150 phút )

Phần I. Trắc nghiệm ( 2 điểm )
	Chọn một chữ cái đứng trước phương án đúng
Câu 1. Trong bài thơ "Đồng chí " của Chính Hữu, câu thơ kết:" Đầu súng trăng treo", hình ảnh "súng" và "trăng" có ý nghĩa bao quát và sức gợi hơn cả về
	A. chiến tranh và hòa bình.
	B. hiện tại và tương lai.
	C. sự kết hợp giữa chất liệu hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
	D. sự hài hòa giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong người vệ quốc quân. 
Câu 2. Đặc điểm đó không rõ nét trong bài thơ
	A. Nhớ rừng 
	B. Khi con tu hú
	C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
	D. Đoàn thuyền đánh cá.
Câu 3. Câu thơ đã dẫn trên rất giàu khả năng liên tưởng. Đó là kết quả của cách diễn đạt
	A. giàu tính hội họa. B. giàu tính nhạc.
	C. giàu tính điện ảnh. D. giàu tính điêu khắc.
Câu 4. ý nào không được gợi ra từ hai chữ " đồng chí "trong bài thơ của Chính Hữu ?
	A. Là sự gắn kết của những người đồng cảnh.
	B. Là sự đồng lòng đánh giặc.
	C. Là cùng đuợc kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.
	D. Là cùng nâng đỡ nhau vượt lên gian khổ.
Câu 5. Chọn các từ ngữ cần thiết điền vào chỗ trống để tạo nên một đoạn văn với thông tin chính xác về nhà thơ Chính Hữu:
" Chính Hữu tên khai sinh là (1)................., sinh sau nhà thơ Huy Cận ( 2)...............năm, và ông mất sau ( 3 )..............năm. Ông tham gia ( 4 )..................... năm(5 )................Ông đã làm thơ ghi lại ( 6 )................................................................................
gắn bó trong suốt hai cuộc kháng chiến. Thơ ông hầu như chỉ gắn bó với hình tượng ( 7 ) .............................Sức viết của Chính Hữu(8) ...............nhưng ông là một phong cách thơ ( 9)................của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông chuyển từ cảm hứng (10)...................................................................
Câu 6. Đoạn văn trên sau khi đã điền đủ thông tin trên là văn bản được tạo lập theo phương thức nào?
	A. Thuyết minh. B. Tự sự .
	C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
Câu 7. Có một bài thơ thường được đem ra so sánh với bài thơ Đồng chí là 
	A. Khi con tu hú.
	B. Quê hương.
	C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
	D. Đoàn thuyền đánh cá.
Câu 8. Sự so sánh đó về cơ bản là giữa những sáng tác
	A. trên cùng đề tài. 
	B. chung nhau khuynh hướng.
	C. chung nhau giai đoạn hiện thực. 
	D. có nhiều điểm gần gũi về phong cách.
Câu 9. Bài thơ nào sau đây gần gũi hơn cả về thời điểm sáng tác vơí bài thơ Đồng chí ?
	A. Nhớ ( Hồng Nguyên).
	B. Gửi em, cô thanh niên xung phong ( Phạm Tiến Duật )
	C. ánh trăng ( Nguyễn Duy )
	D. Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh )
	E. Bếp lửa ( Bằng Việt )
Câu 10. Nhà thơ nào được bạn đọc mến mộ mệnh danh là " hiệp sĩ Trường Sơn "?
	A. Bằng Việt. B. Phạm Tiến Duật. 
	C. Nguyễn Khoa Điềm. D. Hữu Thỉnh.
Câu 11. Nhà thơ được mệnh danh như thế chủ yếu bởi lẽ
	A. nhà thơ từng sống và chiến đấu ở Trường Sơn.
	B. quê hương nhà thơ ở núi rừng Trường Sơn.
	C. là một một tầm vóc thơ ca vạm vỡ.
	D. là một trong số nhà thơ viết thành công nhất về đề tài Trường Sơn.
Phần II. Tự luận ( 8 điểm )
Câu 1 ( 4 điểm )
	Đọc văn bản sau:
	Năm nay con đã lớn bằng này. Mẹ đã gọi: dậy đi Dung ơi, con gái mẹ.
Dậy đi thổi cơm ăn còn đi học. Hoặc: dậy đi mà giặt giũ.
	Con thích đi cùng ôm lưng mẹ. Mẹ như thể chỉ là người chị. Có đôi công việc con nói: Mẹ chậm lắm, để con làm cho!
	Nhưng con vẫn thích rúc đầu vào ngực mẹ, nằm ngả đầu vào lòng mẹ.
	Có một con chim nào hót như nhạo chế: eo ơi lớn thế...
	Con chim ngốc kia ơi, ta lớn thật rồi. Nhưng giá thử ta không có mẹ thì biết lấy ai cho ta mừng quýnh chân ra đón, lấy ai cho ta đêm nằm ngủ dụi đầu...
	( Trúc Thông, Nho nhỏ mùa thu, NXB Kim Đồng, 2002, trang 16)
a. Em thử đặt đầu đề cho văn bản trên và giải thích vì sao em lại lựa chọn như thế.
b. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. 
c. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của văn bản trên ( viết trong khoảng từ 11-15 dòng ).
d. Em thử viết một văn bản với phương thức và dung lượng như văn bản trên, chủ đề do em tự chọn. 
Câu 2 ( 4 điểm )
	Sức hấp dẫn của cách nói " Không có ..." trong bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật.


 

File đính kèm:

  • docDe HSG V9 TPbang A.doc
Đề thi liên quan