Kì thi học kỳ II môn : ngữ văn lớp 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi học kỳ II môn : ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd vĩnh bảo Trường thcs liên am Năm học : 2008 -2009 đề kiểm tra học kỳ II Môn : Ngữ văn 7 ( thời gian : 90 phút) I, Trắc nghiệm(3đ) 1. Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào? A. Văn học dân gian B. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp D. Văn học viết 2. Em hiểu thế nào là tục ngữ A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh B. Là một thể loại của văn học dân gian C. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt D. Cả 3 ý trên 3. Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ? A. Khoai đất lạ, mạ đất quen B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa C. Một nắng hai sương D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân 4. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? A. Cuộc sống lao động của con người B. Tình yêu lao động của con người C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài D. Do lực lượng thần thánh tạo ra 5. Giá trị hiện thực của tác phẩm “ Sống chết mặc bay” là gì? A. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước nỗi khổ của nhân dân B. Tố cáo những kẻ cầm quyền không chăm lo cho cuộc sống của nhân dân C. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang bị đe doạ của nhân dân D. Phê phán sựu vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền. 6.Hình thức ngôn ngữ nào không có trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn A. Ngôn ngữ nhân vật B. Ngôn ngữ người dẫn chuyện C. Ngôn ngữ đối thoại D. Ngôn ngữ thơ trữ tình 7. Nhận xét nào đúng với truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn A. Là tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của văn học Việt Nam B. Là tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX C Là tác phẩm xuất sắc nhất của Phạm Duy Tốn D. Là truyện ngắn hiện đại đầu tiên của van học Việt Nam 8. Thể loaị nào sau đay không thuộc về văn học biểu cảm A. Truyện ngắn B. Ca dao C. Tuỳ bút D. Thơ trữ tình 9. Dòng nào sau đây đúng với thơ trữ tình A. Thơ trữ tình phải có một cốt truyện B. Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ C .Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua miêu tả, kể chuyện và lập luận D. Thơ trữ tình phải có một hệ thống nhân vật đa dạng 10. Khi nào phải làm văn báo cáo A. Khi cần phải trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả làm được của một cá nhân hay tập thể B. Khi muốn truyền đạt nhưng nội dung đúng và yêu cầu từ cấp trên xuống C. Khi muốn xin nghỉ học D. Khi xuất hiện một nhu cầu quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể 11. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt? A. Hoa nở B.Tiếng sáo diều C. Nắng to D. Em học bài chưa? 12. Dòng nào không nói lên công dụng của dấu ghạch ngang ? A. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu B. Để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng C. Để nối các từ cùng nằm trong một liên danh D. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê II, Tự luận Viết một đoạn văn ngắn khoảng ( 6-8 câu) về đề tài nhà trường. Trong đoạn văn có sử dụng phép liệt kê( gạch chân phép liệt kê đó) Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Bằng hiểu biết của mình hãy làm sáng tỏ nội dung câu tục ngữ trên
File đính kèm:
- DE THI VAN 7 HOC ky II 0809.doc