Kì thi hết học kì II năm học 2008-2009 Môn thi : Văn Khối 11 trường THPT Trần Quang Khải

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi hết học kì II năm học 2008-2009 Môn thi : Văn Khối 11 trường THPT Trần Quang Khải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK	 KÌ THI HẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008-2009
 TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI	
	
MÔN THI : VĂN KHỐI 11
THỜI GIAN : 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

ĐỀ BÀI

1. PHẦN TIẾNG VIỆT(2 điểm)
Chỉ ra các đặc điểm nổi bật của loại hình tiếng Việt? Cho ví dụ minh hoạ để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.(chú ý về mặt từ ngữ, chức năng ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp)
2. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI (2 điểm)
Chỉ ra những cống hiến vĩ đại của C.Mác trong tác phẩm: Ba cống hiến vĩ đại của Các-Mác của Ăng-ghen? Hãy cho biết cống hiến nào quan trọng nhất? Vì sao?
3. LÀM VĂN (6 điểm)
Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

HẾT
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên: ...................................................Số báo danh............................................





SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK	 KÌ THI HẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008-2009
 TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI	
	
MÔN THI : VĂN KHỐI 11
THỜI GIAN : 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

ĐỀ BÀI

1. PHẦN TIẾNG VIỆT(2 điểm)
Chỉ ra các đặc điểm nổi bật của loại hình tiếng Việt? Cho ví dụ minh hoạ để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.(chú ý về mặt từ ngữ, chức năng ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp)
2. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI (2 điểm)
Chỉ ra những cống hiến vĩ đại của C.Mác trong tác phẩm: Ba cống hiến vĩ đại của Các-Mác của Ăng-ghen? Hãy cho biết cống hiến nào quan trọng nhất? Vì sao?
3. LÀM VĂN (6 điểm)
Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

HẾT
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên: ...................................................Số báo danh...........................................
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN VĂN 11
1. PHẦN TIẾNG VIỆT(2đ)
Yêu cầu học sinh cần đạt:
 - Chỉ ra được ba đặc điểm cơ bản của loại hình tiếng Việt:
+ Tiếng là đơn vị cơ sơ của ngữ pháp (0,25đ)
+ Từ không biến đổi hình thái (0,25đ)
+ Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ (0,25đ)
 - Cho được ví dụ ( đúng, chính xác, có thể là thơ, ca dao, câu văn…) (0,25đ)
 - Chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập qua ví dụ đã lấy (1đ)
( HS phải chỉ ra được vị trí, vai trò, chức năng ngữ pháp của từ và khẳng định vai trò, chức năng ngữ pháp của từ thay đổi nhưng hình thức của từ không thay đổiè tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập)
2. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI (2đ)
HS chỉ ra được ba cống hiến vĩ đại của Các-Mác(0,75đ)
 - Tìm ra qui luật phát triển của lịch sử loài người
 - Tìm ra qui luật vận động riêng của phương thức sản xuất TBCN – Giá trị thặng dư.
 - Kết hợp giữa lí luận với thực tiễn, biến lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng
èCống hiến thứ ba là quan trọng nhất trong ba cống hiến(0,25đ)
 vì:
 - Mác đã chống lại bất công cường quyền và bạo quyền của xã hội tư sản và các thiết chế do nhà nước đó dựng lên(0,25đ)
 - Mác bênh vực cho những người lao động, người cùng khổ, giúp họ ý thức được địa vị và quyền lợi của chính mình, góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên(0,25đ)
 - Dựa vào nghệ thuật lập luận, so sánh tăng tiến(0,25đ)
3. TẬP LÀM VĂN(6đ)
a. Về kĩ năng
 - Biết vận dụng các thao tác lập luận vào bài làm.
 - Văn viết phải trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc
 - Bố cục rõ ràng, khoa học.
 - Sử dụng dấu câu đúng và hơp lí.
b. Về kiến thức
- Mở bài (0.75đ): Giới thiệu khái quát về bài thơ, cùng hoàn cảnh đặc biệt của tác giả để thấy được nội dung chủ yếu của khổ thơ đầu.
- Thân bài: 
+ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
. Lời trách cứ nhẹ nhàng
. Lời mời gọi tha thiết
. Lời tự vấn của nhà thơ(0.25đ)
→ Sự phân thân của tác giả để hỏi chính mình, là khát vọng, uớc mơ được quay trở về. Nhưng chính vì không về được nữa mà thành ra hỏi, mà hỏi cũng chỉ là hình thức bên ngoài để bao bọc nỗi đau bên trong- nỗi đau muốn về mà không sao về nổi nữa.(0.5đ)
+ Cảnh sắc thôn Vĩ:
. “Nắng hàng cau, nắng mới lên”→ dịu nhẹ, trong trẻo, tinh khiết; điểm nhìn được đặt từ xa; hai từ “nắng” xuất hiện trong câu thơ đã làm bừng sáng cả khoảng trời hồi tưởng của nhà thơ.(0.5đ)
. “Vuờn ai muớt quá”→ thái độ ngợi ca, trầm trồ.(0.5đ)
. “Xanh như ngọc”→ so sánh, gợi hình ảnh, trong màu sắc ta thấy có cả ánh sáng.(0.5)
↔ Từ ngữ được sử dụng: gợi hình và giàu sức biểu cảm đã vẽ lên một bức tranh thôn Vĩ bình dị, tinh khôi nhưng non tơ, muợt mà, óng ả, đầy sức sống.(0.75đ)
+Con người thôn Vĩ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”(0.5đ)
. Mặt chữ điền: cương trực, ngay thẳng, phúc hậu.
. Là trúc che ngang: dịu dàng, kín đáo.
→ Cảnh xinh xắn, nguời phúc hậu; thiên nhiên và con người hài hoà với nhau trong một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.(0.75đ)
↔ Tấm lòng yêu thiên nhiên, cuộc sống và con người của nhà thơ rất sâu sắc, mãnh liệt và sức sáng tạo mạnh mẽ của nhà thơ (đối chiếu với hoàn cảnh hiện tại của nhà thơ đang bị bệnh tật và cái chết dày vò).(0.5đ)
+ HS liên hệ, mở rộng (Mùa xuân chín)→ thiên nhiên và con người trong thơ HMT hiện lên đẹp,đa dạng, sinh động.(0.5đ)
- Kết luận:(0.5đ)
+ Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bút pháp vừa lãng mạn, vùa tuợng trưng, hình ảnh hài hoà... đã tạo nên một bức tranh thơ đẹp, đáng yêu, trong sáng về quê hương, xứ sở.
+ Bên cạnh những nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận...Hàn Mặc Tử đã góp cho Thơ mới một bức tranh thiên nhiên tươi tắn, giàu tính nhân văn.
Chú ý: giáo viên khi chấm căn cứ vào đáp án và linh hoạt trong quá trình chấm bài

File đính kèm:

  • docKiem tra cuoi nam 01.doc