Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học: 2012 - 2013 hướng dẫn chấm môn ngữ văn (đề dự bị)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học: 2012 - 2013 hướng dẫn chấm môn ngữ văn (đề dự bị), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
THANH HÓA
Năm học: 2012 - 2013



HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

(Đề dự bị)

Lớp 12 THPT

Ngày thi: 15 tháng 3 năm 2013
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu.
- Chấm theo thang điểm 20 (câu I: 6 điểm; câu II: 6 điểm; câu III: 8 điểm), cho điểm lẻ đến 0,25.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
I
 























 

6,0

Yêu cầu về kĩ năng trình bày 
0,5

Biết cách làm một văn bản nghị luận xã hội, có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các ý một cách lôgic, lập luận chặt chẽ, thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không quá ba lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ cơ bản…



Yêu cầu về kiến thức 
 5,5

1. Giải thích vấn đề cần nghị luận: (1,0 điểm)


- Cám dỗ: khêu gợi lòng ham muốn dến mức có thể làm cho sa ngã. Sự cám dỗ có thể là những giá trị vật chất cũng có thể là những yếu tố về tinh thần đánh vào những ham muốn tầm thường của con người.
0,25

- Đầu hàng cám dỗ là hành động của thú tính tức là thể hiện sự bất lực, chịu thua trước những ham muốn xác thịt, bẩn thỉu, buông thả. Đó là những hành động có tính bản năng của thú vật.
0,25

- Chiến thắng cám dỗ mới là con người: Vượt lên những cám dỗ ấy, thắng được những ham muốn bản năng ấy chính là thể hiện lý trí, bản lĩnh của con người. 
0,25

- Ý nghĩa khái quát của câu nói: Đề cao bản lĩnh, ý chí và đạo đức của con người trong cuộc đấu tranh với những cám dỗ của cuộc sống.
0,25

2. Bàn luận về ý nghĩa của câu nói (4,0 điểm)
 

- Phê phán những con người thiếu ý chí, thiếu bản lĩnh để cho những cái lợi về vật chất về công danh, địa vị, sự hào nhoáng của vinh hoa phú quý cám dỗ. Đó là những con người không chế ngự được những ham muốn mang tính bản năng, để dánh mất chính mình ( Học sinh đưa ra những dẫn chứng cụ thể)
1,0

- Đề cao những con người có bản lĩnh và luôn nỗ lực vươn lên , đấu tranh với phần “con” để sống “người”hơn. Đó là những người luôn giữ được thiên lương trong bất cứ hoàn cảnh nào (Học sinh đưa ra những dẫn chứng cụ thể)
 0,75

- Chiến thắng được cám dỗ sẽ giúp cho ta được sống thanh thản, hạnh phúc, được tôn trọng yêu quý. Đó cũng là góp thêm cho cuộc đời những điều tốt đẹp
 0,5

- Đây là quan niệm sống đẹp của những con người chân chính.
 0,5

- Tuy nhiên trong thực tế thực hiện được điều đó không dễ dàng. Bởi vì những vinh hoa phú quý, danh lợi bao giờ cũng có một ma lực khủng khiếp.
 0,5

- Con người muốn chiến thắng cám dỗ phải có đầy đủ ý chí, sức mạnh, đủ bản lĩnh, đủ phẩm chất đạo đức để vượt qua.
 0,75

3. Liên hệ bản thân (0,5 điểm)


- Liên hệ với thực tại
0,25

- Bài học cho bước đường tương lai.
0.25
 II
 
6,0


































Yêu cầu về kĩ năng trình bày (0,5 điểm)
 Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không quá ba lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ cơ bản…
0,5

Yêu cầu về kiến thức (5,5 điểm) 


1. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, và triết lý nhân sinh trong tác phẩm. (0,5 điểm)
0,5

