Kì thi học sinh giỏi cấp trường môn thi: ngữ văn lớp 11 -Năm học: 2013 –2014 thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi học sinh giỏi cấp trường môn thi: ngữ văn lớp 11 -Năm học: 2013 –2014 thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1 KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Môn thi: Ngữ văn Lớp 11 - Năm học: 2013 – 2014 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (8 điểm) XA XỨ Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình ” Cuối năm viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm ” Mùa đông sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi đó có phải là người Việt không ”. (Sưu tầm từ Internet) Suy nghĩ của anh (chị) từ câu chuyện trên. Câu 2. (12 điểm) “Có một hệ thống các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo (“Chí Phèo” – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, tr. 146-155, NXB Giáo dục - 2006): Cái lò gạch bỏ không – Nhà những người nghèo khổ - Nhà Bá Kiến – Nhà tù – Làng Vũ Đại – Vườn chuối và túp lều ven sông – Nhà Bá Kiến – Cái lò gạch bỏ không”. Ý kiến của anh (chị). Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: . ĐỀ CHÍNH THỨC TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH `1 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC KÌ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG KHỐI 11 Môn thi: Ngữ văn Năm học: 2013 – 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản hướng dẫn này gồm 04 trang) A- YÊU CẦU CHUNG: - Học sinh có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, không đếm ý cho điểm; trân trọng, khuyến khích những bài có cảm xúc và sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục. - Tổng điểm toàn bài là 20.0 điểm, giáo viên có thể chiết điểm đến 0.5 điểm. B- YÊU CẦU CỤ THỂ: Câu 1. (8 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, có sự vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; dẫn chứng tiêu biểu, giàu sức thuyết phục. Ưu tiên những bài viết thể hiện dẫn chứng từ trải nghiệm của chính bản thân b) Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể nêu những suy nghĩ riêng và trình bày theo nhiều kiểu khác nhau nhưng cần hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. Trên cơ sở xác định đúng vấn đề nghị luận là trình bày suy nghĩ của bản thân về tình cảm đối với quê hương, đất nước được gợi lên từ câu chuyện, thí sinh phải có vốn kiến thức, vốn hiểu biết về đời sống xã hội nhằm thuyết phục một cách thấu đáo về những ý kiến mà mình nêu ra. Sau đây là một số gợi ý: 1) Giải thích: Câu chuyện là hành trình tình cảm, hành trình nhận thức của một thanh niên đi du học, ban đầu bị hấp dẫn bởi cuộc sống văn minh phương Tây, sau đã nhận ra tình cảm sâu nặng đối với quê nhà. 2) Bàn luận: - Tình yêu quê hương xứ sở là một tình cảm có khi phải đặt trong hoàn cảnh thử thách cụ thể, phải được trải nghiệm qua thời gian mới nhận ra được trong mỗi con người. - Tình yêu quê hương xứ sở không tỉ lệ thuận với những giá trị văn minh vật chất mà nó tỉ lệ thuận với những gì gắn bó thân thuộc đã trở thành kí ức, kỉ niệm nằm sâu trong trái tim của mỗi con người. - Tình yêu quê hương là một trong những yếu tố tạo nên nhân cách và giá trị đạo đức của con người. - Phê phán hiện tượng vọng ngoại, chỉ coi trọng giá trị vật chất mà coi nhẹ tình cảm cội nguồn. *Lưu ý: Đối với mỗi luận điểm, thí sinh cần lấy được các dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục để chứng minh. 3) Bài học: - Bài học cho những con người hiện đại: sống đầy đủ, sung túc nhưng cô đơn, thiếu điểm tựa tinh thần. - Hình thành kĩ năng sống: Coi trọng tình cảm đối với quê hương xứ sở. Nó đặc biệt có ý nghĩa trong xu thế hội nhập của đất nước hiện nay, nhắc nhở mỗi con người khi bước ra thế giới không được quên đi tổ tiên, nguồn cội, phải luôn có ý thức giữ gìn, thể hiện và phát huy bản sắc của dân tộc mình ra trước bè bạn năm châu. c) Cách cho điểm: - Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh, dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục. - Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, có cảm xúc, có sức thuyết phục. - Điểm 3-4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, hành văn rõ ràng, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, mắc nhiều lỗi về diễn đạt. Câu 2. (12 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng các kĩ năng, các thao tác nghị luận để làm sáng tỏ nội dung nhận định. Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức: - Trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc về truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao), kiến thức lí luận văn học (Khái niệm, vai trò của không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học), học sinh lí giải được nội dung nêu lên trong nhận định. Các em có thể có nhiều cách diễn đạt, suy nghĩ khác nhau song cần hợp lí, chặt chẽ, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: 1) Giải thích: - Không gian nghệ thuật không chỉ là bối cảnh sinh tồn và hoạt động của nhân vật mà còn là quan niệm nghệ thuật của nhà văn, thể hiện ở sự thống nhất hữu cơ giữa nhân vật và hoàn cảnh, giữa thế giới bên trong của nhân vật và thế giới bên ngoài. - Vai trò: + Không gian bối cảnh: Bao gồm bối cảnh thiên nhiên và bối cảnh xã hội làm nên môi trường sống của nhân vật. + Không gian sự kiện: Gồm các sự kiện chủ yếu được xây dựng theo mối quan hệ nhân – quả nhằm làm nổi bật hình tượng nhân vật trong ứng xử xã hội. + Không gian tâm lí: Gồm những trạng thái tâm lí xuất hiện trong một chuỗi dài tâm tư, giúp nhân vật thể hiện các cung bậc cảm xúc, tình cảm, tâm trạng, qua đó bộc lộ tính cách. - Các điểm không gian tuần tự xuất hiện trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) đó là hệ thống không gian gắn liền với cuộc đời nhân vật Chí Phèo, mỗi không gian có ý nghĩa và tầm quan trọng khác nhau đối với số phận nhân vật. 2) Phân tích: - Không gian theo kiểu kết cấu vòng tròn (“cái lò gạch bỏ không” xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm) như tín hiệu phản ánh cuộc đời đầy quanh quẩn, bế tắc của nhân vật, cũng là sự luẩn quẩn, bí bức của xã hội cũ đầy bi kịch. - Nhà những người nghèo khổ: Nơi nương tựa của những đứa trẻ vô thừa nhận như Chí Phèo. Đó là những người lao động nghèo (anh đi thả ống lươn, bà góa mù, bác phó cối) đã cưu mang Chí. Ở họ có cái tình thương bình thường, chân chất mà Nam Cao vẫn thường trân trọng nói đến. - Nhà Bá Kiến (lần 1, 2): + Lần 1: Nơi Chí Phèo bị bóc lột cả sức trẻ, tuổi xuân, lòng tự trọng, quyền tự do. + Lần 2: Nơi Chí Phèo trở lại, gây rối, rạch mặt ăn vạ và bị Bá Kiến lợi dụng, bị biến thành tên tay sai chuyên đi đòi nợ cho Bá Kiến, giúp Bá Kiến đàn áp những kẻ dám chống lại hắn. - Nhà tù: Nơi lưu manh hóa một Chí Phèo vốn lương thiện, hiền như đất thành một thằng rạch mặt ăn vạ, có hình thù không giống ai, trở thành con qủy dữ của làng Vũ Đại. - Làng Vũ Đại: Lúc ra đi (đi tù) và trở về (ra tù) vẫn là nơi duy nhất để Chí Phèo gắn bó. Nhưng sau 7, 8 năm biệt tích trở về, Chí Phèo đã bị làng Vũ Đại (tượng trưng cho những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, khắc nghiệt) từ chối, coi như quỷ dữ, trong khi Chí vẫn thèm được trò chuyện, chung sống với mọi người (tiếng chửi trong cơn say, ao ước hạnh phúc bên Thị Nở). - Vườn chuối và túp lều ven sông: + Thứ của bố thí mà Bá Kiến vứt ra để giữ chân Chí Phèo làm tay sai cho hắn. + Không gian tình yêu thức tỉnh trong Chí nhiều điều, thôi thúc khát vọng hoàn lương ở Chí Phèo. - Nhà Bá Kiến (lần 3): Nơi Chí Phèo trở lại tìm Bá Kiến trong trạng thái say mà tỉnh, sau khi bị Thị Nở từ chối tình yêu. Đó là không gian tập trung nhất, đậm đặc nhất của xung đột, bi kịch và bế tắc. 3) Kết luận: - Có thể nói, hệ thống các điểm không gian trong truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) là một thứ ngôn ngữ nghệ thuật chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề của truyện: + Thể hiện niềm tin bền vững vào bản tính tốt đẹp, lương thiện của con người. Qua đó, giúp nhà văn Nam Cao bày tỏ tấm lòng của mình đối với một lớp người cùng khổ, bị xã hội cũ chà đạp, hủy hoại. + Tái hiện hành trình đi tìm nhân cách của một con người khốn cùng; sự bế tắc, cùng quẫn và số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. c) Cách cho điểm: - Điểm 11-12: Hiểu sâu vấn đề, khai thác ý phong phú, đúng hướng; trình bày mạch lạc, dẫn chứng hợp lí, rõ ràng, thuyết phục, có sáng tạo; hành văn trong sáng, có cảm xúc, hình ảnh. - Điểm 9-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, dẫn chứng hợp lí. - Điểm 7-8: Khai thác ý khá tốt, giải quyết được 2/3 yêu cầu về nội dung. Diễn đạt mạch lạc, hành văn ít mắc lỗi. - Điểm 5-6: Khai thác được khoảng ½ yêu cầu về nội dung, diễn đạt được. - Điểm 3-4: Sa vào kể chuyện, phân tích sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt, lúng túng trong việc giải quyết vấn đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Hết.
File đính kèm:
- Van 11.pdf