Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học: 2011-2012 môn thi: ngữ văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học: 2011-2012 môn thi: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH Năm học: 2011-2012 Môn thi: NGỮ VĂN Lớp 12 THPT Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2012 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề này có 01 trang, gồm 03 câu. Câu I ( 6.0 điểm) Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau, lan tới tận chân trời. Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào? Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào? Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào? (Hỏi - Hữu Thỉnh) Từ ý thơ trên, trình bày suy nghĩ của anh /chị về những bài học trong cách sống của con người. Câu II (6.0 điểm) Cảnh cho chữ (trích Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân) - cuộc tương ngộ của những tấm lòng. Câu III (8.0 điểm) Nỗ lực cách tân thơ Việt của Thanh Thảo trong Đàn ghi ta của Lor-ca. ……………………………..HẾT…………………………. • Thí sinh không sử dụng tài liệu. • Giám thị không giải thích gì thêm. Số báo danh …...............…… 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH Năm học: 2011-2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (Đề chính thức) Lớp 12 THPT Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2012 (Hướng dẫn gồm 05 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I Suy nghĩ của anh /chị về những bài học trong cách sống của con người Yêu cầu về kĩ năng trình bày Đảm bảo một văn bản nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi dùng từ, diễn đạt… 0.5 Yêu cầu về kiến thức ( 5.5 điểm) 1. Giải thích nội dung ý thơ (1.5 điểm) Từ sự nhận thức về phương thức tồn tại của tự nhiên (đất, nước, cỏ), nhà thơ thể hiện nỗi trăn trở, chiêm nghiệm, day dứt về lẽ sống của con người trước cuộc đời. 0.5 Phương thức tồn tại của tự nhiên: + Phương thức tồn tại của đất: tôn cao nhau - Là cách tồn tại trong sự bổ sung, bồi đắp lẫn nhau. + Phương thức tồn tại của nước: làm đầy nhau - Là cách tồn tại trong sự san sẻ, cảm thông với nhau. + Phương thức tồn tại của cỏ: đan vào nhau - Là cách tồn tại trong sự gắn bó chặt chẽ với nhau. 0.5 -> Đó là cách diễn đạt hình ảnh để khẳng định một phương châm sống cao đẹp, luôn bồi đắp, tôn vinh, chia sẻ và gắn bó với nhau trong cuộc sống. Đó là cách sống cao thượng, vượt lên trên cái tôi cá nhân ích kỉ đời thường để hướng tới một lẽ sống lớn lao, đích thực. 0.5 2. Những bài học về cách sống của con người (3.5 điểm ) Cần phải xác định một phương châm sống cao đẹp (3.0 điểm ) Trong cuộc sống, cần phải học cách hi sinh và dâng hiến. 1.0 Cần phải sống với nhau bằng thái độ sẻ chia, cảm thông. 1.0 Sức mạnh của sự sống đích thực chính là sự đoàn kết, gắn bó giữa người với người. 1.0 6.0 điểm Phải áp dụng phương châm sống một cách đúng đắn, hợp lí, tránh những sự hi sinh mù quáng, sự sẻ chia không đúng chỗ, nhắm mắt làm ngơ trước hành vi tội lỗi của người khác, gây bè kết phái với mục đích không trong sáng… 0.5 3. Liên hệ bản thân 0.5 2 Học sinh cần phải luôn học hỏi nâng cao, trau dồi nhận thức để có một phương châm sống cao đẹp. Cần phải vận dụng phương châm sống một cách linh động và phù hợp trong thực tiễn, tránh áp dụng một cách máy móc, khô cứng. II Cảnh cho chữ - cuộc tương ngộ của những tấm lòng. Yêu cầu về kĩ năng trình bày : Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt… 0.5 Yêu cầu về kiến thức ( 5.5 điểm) 1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích - Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là người có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm Chữ người tử tù in trong tập Vang bóng một thời là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. - Cảnh cho chữ nằm ở cuối tác phẩm, khi tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm. Đoạn trích như một bước “cởi nút”, vừa hoá giải tình huống, vừa mở