2. Triết lý nhân sinh trong Vội vàng: (0,5 điểm)
Triết lý nhân sinh trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu là triết lý sống mãnh liệt, sống là tận huởng, tận hiến. Triết lý nhân sinh đó được tắm đẫm trong cảm xúc trữ tình thành một dòng tâm trạng sống động. Cụ thể:
 
0,5

a. Vẻ đẹp của thiên đường nơi trần thế: (1,0 điểm)


- Thiên nhiên là một khu vườn đầy xuân sắc, xuân tình, tuơi trẻ, đầy sức sống: “tuần tháng mật, hoa đồng nội…khúc tình si”→ nhà thơ đã phát hiện có một thiên đường ngay trên mặt đất này với những hoa thơm, trái ngọt của mùa xuân.
0,5

- Vẻ đẹp thiên đường trần thế là do chính con người tạo ra.
0,25

- Chính đối mắt “xanh non”, “biếc rờn” của nhà thơ mới đã khám phá, phát hiện ra vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên. Hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình.
0,25

b. Trong cuộc sống trần thế, con người là đẹp nhất. Đặc biệt là trong độ tuổi trẻ và tình yêu: (1,0 điểm)


- Với Xuân Diệu, con người là chuẩn mực cho vẻ đẹp chứ không phải thiên nhiên là chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người như thơ xưa.
0,5

- Nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh độc đáo, táo bạo “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”→ hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình.
0,5

c. Con người phải biết tận huởng, sống hết mình với tuổi thanh xuân của mình: (1,0 điểm)


- Xuân Diệu là người rất nhạy cảm với bước đi của thời gian bởi chính nhà thơ ý thức được sâu sắc về giá trị của sự sống cá thể trong cuộc đời:
 “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
 Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.
→ Khát khao được sống sôi nổi, mãnh liệt, hết mình, tận hưởng phần ngon nhất của đời người: tuổi trẻ, tình yêu.
0,5

- Khát vọng sống đến vồ vập, cuống quýt: “ta muốn ôm’, “ta muốn riết”, “ta muốn say”, “ta muốn thâu”, “cho chếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê”, “muốn cắn”…
0,5

4. Nghệ thuật: (1,0 điểm)


- Ngoài việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật: sử dụng đại từ nhân xưng, động từ mạnh...
0,5

-Triết lí nhân sinh mới lạ của bài thơ còn biểu hiện qua việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng: Mùa xuân – tuổi trẻ. Dùng các hình ảnh biểu tượng là thủ pháp nghệ thuật quan trọng của văn học lãn mạn. Mùa xuân là biểu tượng của hạnh phúc, tình yêu và tuổi trẻ...tình yêu là biểu tượng cho hạnh phúc thế gian. Con người không phải tìm hạnh phúc ở cõi Niết Bàn của phật hay nơi thiên đường của Chúa mà hạnh phúc khởi phát từ trong lòng người và tồn tại trên mặt đất.
0,5

5. Khái quát vấn đề: (0,5 điểm)


Triết lý nhân sinh trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu thể hiện rõ “cái tôi” của nhà thơ, một “cái tôi” điển hình cho thời đại thơ mới. Đó là một ý thức sâu sắc về giá trị đời sống cá thể (một ý thức nhân bản, nhân văn cao). Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế. Một khát khao mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt, tích cực.
0,5
III

8.0





















Yêu cầu về kĩ năng
0,5

 Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các ý một cách lôgic, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không quá năm lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ cơ bản…


Yêu cầu về kiến thức 
 7,5

1. Giới thiệu vấn  đề nghị luận (0,5 điểm)
0,5

2. Giải thích: (0,5 điểm)
- “Chất Tây Nguyên” là những tính chất, những đặc trưng cơ bản chỉ có ở vùng đất Tây Nguyên.
0,25

- Có thể nói truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành thấm đẫm “chất Tây Nguyên”. Vì đọc nó ta cảm nhận được cả một “thế giới” Tây Nguyên với thiên nhiên, cảnh vật, con người…  
0,25

