Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013-2014 khóa ngày 28-3-2014

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3083 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2013-2014 khóa ngày 28-3-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

ĐỀ CHÍNH THỨC


Số báo danh:..........................
Họ và tên:...........................
KÌ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2013-2014 
Khóa ngày 28-3-2014
Môn: Ngữ văn
Lớp 9 THCS
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Đề gồm có 01 trang

	Câu 1 (4,0 điểm)	
	
	Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của mẩu chuyện sau đây:

Kì thi đáng nhớ
	Tại một trường học khá danh tiếng, nhân dịp kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, người ta tổ chức một kì thi trắc nghiệm dành cho các cô gái đáng yêu. 
	Các cô gái thoải mái trả lời nhiều câu hỏi khá hóc búa. Nhưng tới câu hỏi cuối cùng, hãy cho biết tên người lao công trong trường chúng ta thì các cô gái đều lặng thinh. Ai cũng nhớ có một bác lao công già vẫn cặm cụi trên sân trường vào mỗi buổi chiều nhưng chưa ai hỏi tên bác ấy bao giờ.
	 (Theo Vặt vãnh và hoàn hảo, NXB Văn hóa Thông tin)
	Câu 2 (6,0 điểm)

Mở đầu bài thơ Con cò, Chế Lan Viên viết: 

Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
"Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ,
Con cò Đồng Đăng..."

Cò một mình, cò phải kiếm ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
 "Con cò ăn đêm,
 Con cò xa tổ,
 Cò gặp cành mềm, 
 Cò sợ xáo măng..."
 Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
 Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!...
 
 (Con cò - Chế Lan Viên, Ngữ văn 9 - Tập 2)

Thông qua việc cảm nhận đoạn thơ trên, em hãy làm sáng tỏ nhận xét sau đây:
 Con cò từ trong ca dao đã đi vào lời ru của mẹ để trở thành một hình ảnh có sức gợi lớn, mang nhiều ý nghĩa.
----------------------- Hết -------------------------




HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013-2014
	Môn: Ngữ văn
Khóa ngày: 28-3-2014
 
 A. HƯỚNG DẪN CHUNG 
- Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Cần linh động khi vận dụng đáp án, không nên buộc học sinh diễn đạt tương tự mới cho điểm (nhất là những nội dung để trong dấu ngoặc vuông). 
 - Khi cho điểm toàn bài: không làm tròn số (có thể cho: 0; 0,25; 0,5; 0,75;...).
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
	Câu 1 (4,0 điểm)

Nội dung yêu cầu
Điểm
* Yêu cầu về kĩ năng
 - Biết cách làm bài nghị luận xã hội; bố cục và cách trình bày hợp lí. 
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt; dẫn chứng phù hợp (ưu tiên dẫn chứng từ thực tế đời sống).
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

* Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách)

 - Chỉ ra được ý nghĩa của mẩu chuyện.
[Câu chuyện là một lời khuyên, lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía: đừng bao giờ thờ ơ, vô tình mà phải luôn biết quan tâm, đồng cảm và sẻ chia đối với những người xung quanh mình, cho dù họ là ai và làm bất cứ việc gì.] 
 1,0
 - Bàn luận về ý nghĩa của câu chuyện. 
 
Lời khuyên, lời nhắc nhở mà câu chuyện gợi ra là đúng đắn và cần thiết. Bởi vì:
(Chú ý: Học sinh có thể có bàn luận theo cách khác, miễn là chỉ ra được sự đúng đắn và cần thiết của vấn đề)

 + Chỉ mãi quan tâm đến những điều cao xa, những điều được cho là quan trọng mà quên đi bài học làm người ngay từ những cử chỉ, những quan tâm, sẻ chia nhỏ nhất đối với người xung quanh là một khiếm khuyết lớn. (Dẫn chứng và phân tích)
1,5
+ Trong xã hội, có những người chỉ làm công việc hết sức nhỏ nhặt, bình thường và thầm lặng nhưng lại vô cùng ý nghĩa. Do vậy, chúng ta phải biết tôn trọng và tri ân họ. (Dẫn chứng và phân tích)
1,5

Câu 2 (6,0 điểm)
Nội dung yêu cầu
Điểm
 * Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học; bố cục và cách trình bày hợp lí. 
- Không phân tích khổ thơ một cách đơn thuần, phải biết hướng đến yêu cầu của đề; hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt. Văn viết có cảm xúc.	
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

* Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách)

 1. Có những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm 
 
[Chế Lan Viên (1920-1989) là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX; nổi tiếng trong phong trào thơ mới; có nhiều tìm tòi sáng tạo trong sáng tác; năm 1996 được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học. 
Con cò được sáng tác năm 1962. Bài thơ tập trung khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru và qua đó ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người.] 
0,5 
 2. Làm sáng tỏ nhận xét thông qua việc cảm nhận đoạn thơ 
Cần tập trung vào các nội dung sau đây 
 
 * Liên hệ và chỉ ra được những câu ca dao mà lời ru đã lấy ý [làm sáng tỏ ý: Con cò từ trong ca dao đã đi vào lời ru của mẹ]
+ Con cò bay lả, bay la/ Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng.
+ Con cò bay lả, bay la/ Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng.
+ Con cò mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao... 
0,5 
* Phân tích sức gợi của hình ảnh con cò

- Trong 8 câu đầu

+ + Hình ảnh con cò xuất hiện trong tư thế đang bay và theo cánh cò cả một thế giới bao la, rộng lớn được mở ra trước đôi mắt trẻ thơ... Tất cả như đang chào đón, gọi mời. 
0,75
 + Phép điệp được sử dụng kết hợp với từ tượng hình (bay la, bay lả) đã làm cho hình ảnh trở nên sinh động và đa dạng (có con cò bay la, có con cò bay lả, có con cò cửa phủ và có con cò Đồng Đăng...).
 0,75
 + Hình ảnh thơ đã gợi liên tưởng đến vẻ nhịp nhàng, thong thả và yên bình của cuộc sống vốn ít biến động thuở xưa.
0,75
- Trong 8 câu còn lại 

+ Khác với 8 câu đầu, ở đây con cò lại xuất hiện như những thân phận tội nghiệp và cô đơn... Tất cả gợi liên tưởng đến những con người nghèo khó, cơ cực, lận đận và bất hạnh ngày trước.
0,75
+ Biện pháp điệp vẫn được sử dụng. Nhưng ở đây dường như mỗi lần điệp ta lại bắt gặp một cảnh ngộ đáng thương của cò (một mình, ăn đêm, xa tổ, gặp cành mềm...).
0,75
+ Từ sự liên tưởng ấy, con cò còn có ý nghĩa như một hình ảnh để đối sánh và qua đó khẳng định niềm hạnh phúc, sự chở che khi được sống trong vòng tay của mẹ (Cò một mình, cò phải kiếm ăn/ Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ; Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng).
0,75 
* Nhận xét chung: Lời ru của mẹ không phải là sự lặp lại ca dao một cách đơn thuần (chỉ lấy ý hoặc tách ý từ ca dao và thể hiện bằng thể thơ bốn chữ). Do đó hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ không chỉ gợi ra những gì quen thuộc trong điệu hồn dân tộc mà còn mang một vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng. 
0,5

----------------------- Hết -------------------------

File đính kèm:

  • docDE HSG QUANG BINH 1314 MON VAN.doc
Đề thi liên quan