Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 10 THPT năm học 2013 – 2014 môn thi: Lịch Sử
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 10 THPT năm học 2013 – 2014 môn thi: Lịch Sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC HẢI DƯƠNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi gồm: 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm): Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông có gì khác so với các quốc gia cổ đại phương Tây? Vì sao có sự khác nhau đó? Câu 2 (2,0 điểm): Vì sao có sự xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng? Nêu tính chất và ý nghĩa của phong trào văn hóa này. Câu 3 (2,0 điểm): Các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện những chính sách gì về văn hóa để cai trị nước ta? Mục đích và kết quả của những chính sách đó? Câu 4 (2,5 điểm): Sự khác biệt về cách thức tổ chức đánh giặc và kết thúc chiến tranh giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý với cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần? Từ đó rút ra bài học về nghệ thuật quân sự của các cuộc kháng chiến này. Câu 5 (1,5 điểm): Nhiệm vụ thống nhất đất nước được đặt ra và giải quyết như thế nào trong các thế kỉ XVI – XVIII ở nước ta? -----------------------Hết----------------------- Họ và tên thí sinh.............................................................Số báo danh................................... Chữ ký của giám thị 1........................................Chữ ký của giám thị 2................................. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi: LỊCH SỬ HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Hướng dẫn chung 1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm, thì vẫn cho điểm như hướng dẫn qui định 2. Ở từng câu, từng ý chỉ cho điểm tối đa khi: + Trả lời đúng, có diễn giải cụ thể + Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 3. Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25 Đáp án và thang điểm Câu NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (2,0 điểm): Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông có gì khác so với các quốc gia cổ đại phương Tây? Vì sao có sự khác nhau đó? * Sự khác nhau 1,0 - Phương Đông cổ đại Chế độ chuyên chế cổ đại: Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao. Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc. 0,5 - Phương Tây cổ đại Dân chủ chủ nô: Không có vua, Đại hội công dân có quyền lực tối cao, bầu ra Hội đồng 500 có vai trò như “quốc hội”, bầu 10 viên chức điều hành công việc như một chính phủ. Về bản chất là nền dân chủ của chủ nô, dựa trên sự bóc lột và đàn áp của chủ nô đối với nô lệ. 0,5 * Có sự khác nhau đó vì: 1,0 - Phương Đông: + Điều kiện tự nhiên: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi, dân cư sống tập trung. 0,25 + Kinh tế: Chủ đạo là nông nghiệp. Do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi, cần huy động sức của nhiều người và cần một người có uy tín đứng ra tổ chức, quản lý. 0,25 - Phương Tây: + Điều kiện tự nhiên: Địa hình chia cắt, khó tập trung đông dân cư ở một nơi. 0,25 + Kinh tế: Thủ công nghiệp và thương nghiệp không cần tập trung quyền lực trong tay một người. 0,25 Câu 2 (2,0 điểm): Vì sao có sự xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng? Nêu tính chất và ý nghĩa của phong trào văn hóa này. * Nguyên nhân 0,75 - Bước sang giai đoạn hậu kì trung đại, giai cấp tư sản mới ra đời, tuy có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị xã hội tương ứng. 0,25 - Những quan điểm lỗi thời của Giáo hội Kitô đã kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản. 0,25 + Sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật giúp con người nhận thức được bản chất của thế giới. 0,25 * Tính chất: 0,25 Phong trào văn hóa Phục hưng thực chất là một cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản thời hậu kì trung đại 0,25 * Ý nghĩa 1,0 - Lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự phong kiến, đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ 0,5 - Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. 0,25 - Cổ vũ và mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển 0,25 Câu 3 (2,0 điểm): Các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện những chính sách gì về văn hóa để cai trị nước ta? Mục đích và kết quả của những chính sách đó? * Các chính sách cai trị về văn hóa: 0,75 - Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ Nho. 0,5 - Bắt nhân dân ta phải thay đổi theo phong tục của người Hán 0,25 * Mục đích: Đồng hóa dân tộc ta 0,5 * Kết quả: 0,75 - Các triều đại phong kiến phương Bắc không đồng hóa được dân tộc ta. 0,25 - Nhân dân ta đã tiếp nhận và “Việt hóa” những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa 0,25 - Nhân dân không bị đồng hóa, tiếng Việt vẫn được bảo tồn, các phong tục tập quán truyền thống vẫn được duy trì... 0,25 Câu 4 (2,5 điểm): Sự khác biệt về cách thức tổ chức đánh giặc và kết thúc chiến tranh giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý với cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần? Từ đó rút ra bài học về nghệ thuật quân sự của các cuộc kháng chiến này. * Sự khác biệt 1,75 - Cách thức tổ chức đánh giặc: 1,25 Nhà Lý: + “Tiên phát chế nhân”: chủ động đánh trước chế ngự thế mạnh của giặc 0,25 + Lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt chặn đánh giặc, kết hợp với chiến tranh tâm lí cho người ngâm bài thơ “Nam quốc sơn hà” 0,5 Nhà Trần: + Thực hiện kế sách “Vườn không nhà trống” để bảo toàn lực lượng. 0,25 + Chủ động phản công khi thế giặc yếu. 0,25 - Cách thức kết thúc chiến tranh: 0,5 Nhà Lý: Bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng giảng hòa để giảm thiệt hại về người, của cho nhân dân 0,25 Nhà Trần: Dùng sức mạnh quân sự để đè bẹp ý đồ xâm lược của kẻ thù 0,25 *Bài học về nghệ thuật quân sự 0,75 - Biết đoàn kết toàn dân đánh giặc, giữ nước 0,25 - Biết chớp thời cơ 0,25 - Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều 0,25 Câu 5 (1,5 điểm): Nhiệm vụ thống nhất đất nước được đặt ra và giải quyết như thế nào trong các thế kỉ XVI – XVIII ở nước ta? * Nhiệm vụ thống nhất đất nước được đặt ra trong bối cảnh: 0,75 - Trong các thế kỉ XVI – XVIII, chiến tranh phong kiến (Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn) dẫn đến đất nước bị chia cắt thành 2 đàng (Đàng Trong và Đàng Ngoài) hơn 2 thế kỉ, khiến khối đoàn kết bị chia rẽ, sự phát triển kinh tế bị cản trở 0,25 - Giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến 2 Đàng khủng hoảng sâu sắc, đời sống nhân dân khổ cực 0,25 => Yêu cầu lịch sử đặt ra: lật đổ các tập đoàn phong kiến, phá bỏ sự chia cắt thống nhất đất nước 0,25 * Giải quyết 0,75 - Trong thế kỉ XVIII bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nhưng đều thất bại. Sự nghiệp thống nhất còn bỏ ngỏ. 0,25 - Từ 1771 – 1777, phong trào Tây Sơn bùng lên và lật đổ tập đoàn chúa Nguyễn ở Đàng Trong 0,25 - Từ 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê và làm chủ toàn bộ đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành. 0,25
File đính kèm:
- De thi HSG lop 10 mon Lich Su tinh Hai Duong nam 2014.doc