ra một chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm. Đó là một đoạn kết xúc động, trang trọng, cổ kính và hấp dẫn. 0.5 2. Giải thích nhận định Cuộc tương ngộ của những tấm lòng là cuộc gặp gỡ của những tấm lòng, tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Đây là cuộc hội ngộ của những tâm hồn đam mê cái đẹp; những nhân cách trong sáng, cao cả. 1.0 3. Tại sao cảnh cho chữ là cuộc tương ngộ của những tấm lòng (3.0 điểm) Cuộc tương ngộ ấy vượt thoát khỏi những ràng buộc tầm thường, là sự thăng hoa của niềm đam mê cái đẹp. + Hoàn cảnh cho chữ: không gian, thời gian, ánh sáng. + Tư thế, tâm thế của người cho và nhận: Huấn Cao cho chữ vào đêm cuối cùng của cuộc đời, trong tư thế của một người cổ đeo gông, chân vướng xiềng. Kẻ tử tù được miêu tả ở tư thế bề trên uy nghi. Viên quản ngục và thầy thơ lại là những người đại diện cho cường quyền lại khúm núm, run run, ngưỡng mộ, trọng vọng người tù. 1.0 6.0 điểm Đây là cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa ba con người - ba tâm hồn - ba nhân cách; là lần gặp đầu tiên, nhưng cũng là lần cuối cùng. Họ tước bỏ mọi rào cản để đến với nhau bằng con người thật, ước muốn thật + Viên quản ngục, thầy thơ lại: khát vọng chiêm ngưỡng, thưởng thức, bảo tồn và gìn giữ cái đẹp. + Huấn Cao: khát vọng sáng tạo cái đẹp, phát hiện và trân trọng cái đẹp; là người có sứ mệnh bảo vệ và gìn giữ thiên lương. 1.0 -> Ba con người dù khác nhau về hoàn cảnh, địa vị, tâm thế nhưng đều gặp nhau ở niềm đam mê cái đẹp, ở thiên lương trong sáng. Đó là nhịp cầu kì diệu xoá mờ mọi ranh giới, ràng buộc, quan niệm tầm thường; là sự đồng cảm, tri âm sâu sắc giữa những tâm hồn, tấm lòng. 1.0 4. Giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của cảnh cho chữ (1.0 điểm) 3 Giá trị tư tưởng: + Cái đẹp, cái thiện không thể sống chung với cái xấu xa, bạc ác. Muốn chơi chữ, trước hết phải giữ được thiên lương (lời di huấn của Huấn Cao). + Niềm tin vào sự bất diệt của thiên lương, vào sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện. + Lòng ngưỡng vọng những vẻ đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc. 0.5 Giá trị nghệ thuật: Sử dụng thành công bút pháp tương phản, đối lập, bút pháp tạo hình, nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật dựng cảnh; lựa chọn và khắc hoạ những chi tiết tiêu biểu… 0.5 III Nỗ lực cách tân thơ Việt của Thanh Thảo trong Đàn ghi ta của Lor-ca. Yêu cầu về kĩ năng trình bày Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt… 0.5 Yêu cầu về kiến thức (7.5 điểm) 1. Giới thiệu vài nét về nhà thơ, bài thơ - Thanh Thảo (1946) là nhà thơ trưởng thành trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giầu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm. - Đàn ghi ta của Lorca được viết năm 1979 tại Đà Nẵng, in trong tập Khối vuông Ru bích (1985). Nhà thơ chọn thời điểm bi phẫn nhất cuộc đời Lorca cho cảm hứng thi phẩm. Bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ Thanh Thảo. 0.5 2. Lý giải chung về sự nỗ lực cách tân thơ Việt của Thanh Thảo. (2.0 điểm) Cách tân về phương diện nội dung: xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm - Là cái tôi hoàn toàn đắm chìm trong cái tôi cảm xúc, không hề có sự chi phối của lý trí. 0.5 Cách tân về phương diện nghệ thuật: tìm kiếm những phương thức biểu đạt mới ở hình thức câu thơ tự do, nhịp điệu thơ, hệ thống thi ảnh, ngôn từ. 0.5 Trong Đàn ghi ta của Lorca, cái tôi nội cảm Thanh Thảo đã tìm đến những phương thức biểu đạt mới để xây dựng hai hình tượng xuyên suốt là hình tượng Lorca và tiếng đàn có ý nghĩa biểu tượng. Những nỗ lực ấy của nhà thơ đã mở ra hướng đi mới mẻ cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại. 1.0 3. Những biểu hiện cụ thể của sự cách tân trong Đàn ghi ta của Lorca (4.0 điểm) 8.0 điểm a. Xây dựng hình tượng Lorca và hình tượng tiếng đàn qua hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ (3.0 điểm) 4 Lorca - Người nghệ sĩ tự do, cô đơn - Hình ảnh thực: áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn gợi hình ảnh người chiến binh khát khao tự do nhưng đơn độc trong cuộc chiến đấu với chế độ chính trị độc tài đương thời Tây Ban Nha. Một nghệ sĩ cách tân chống lại nền nghệ thuật già nua. - Hình ảnh biểu tượng: tiếng đàn bọt nước -> tiếng đàn như có linh hồn, có số phận mong manh. Đó chính là dự cảm, là nền tảng để nhà thơ tái hiện cái chết bi thảm người nghệ sĩ Lorca . 