Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 Năm học: 2012 - 2013 Môn: ngữ văn Phú Thọ

docx3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 Năm học: 2012 - 2013 Môn: ngữ văn Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
 PHÚ THỌ Năm học: 2012 - 2013
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Ngữ văn
 Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề
 Đề thi có 01 trang 

 
Câu 1: Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ
 Cháu chiến đấu hôm nay
 Vì lòng yêu Tổ quốc
 Vì xóm làng thân thuộc
 Bà ơi cũng vì bà
 Vì tiếng gà cục tác
 Ổ trứng hồng tuổi thơ.
 (Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 2
 Có người cho rằng “ Nói dối có hại cho bản thân” nhưng cũng có ý kiến “ Có lúc nói dối tạo niềm tin”. Theo em, hai ý kiến này có mâu thuẫn nhau hay không?  Hãy viết một bài văn dài khoảng 400 từ trình bày quan điểm của mình.

Câu 3: Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Đồng chí























 

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM 
 PHÚ THỌ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Năm học: 2012– 2013
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Ngữ văn
 (Hướng dẫn chấm có ....trang) 


Câu 1
Về kĩ năng: 
 - Nhận diện được các biện pháp tu từ và đặc điểm của nó trong đoạn thơ.
 - Xác định được yêu cầu của đề; biết viết đoạn văn trình bày cảm nhận (suy nghĩ, đánh giá, bàn luận…) thể hiện cảm xúc của người viết về vấn đề đề bài đặt ra; kết hợp hài hoà tình cảm và suy nghĩ.
 - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diến đạt.
 2. Về kiến thức: 
 a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: ( 1,0 điểm)
 - Điệp ngữ: vì . Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng.
 - Liệt kê: Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể. 
 * Lưu ý: Phép liệt kê ở đây về bản chất là liệt kê theo kiểu tăng tiến – trình tự khái quát đến cụ thể cũng nhằm khắc sâu thêm lòng yêu quê hương, đất nước. Thí sinh trình bày “tăng tiến” là chấp nhận được.
 b. Viết đoạn văn cảm nhận: 
 Những ý chính cần thể hiện:
 - Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu. 
 - Điệp ngữ cách quãng “vì” lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ. 
 - Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. 
 - Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trẻ nên lòng yêu Tổ quốc”(I. Ê-ren-bua). Tiếng gà đã đồng vọng với tiếng của quê hương, gia đình, đất nước. 
 - Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân vật trữ tình. 
Câu 2
a. Yêu cầu cần đạt
* Yêu cầu kỹ năng 
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội.
- Văn phong trong sáng, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ.
* Yêu cầu kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo được các nội dung sau:
1. Giải thích
- Nói dối là gì? Nói dối là nói không đúng sự thật, không trung thực.
- Vì sao nói dối lại có hại cho bản thân? Nói dối có thể đưa mọi người vào những rắc rối nghiêm trọng. Làm mất lòng tin của mọi người, mất danh dự của bản thân. Trở thành người bất hạnh vì bị xa lánh…
- Vì sao có thể khẳng định có lúc nói dối mang lại niềm tin? Trong cuộc sống, cũng có khi ta phải nói dối. Bởi, nếu ta nói sự thật sẽ khiến người nghe thất vọng, bi quan. Chính những lời nói dối ấy đã tiếp thêm cho họ niềm vui, lòng tin vào cuộc sống.
=> Những câu nói hoàn toàn đúng nhưng không mâu thuẫn mà hỗ trợ, bổ sung ý nghĩa cho nhau mang lại cách nhìn nhận đúng đắn, toàn diện về việc nói dối.
2. Chứng minh nhận định
- Học sinh đưa ví dụ từ thực tế đời sống để làm sáng tỏ vấn đề. 
2. Suy nghĩ của bản thân
- Nói dối là thói xấu. Trong cuộc sống cũng có khi ta phải nói dối nhưng không nên lạm dụng. Ta chỉ nên nói dối khi nó mang lại lợi ích không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người.
- Nói dối xấu hay tốt hoàn toàn do mục đích của người sử dụng. Cần phải suy nghĩ cân nhắc trước khi nói hay hành động. Bất kỳ việc gì nếu hành động không suy nghĩ cũng đều mang lại hậu quả.
b. Biểu điểm 
- Điểm : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
- Điểm : Đáp ứng ở mức độ tương đối các yêu cầu đã nêu. Còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm : Về cơ bản đáp ứng các yêu cầu của bài. Có thể mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp nhưng vẫn rõ ý của mình.
- Điểm 1: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài viết lan man không thoát ý hoặc quá sơ sài.
- Điểm 0: Lạc đề, hoặc không làm bài.

File đính kèm:

  • docxHSG tinh LOP 9.docx
Đề thi liên quan