Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2011 - 2012 môn Lịch Sử

doc4 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2011 - 2012 môn Lịch Sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN LỊCH SỬ
 Thời gian: 150 phút không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
	A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1 (2,0 điểm). Quan hệ Mĩ - Liên Xô trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau? Tại sao có sự khác nhau đó?
	Câu 2 (4,0 điểm). Nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN là gì? Tại sao nói sự phát triển của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali - Inđônêxia tháng 2 năm 1976. 
	B. LỊCH SỬ VIỆT NAM
	Câu 3 (3,0 điểm). Nguyễn Ái Quốc đã có chuyển biến trong nhận thức và hành động cách mạng như thế nào trong năm 1920? Ý nghĩa lớn lao của những chuyển biến đó là gì?
Câu 4 (5,0 điểm). Vì sao ngày 19-12-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh lại quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp? 
Câu 5 (6,0 điểm). Đánh giá ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16, chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 đối với tiến trình chung của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954).
----------------------------Hết---------------------------
 Họ và tên thí sinh:Số báo danh:.............
 UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 HD CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS MÔN LỊCH SỬ
Năm học 2011 - 2012
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
1. Thí sinh trả lời theo cách riêng (về bố cục và câu chữ) nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm
2. Thí sinh vận dụng được kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được khuyến khích cho thêm điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của toàn bài
3. Sau khi cộng điểm toàn bài để điểm lẻ đến 0,25 điểm
II. Hướng dẫn chấm chi tiết
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
Câu 1
Quan hệ Mĩ - Liên Xô trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau? Tại sao lại có sự khác nhau đó?
2,00
* Quan hệ Mĩ - Liên Xô: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô là đồng minh. Sau chiến tranh, Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng “chiến tranh lạnh”.
* Giải thích
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa phát xít là kẻ thù chung của cả Liên Xô và Mĩ nên hai nước buộc phải liên minh với nhau.
- Sau chiến tranh, Mĩ và Liên Xô có sự đối lập về mục tiêu và chiến lược: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của CNXH; Mĩ chống phá Liên Xô và các nước XHCN, âm mưu làm bá chủ thế giới. Từ sự đối lập trên, Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu.
1,0
0,5
0,5
Câu 2
Nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN là gì? Tại sao nói: “Sự phát triển của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali - Inđônêxia tháng 2-1976? 
4,00
* Nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN
- Sau khi giành được độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước , nhiều nước Đông Nam Á đã chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác, phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi, khó tránh khỏi thất bại...
- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của các nước Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan.
* Hiệp ước Ba li - Inđônêxia tháng 2-1976
- Trong bối cảnh lịch sử mới ở Đông Nam Á, Mĩ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cách mạng ba nước Đông Dương thắng lợi, tháng 2/1976 ASAEAN họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ I tại Bali (Inđônêxia). Các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết các văn kiện quan trọng Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ước đã xác định những xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của các nước Đôngg Nam Á như tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau,giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên, hợp tác cùng phát triển.
- Như vậy, Hội nghị thượng đỉnh Bali đã đặt nền tảng lý luận cho sự hợp tác ASEAN, hình thành chủ nghĩa khu vực ASEAN; đồng thời củng cố nền tảng pháp lý, cơ cấu tổ chức bảo đảm cho sự hợp tác ASEAN, song cũng mở cửa cho các nước khác trong khu vực tham gia. Sau Hội nghị, mối quan hệ giữa các nước trong ASEAN đã không ngừng phát triển, ngày càng gắn bó hơn, vị thế của ASEAN ngày càng lớn mạnh hơn
2,0
0,5
1,0
0,5
Câu 3
Nguyễn Ái Quốc đã có chuyển biến trong nhận thức và hành động cách mạng như thế nào trong năm 1920? Ý nghĩa lớn lao của những chuyển biến đó là gì?
3,00
* Những chuyển biến trong nhận thức và hành động của Nguyễn Ái Quốc năm 1920.
- Trước yêu cầu của lịch sử, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước. Từ năm 1911 đến năm 1919, Người đi đến nhiều nước ở khắp các châu lục, làm đủ nhiều nghề để kiếm sốngQuá trình này đã cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc nhiều nhận thức quan trọng, làm cơ sở để Người lựa chọn con đường cứu nước sau này.
- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo Luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giải phóng dân tộc.
- Tháng 12-1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt đông của Nguyễn Ái Quốc, từ một người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin.
* Ý nghĩa: Những chuyển biến trong nhận thức và hành động của Nguyễn Ái Quốc năm 1920 đã chứng tỏ Người đã đến được với chủ nghĩa Mác-Lê nin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đó là con đường Cách mạng vô sản. Từ đó, mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
0,5
0,75
0,75
1,0
Câu 4
Vì sao ngày 19-12-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh lại quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp? 
5,00
* Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, trong khi ta thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản của Hiệp định và Tạm ước thì thực dân Pháp đã bội ước, đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược nước ta một lần nữa.
- Ở Nam bộ và Nam Trung bộ, thực dân Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.
- Ở Bắc bộ, ngày 20/11/1946, thực dân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn. 
- Ở Hà Nội, từ đầu tháng 12-1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà thông tin ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, tàn sát đồng bào ta ở phố Hàng Bún...
 Trắng trợn hơn, trong các ngày 18 và 19-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho quân đội chúng.Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chậm nhất là ngày 20-12-1946, quân Pháp sẽ chuyển sang hành động.
* Tình thế khẩn cấp đã buộc Đảng, Chính phủ ta phải có quyết định kịp thời:
- Ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Tối 19-12-1946, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
* Như vậy, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19-12-1946 là xuất phát từ tình hình thực tiễn là khả năng hoà hoãn không còn do hành động gây hấn của thực dân Pháp. Chủ trương đó thể hiện sự sáng suốt, chủ động của ta ngay từ đầu cuộc kháng chiến...
0,5
0,5
0,5
1,0
1,0
0,5
0,5
0,5
Câu 5
Đánh giá ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16, chiến dịch
Việt Bắc thu - đông năm 1947, chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 đối với 
tiến trình chung của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954).
6,00
* Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16
- Trình bày tóm tắt diễn biến
- Ý nghĩa: Chiến thắng này đã làm phá sản bước đầu âm mưu “đánh nhanh, thắng
 nhanh” của Pháp; tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tạo điều kiện cho cả nước đi vào 
cuộc kháng chiến lâu dài
* Chiến dịchViệt Bắc thu - đông năm 1947
- Trình bày khái quát âm mưu của Pháp, chủ trương của ta và diễn biến của chiến dịch
- Ý nghĩa: Với chiến thắng này ta đã bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc và cơ quan 
đầu não kháng chiến, bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành, làm phá sản hoàn 
toàn âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp buộc chúng phải bị động chuyển sang
đánh lâu dài đối với ta 
* Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950
- Trình bày khái quát kế hoạch của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến chiến dịch
- Ý nghĩa: Với chiến thắng Biên giới thu - đông 1950, ta đã làm phá sản hoàn toàn
 kế hoạch Rơve của Pháp, con đường liên lạc quốc tế của ta với các nước XHCN 
được khai thông và điều quan trọng nhất là ta đã giành được thế chủ động chiến
 lược trên chiến trường chính Bắc Bộ đẩy thực dân Pháp vào thế phòng ngự, bị động,
lúng túng
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
-----------------------------HÕt--------------------------------------

File đính kèm:

  • docDe thi HSG lop 9 cap tinh nam hoc 2011-2012.doc