1.0 Lorca - Cái chết oan khuất, đau đớn đầy bi thương - Hình ảnh thực: áo choàng bê bết đỏ -> sự thật phũ phàng, người chiến sĩ Lorca bị giết hại. - Hình ảnh biểu tượng: + tiếng ghi ta nâu (gợi chất liệu làm nên cây đàn; màu đồng đất; màu da nâu; nỗi buồn trong thơ Lorca) -> tạo âm hưởng vừa gần gũi vừa buồn thương da diết. + tiếng ghi ta xanh biết mấy : Sự cộng hưởng màu sắc (thị giác) với âm thanh tiếng đàn (thính giác)->gợi sự sống tràn trề và cảm giác đau xót, ngậm ngùi cho vẻ đẹp đang bị phá huỷ. Đó cũng chính là sự nuối tiếc, xót thương của Thanh thảo dành cho Lorca. + tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, ghi ta ròng ròng máu chảy Âm thanh chuyển thành hình khối -> Âm thanh hoá thành thân phận. Tiếng đàn chính là số phận, là định mệnh nghiệt ngã của người nghệ sĩ Lorca -> Bằng bút pháp siêu thực, hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ, Thanh Thảo đã đào sâu vào cái tôi nội cảm của mình để tái hiện hình tượng người nghệ sĩ Lorca trong sự hoà âm với hình tượng tiếng đàn. Ẩn chứa trong từng tiếng đàn là nỗi buồn đau, xót thương mà nhà thơ Thanh Thảo dành cho Lorca - người con tài năng mà đoản mệnh. 1.0 Lorca - cuộc đời, tâm hồn và sáng tạo nghệ thuật đi vào bất tử. - Hình ảnh biểu tượng: không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang. Lời di nguyện của Lorca muốn hâu thế phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi đến sáng tạo nghệ thuật mới hơn, hay hơn. Thực tế tiếng thơ của ông đã trở thành bất tử. - Hình ảnh biểu tượng đậm chất siêu thực: Lorca bơi sang ngang, trên chiếc ghi ta màu bạc -> sắc màu cây đàn vừa gợi sự thanh sạch, ngay thẳng, vừa nhuốm màu siêu thoát, hư ảo nhưng trường tồn. Dù người nghệ sĩ bơi sang ngang với chiếc ghi ta màu bạc của mình nhưng linh hồn, tiếng đàn của anh thì vẫn trường cửu, không ngừng vươn lên, lan toả trong lòng các thế hệ mai sau. 1.0 b. Cái tôi nội cảm Thanh Thảo qua hình thức câu thơ giàu tính nhạc - Hình thức câu thơ tự do, xoá bỏ mọi ràng buộc, không dấu ngắt câu 1.0 5 (toàn bài thơ chỉ có một dấu ba chấm ở cuối bài) thể hiện một dòng cảm xúc liền mạch tuôn chảy giữa những dòng thơ. - Phép điệp, phép láy tạo nên tiết tấu, nhịp điệu giàu tính nhạc. - Chuỗi âm thanh li la li la li la tạo nên đặc trưng nhạc điêu riêng cho bài thơ, đồng thời ssể lại dư âm, dư ảnh (chuỗi hoa tím mà Lorca để lại, hay là chuỗi hoa người đời, người thơ thầm kín viếng hương hồn Lorca). Đó là sự giao thoa giữa thơ và nhạc và cũng chính là sự tri ân, ngưỡng mộ thành kính của nhà thơ Thanh Thảo dành cho người nghệ sĩ Lorca 4. Đánh giá nâng cao - Bài thơ là sự gặp gỡ của hai nhà thơ, sự giao thoa giữa hai nền văn hoá. - So sánh, mở rộng với một số nhà thơ khác để nhấn mạng sự nỗ lực cách tân thơ Việt của Thanh Thảo. 1.0 ( Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể tách bạch hoặc kết hợp sự cách tân về nội dung và sự cách tân về nghệ thuật. Giám khảo cần linh hoạt trong việc chấm và cho điểm). Lưu ý chung * Khuyến khích (cho thêm điểm nhưng không được vượt quá mức điểm qui định) đối với những ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lí, thuyết phục và những bài viết có có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng. * Ở từng ý trong bài làm của thí sinh, căn cứ vào mức độ đạt được, giám khảo cho các mức điểm thấp hơn mức điểm trong Hướng dẫn chấm. . ……………………………..HẾT………………………….
File đính kèm:
- De thi HSG chuan.pdf