Kì thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn khối 10 - Năm học 2008-2009

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn khối 10 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên


Trường THPT Hậu Lộc 4 kì thi học sinh giỏi cấp trường 
 ----------------- năm học 2008 - 2009
 Môn thi: ngữ văn, khối 10
 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
 
 
 Đề bài

 Câu I (8 điểm)
 Quan niệm "dại" và" khôn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua hai câu thơ sau trong bài thơ Nhàn
 " Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
 Người khôn, người đến chốn lao xao"
 (Ngữ văn 10, tập1, NXB Giáo dục 
 năm 2008, trang 129)
 Câu II (12 điểm) 
 Anh(chị) hãy viết bài văn giới thiệu về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ 
 
 ............................................ Hết.............................................

 Thí sinh không được dùng tài liệu. Giám thị không được giải thích gì thêm

 Họ và tên thí sinh................................... Số báo danh............... 
 
















Trường THPT Hậu lộc 4 hướng dẫn chấm đề thi học sinh 
 ................. giỏi trường năm học 2008 - 2009
 môn: ngữ văn - khối 10
Câu 1 ( 8điểm)
	A. Yêu cầu về nôi dung ( 6đ )
	a. Giới thiệu về tác giả, nhà thơ tiêu biểu thế kỉ XVI, một nhân cách cao thượng; bài thơ Nhàn một bài thơ Nôm tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm lời thơ tự nhiên, giản dị, nội dung gửi gắm triết lí sống nhàn tìm đến thiên nhiên xa vòng danh lợi giữ vững cốt cách tâm hồn( 1đ )
	b. Tìm hiểu biểu tượng "nơi vắng vẻ", "chốn lao xao" trong hai câu thơ từ đó thấy được quan điểm và cách nói độc đáo của Nguyễn Bỉnh Khiêm về "dại" và " khôn"( 3đ )
	- Tìm nơi vắng vẻ không phải là lánh đời mà tìm nơi mình thích thú, được sống thoải mái, an toàn, nơi không phải chốn quan trường, chợ búa " dành giật tư lợi"( 1đ )
	- Đến chốn lao xao là đến chốn " chợ lợi đường danh" huyên náo, nơi con người đua chen, gành giật hãm hại nhau. Đây là nơi có nhiều nguy hiểm khôn lường ( 1đ )
	- Quan niệm "khôn" và "dại" của Nguyễn Bỉnh Khiêm khác đời vì đây là cách nói ngược với giọng mỉa mai. "Dại" ở đây chính là khôn, "Khôn" lại chính là dại. Nghệ thuật đối 
biểu hiện thái độ lựa chọn dứt khoát của nhà thơ từ bỏ lợi danh tìm đến cuộc sống thanh bạch, đó là quan niệm lẽ sóng sống của một nhân cách lớn ( 1đ )
	c. Khái quát nâng cao vấn đề: Quan niện "dại" - "khôn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm biểu hiện cách ứng xử của nhà nho trong thời buổi đất nước loạn lạc, rối ren lánh đục tìm trong cốt giữ trọn thiên lương trong sáng; ngày nay trong hoàn cảnh đất nước đổi mới, ngẫm về lẽ sống ngưỡi xưa chúng ta trân trọng, ngưỡng mộ tiếp nhận nhưng mỗi người cần nhận thức được trách nhiệm với cuộc đời và thắp lên khát vọng sống để cống hiến( 2đ )
	B. Yên cầu về hình thức và kĩ năng ( 2đ )
	a. Bước đầu biết cách nghị luận về một đoạn thơ, khai thác từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật từ đó khái quát nội dung tư tưởng (0.5 đ)
	b. Bố cục đầy đủ, cân đối mạch lạc (0.5đ)
	 c. hành văn và diễn đạt tốt, trôi chảy (0.5đ)
 	 d. Bảo đảm yêu cầu đúng chính tả, ngữ pháp (0.5đ)

Câu 2 ( 12 điểm)
	A. Yêu cầu và quy định điểm về nội dung
	a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm ( 1đ )
	- Nguyễn Dữ là nhà văn sống vào khoảng thế kỉ XVI, ông là nhà văn có công đầu trong việc hoàn thiện thể loại truyện truyền kì ở Việt Nam
	- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp văn chương Nguyễn Dữ, rút từ tập " Truyền kì mạn lục" 
 	b. Thuyết minh những sự việc chính của truyện: Tử Văn đốt đền; hồn ma Bách Hộ họ Thôi giả làm cư sĩ đến đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền và doạ sẽ kiện đến Diêm Vương; Tử Văn bị hai tên quỷ sứ bắt xuông Minh Ti; Tử Văn đấu tranh để dành lẻ phải (2đ )
	c. Giới thiệu về giá trị nôi dung của truyện và các nhân vật chính (3đ)
	- Nôi dung chính của tác phẩm là tiếng nói ngợi ca và tôn vinh những người cương trực quyết đoán giám đương đầu với cái xấu, cái ác đòi công lí cho cuộc đời, ngoài ra truyện 



còn đề cập đến cuộc đấu tranh sống còn giữa hai thế lực: một bên là con người( do Ngô Tử Văn đại diện), một bên là thần linh ma quái( Minh Ti, hồn ma Bách Hộ họ Thôi...). ý nghĩa của cuộc đấu tranh này là chính nghĩa thắng gian tà, thiện thắng ác
	- Truyện đã tập trung khắc học thành công các nhân vật: Ngô Tử Văn cương trực, trọng công lí, thẳng thấn kiên quyết chống gian tà; hồn ma Bách Hộ họ Thôi xảo quyệt gian trá
 d. Giới thiệu về giá trị nghệ thuật của truyện: Có sự kết hợp giữa yếu tố kì ảo và nội dung hiện thực; cách kể chuyện hấp dẫn, xây dựng xung đột căng thẳng kịch tính, khắc hoa tính cánh nhân vật đậm nét (1.5đ)
	e. Nhận xét đánh giá chung về tác phẩm: khẳng định khát vọng đấu tranh cho chính nghĩa và lẽ phải; thể hiện rõ đặc trưng của thể loại truyện truyền kì , tác phẩm xứng đáng là một " thiên cổ kì bút" trong kho tàng văn học dân tộc ( 0.5 đ )
	B. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng
	a. Bài văn viết đúng đặc trưng kiểu bài văn thuyết minh (1đ)
	b. Bố cục đầy đủ, cân đối mạch lạc (1đ)
	 c. hành văn và diễn đạt tốt, trôi chảy lưu loát (1đ)
 	 d. Bảo đảm yêu cầu đúng chính tả, ngữ pháp (1đ)
	
* lưu ý: Thí sinh có thể tổ chức bài văn theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cốt yếu trên, giám khảo cần chú ý kĩ năng làm văn ( lập luận, diễn đạt, dùng từ dặt câu...), đặc biệt khuyến khích những bài văn có ý sáng tạo, diễn đạt hay hấp dẫn 

	
	



File đính kèm:

  • docDe thi va huong dan cham HSG lop 10.doc