3. “Chất Tây Nguyên” trong “Rừng xà nu” được thể hiện ở:
 (6,0 điểm)


a. Nhan đề: (0,5 điểm)
0,5

Gợi liên tưởng đến vẻ đẹp hùng tráng, man dại của đất rừng Tây Nguyên và sức sống bất khuất, bất diệt của con người nơi đây. Cứ nhắc đến rừng xà nu là ta nghĩ ngay đến Tây Nguyên, nhắc đến Tây Nguyên là ta lại nghĩ ngay đến loài cây này.


b. Không gian miêu tả đặc trưng cho miền đất Tây Nguyên: (1,0 điểm)


- Với những địa danh Tây Nguyên: Làng Xô Man, núi Ngọk Linh, sông Đắc Năng…
0,25

- Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ với hình ảnh những cây xà nu khỏe khoắn, vững vàng,đau thương mà vẫn đầy sức sống, và những cánh rừng xà nu “nối tiếp chạy đến chân trời”. Rừng xà nu là một phần sự sống của Tây Nguyên, mang đặc trưng Tây Nguyên, gắn bó với con người Tây Nguyên, tiêu biểu cho số phận và phẩm chất của họ. (HS phân tích vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp tượng trưng của rừng xà nu, cây xà nu…)
0,75

c. Những bức tranh sinh hoạt mang nét đặc trưng của Tây Nguyên: 
(1,0 điểm)


- Cảnh dân làng tụ tập suốt đêm ở nhà ưng để nghe già làng kể chuyện lịch sử.
0,5

- Cảnh nổi chiêng, đốt lửa mỗi khi có sự kiện hệ trọng liên quan đến cả làng.
0,5

d. Hệ thống nhân vật trong truyện: (3,0 điểm)


- Với những cái tên cũng rất Tây Nguyên: cụ Mết, bà Nhan, anh Xút, anh Brôi, Tnú, Dít, bé Heng…
0,25

- Ngoại hình các nhân vật thể hiện nét đẹp của con người Tây Nguyên: khỏe khoắn, nổi hình khối nhưng cũng không kém phần duyên dáng (cụ Mết: quắc thước,râu dài tới ngực và đen bóng, bộ ngực “căng như một cây xà nu lớn”; Tnú: “Hai cánh tay như hai cánh lim chắc”; Dít: “Hai hàng lông mày đậm đến che tối cả đôi mắt mở to, bình thản,trong suốt”…).
0,75

- Cuộc sống thiếu thốn của người miền núi: chia nhau từng hạt muối, cơm ghế nhiều củ pom chu…
0,5

- Mang phẩm chất, tính cách và lối suy nghĩ của người Tây Nguyên: đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, giàu tình yêu thương, nặng nghĩa thủy chung, đoàn kết gắn bó, trung thành với cách mạng, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp cách mạng, kiên cường bất khuất, biết vươn lên vững chãi vượt qua đau thương và căm hờn để chiến đấu và chiến thắng. (HS chứng minh qua phân tích các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng…)
1,5

e. Ngôn ngữ, giọng văn và các thủ pháp nghệ thuật: (0,5 điểm)


- Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Tây Nguyên, nhất là trong ngôn ngữ nhân vật (cách xưng hô "mày - tau” dân dã, cách sử dụng từ “chớ” ở cuối câu hỏi…Lối ví von so sánh giàu hình ảnh, hồn nhiên, chân thực: “Đời nó khổ. Nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta…Người Strá ta ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước hãy lắng mà nghe…)
0,25

- Giọng văn đều, chậm, rải ra theo từng lời kể của già làng khi kể chuyện lịch sử…
0,25


4. Khái quát, đánh giá những vấn đề đã nghị luận và tình cảm của nhà văn Nguyễn Trung Thành đối với Tây Nguyên. (0,5 điểm)
0,5

---------------------------HẾT---------------------------

File đính kèm:

  • doc-ßp ßn THPT.doc