Kì thi học sinh giỏi cấp trường Môn: Ngữ Văn 10 Năm học: 2008-2009 Trường THPT Tự Lập

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi học sinh giỏi cấp trường Môn: Ngữ Văn 10 Năm học: 2008-2009 Trường THPT Tự Lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Hà Nội
Trường THPT Tự Lập

Kì thi học sinh giỏi cấp trường
Năm học: 2008-2009

đề chính thức


môn: ngữ văn 10
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề)

đề bài

Câu 1 (1,5 điểm): 
Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác văn bản Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu ?
Câu 2 (1,5 điểm):
‘‘Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.’’
a. Câu thơ trên nằm trong văn bản nào? Của ai?
b. Hãy viết tiếp các câu còn lại để hoàn chỉnh bài thơ.
Câu 3 (7 điểm):
Tâm và tài của Nguyễn Du trong Trao duyên trích Truyện Kiều ?


...............Hết...............
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)


Họ và tên thí sinh:................................................ ; SBD.....................


Chữ kí của GT số 1:..........................; Chữ kí của GT số 2: ..........................

đáp án môn văn 10
	Câu 1 (1,5 điểm): 
Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác văn bản Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu ?
- Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra biển thuộc Quảng Ninh, phía gần Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, nơi ghi dấu nhiều chiến công trong lịch sử đấu trang giữ nước của dân tộc ta. (0.5 điểm).
- Nơi đây đã sảy ra các cuộc thuỷ chiến ác liệt như: năm 938, Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán, giết chết Lưu Hoằng Thao; năm 1288, Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông- Nguyên, bắt sống Ô Mã Nhi. (0,5 điểm).
- Chưa rõ bài phú viết năm nào, có lẽ vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên thắng lợi. (0,5 điểm).
Câu 2 (1,5 điểm):
a. Câu thơ trên nằm trong văn bản nào ? Của ai ? (0,5 điểm).
- Câu thơ trên nằm trong văn bản “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới- bài 43). (0,25 điểm).
- Câu thơ trên của tác giả Nguyễn Trãi. (0,25 điểm).
b. Hãy viết tiếp các câu còn lại để hoàn chỉnh bài thơ. (1 điểm)
 ‘‘…Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
 Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
 Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
 Dân giàu đủ khắp đòi phương.’’
Câu 3 (7 điểm):
Tâm và tài của Nguyễn Du trong Trao duyên trích Truyện Kiều ?
I. Yêu cầu về kĩ năng:
	- Học sinh hiểu đề, biết viết bài văn nghị luận, có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt chuẩn. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Chữ viết cẩn thận, sạch sẽ, rõ ràng.
II. Yêu cầu về kiến thức:
	HS có thể trình bày theo nhiều cách miễn sao phù hợp với đề ra và phải đủ các ý chính sau :
- Mở bài: HS nêu khái quát yêu cầu của đề và vấn đề cần trình bày ở phần thân bài (0,5 điểm)
Tâm của Nguyễn Du được thể hiện qua tài năng của ông.
a. Tâm của Nguyễn Du thể hiện trong đoạn trích. ( 2 điểm).
- ‘‘Sức cảm thông lạ lùng’’ của nhà thơ đối với những khát vọng hạnh phúc và những đau khổ của Thuý Kiều (1 điểm).
- Sự lên án chế độ xã hội phong kiến đã chà đạp lên số phận của những con người có khát vọng tự do, tình yêu, hạnh phúc (1 điểm).
b. Tài của Nguyễn Du thể hiện trong đoạn trích: (4 điểm).
- Tài sử dụng từ ngữ khiến Thuý Vân buộc phải rơi vào tình thế phải chấp nhận lời trao duyên của Kiều: (cậy, chịu, lạy...). (1 điểm).
- Ngôn ngữ của Nguyễn Du có sự kết hợp hài hoà giữa cách nói trang trọng văn hoa và giản dị, nôm na của cách nói dân gian. (1 điểm).
- Cách sử dụng các điển tích, điển cố. (0,5 điểm).
- Những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn trích làm tăng lên nỗi đau của Thuý Kiều khi phải trao duyên cho em. (1 điểm).
=> Tất cả diễn tả tâm trạng đau đớn đến tuyệt vọng của Thuý Kiều khi phải trao gửi thứ tình cảm thiêng liêng nhất của cuộc đời cho em gái. (0,5 điểm).
- Kết bài : HS khái quát, thâu tóm phần đã trình bày ở trên, đưa ra bài học, mở rộng… (0,5 điểm).
Biểu điểm

	- Cho 7 điểm khi HS đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc, phong phú, diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
	- Cho 5-6 điểm khi HS cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm nổi bật được trọng tâm. Diễn đật tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
	- Cho 3-4 điểm khi HS đáp ứng được khoảng 1/2 yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm rõ được trọng tâm. Diễn đạt thoát ý. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
	- Cho 1-2 điểm khi HS cha nắm được yêu cầu của đề bài , bàn luận không đúng với tinh thần của đề ra. Dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
	- Cho 0 điểm khi HS không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
	

File đính kèm:

  • docDe thi chuyen de 10.doc