Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2008 - 2009 đề môn ngữ văn bảng a

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2008 - 2009 đề môn ngữ văn bảng a, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò chÝnh thøc
Së GD&§T................ 
K× thi chän häc sinh giái tØnh líp 12 
N¨m häc 2008 - 2009


ĐỀ MÔN NGỮ VĂN BẢNG A 
Thêi gian lµm bµi: 180 phót

 


Câu 1(6,0 điểm)
“ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.
 (Nam Cao)
	 Suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên.
Câu 2 ( 6,0 điểm)
Cảm nhận của anh, chị về hình ảnh ngọn đèn con của chị Tý trong truyện Hai đứa trẻ; từ đó rút ra nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Thạch Lam. 
Câu 3 ( 8,0 điểm)
Cái tôi trữ tình của nhà thơ Tố Hữu từ bài thơ Từ ấy đến bài thơ Việt Bắc. 

 = Hết = 



Së Gd&§t ................
Kú thi chän häc sinh giái tØnh líp 12 
N¨m häc 2008 - 2009


h­íng dÉn vµ biÓu ®iÓm ChÊm ®Ò chÝnh thøc
(H­íng dÉn vµ biÓu ®iÓm chÊm gåm 04 trang)
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BẢNG A
 Môn Ngữ Văn
 ( Đáp án và biểu điểm gồm 03 trang)
I.Yêu cầu chung.
Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Thí sinh có thể lựa chọn nhiều cách trình bày, nhiều phương thức: thuyết minh, phân tích, nghị luận, phát biểu cảm nghĩ…
 Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong Hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục.
Tổng điểm toàn bài: 20,0, chiết đến 0,5. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính; trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm chi tiết.
 II.Yêu cầu cụ thể:
Câu 1:
Ý1: Giải thích ý kiến của Nam Cao:
 Cẩu thả: làm việc thiếu trách nhiệm, vội vàng, hời hợt, không chú ý đến kết quả. Bất lương: không có lương tâm.
 Nam Cao phê phán với một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát (dùng câu khẳng định): cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương.
Ý 2: Bàn luận:
 Đây là một ý kiến đúng đắn. Bởi trong bất cứ nghề nghiệp, công việc gì, cẩu thả, vội vàng cũng đồng nghĩa với gian dối, thiếu ý thức, chắc chắn hiệu quả thấp kém, thậm chí hư hỏng, dẫn đến những tác hại khôn lường.
 Thực chất Nam Cao muốn xây dựng, khẳng định một thái độ sống có trách nhiệm, gắn bó với công việc, có lương tâm nghề nghiệp. Đó là biểu hiện của một nhân cách chân chính.
Ý3: Gắn vấn đề với thực tiễn: 
 Mỗi người trên bất cứ lĩnh vực, công việc gì cũng cần cẩn trọng, có lương tâm, tinh thần trách nhiệm với công việc; coi kết quả công việc là thước đo lương tâm, phẩm giá của con người. 

 Hướng dẫn cho điểm.
+ Điểm 6,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên; bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ; văn có giọng điệu.
+ Điểm 4,0: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, một số ý chưa sâu sắc; biết lập luận; diễn đạt trong sáng (có thể còn vài lỗi nhẹ).
+ Điểm 2,0: Chỉ nêu được một phần ba số ý; lập luận yếu; lỗi diễn đạt còn nhiều.
+ Điểm 0,0: Hoàn toàn lạc đề.

Câu 2:
Ý 1: Giới thiệu khái quát về Thạch Lam, Hai đứa trẻ và vấn đề cần giải quyết.
Ý 2: Cảm nhận:
 - Hình ảnh xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, gắn với chõng hàng của chị Tí.
 - Hình ảnh chân thực, bình dị, gần gũi, thân thương… trong cuộc sống đời thường của người lao động.
 - Hình ảnh có sức ám ảnh dư ba: gợi sự cảm thương sâu sắc về những kiếp sống lay lắt, vật vờ…; gợi sự đồng cảm, nâng niu, trân trọng những khát vọng bé nhỏ, mong manh, mơ hồ… về một cuộc sống tươi sáng hơn của người lao động nghèo. 
Ý 3 : Nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam:
 - Khả năng khám phá vẻ đẹp của cuộc sống đời thường.
 - Đậm yếu tố hiện thực mà vẫn giàu chất thơ, chất lãng mạn.
Ý 4: Đánh giá: hình ảnh giúp người đọc cảm nhận được ở Thạch Lam:
 - Một tấm lòng chân cảm sâu kín.
 - Một tài năng truyện ngắn bậc thầy.

 Hướng dẫn cho điểm
Điểm 6,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, biết cách cảm nhận một hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm văn học, văn giàu cảm xúc.
Điểm 4,0: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, cảm nhận chưa sâu sắc, diễn đạt trong sáng.
Điểm 2,0: Chỉ nêu được một phần ba số ý, lập luận yếu, lỗi diễn đạt còn nhiều.
Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 

Câu 3:
Ý 1: Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Từ ấy, Việt Bắc và vấn đề cần giải quyết.
Ý 2: Giải thích cái tôi trữ tình: cái tôi nhà thơ tự biểu hiện, tự bộc lộ cảm xúc…
Ý 3: Cái tôi trữ tình trong mỗi bài :
* Trong Từ ấy:
- Cái tôi vui sướng, hạnh phúc, đắm say… khi bắt gặp lý tưởng, được lý tưởng soi sáng.
- Cái tôi khát khao được cống hiến hết mình cho lý tưởng.
- Cái tôi trữ tình trong thơ và cái tôi cá nhân đồng nhất ngân vang, trẻ trung, sôi nổi, say sưa, chân thành…
* Trong bài thơ Việt Bắc:
- Cái tôi trở thành cái ta quần chúng cách mạng.
- Cái tôi nhân danh kháng chiến, cách mạng và dân tộc.
- Cái tôi thể hiện sự gắn bó, hoà nhập giữa nhân dân với cách mạng, mang tầm vóc lớn lao, cao đẹp.
Ý 4: Đánh giá: 
- Hai bài thơ nồng nàn hơi thở của thời đại và tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
- Từ Từ ấy đến Việt Bắc thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ của cái tôi trữ tình Tố Hữu, song hành với bước chuyển của cách mạng. Từ cái tôi - trí thức yêu nước say mê, hạnh phúc khi bắt gặp lí tưởng Đảng - trong Từ ấy phát triển thành cái ta - cách mạng, nhân dân và dân tộc lớn lao, cao đẹp - trong Việt Bắc.
 Hướng dẫn cho điểm
Điểm 8,0 : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, vận dụng kĩ năng phân tích, so sánh một cách nhuần nhuyễn, lập ý tốt, văn có cảm xúc, có giọng điệu riêng.
Điểm 6,0: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, biết vận dụng kĩ năng so sánh, diễn đạt trong sáng.
Điểm 4,0: Đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt.
Điểm 2,0: Chỉ nêu được một vài ý sơ sài, lỗi diễn đạt còn nhiều.
Điểm 0,0: Lạc đề hoàn toàn.

 ****************************

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Tinh Nghe An Lop 122008.doc
Đề thi liên quan