Kì thi khảo sát chất lượng tháng 4 năm học 2013 - 2014

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi khảo sát chất lượng tháng 4 năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TIÊN LÃNG
TRƯỜNG THCS ĐOÀN LẬP
KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 4
Năm học 2013 - 2014

MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Chú ý:
 - Đề thi gồm 1 trang
 - Học sinh làm bài vào tờ giấy thi
Phần I: Trắc nghiệm. (2,0 điểm). Ghi lại chỉ một chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất? 
Câu 1. Câu rút gọn là câu:
A. Chỉ có thể vắng chủ ngữ.
B. Chỉ có thể vắng vị ngữ.
C. Có thể vắng một số thành phần mà ý nghĩa câu không thay đổi.
D. Không thể vắng chủ ngữ, vị ngữ.
Câu 2. Câu nào là câu rút gọn:
A. Ai cũng phải học đi đôi với hành;	B. Tôi học đi đôi với hành.
C. Rất nhiều người học đi đôi với hành;	D. Học đi đôi với hành.
Câu 3. Trạng ngữ chỉ đứng đầu câu đúng hay sai:
A. Đúng;	B. Sai
Câu 4. Câu đặc biệt là câu: 
A. Có cấu tạo theo mô hình C – V ;	B. Không có cấu tạo theo mô hình chủ vị.
C. Chỉ có chủ ngữ;	D. Chỉ có vị ngữ.
Câu 5. Câu nào sau đây không phải là câu dặc biệt:
A. Giờ ra chơi;	B. Tiếng suối chảy róc rách.
C. Cánh đồng làng;	D. Câu chuyện của bà tôi.
Câu 6. Câu đặc biệt nào không thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng:
A. Lại một lượt bom;	B. Gần một giờ đêm.
C. Trời đất;	D. Chao ôi!
Câu 7: Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong thời kỳ:
A. Kháng chiến chống Mỹ;	B. Kháng chiến chống Pháp.
C. Xây dựng CNXH ở miền bắc;	D. Những năm đầu thế kỷ XX.
Câu 8. Người đọc, người nghe còn biết được sự giản dị của Bác Hồ thông qua chính các tác phẩm văn học do người sáng tác. Điều đó đúng hay sai ?
A. Đúng;	B. Sai.
II. Tự luận
Câu 1. Đặt một câu chủ động và chuyển thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.
Câu 2. Viết đoạn văn từ 6 - 8 câu miêu tả quang cảnh sân trường vào giờ ra chơi. Trong đoạn văn có ít nhất hai câu sử dụng thành phần trạng ngữ (gạch chân dưới trạng ngữ)
Câu 3. Hãy chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.
Hết

Đáp án và biểu điểm văn 7
A.Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
B
B
B
A
B
A
B. Tự luận
Câu 1: ( 1điểm)
- HS đặt một câu chủ động : 0,5đ
- Chuyển đổi đúng theo hai kiểu khác nhau được 0,5 điểm ( mỗi câu 0,25 đ)
Câu 2: ( 2 điểm )
- Hình thức một đoạn văn, đủ số câu : 0,5 đ; - Đúng nội dung : 1đ
- Sử dụng trạng ngữ, gạch chân đúng 0,5đ
Câu 3
Tiêu chí
 Yêu cầu cần đạt
Thang điểm
A. Về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận chứng minh
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, có đủ 3 phần, văn phong trong sáng
- Diễn đạt tốt, lời văn trau chuốt, gợi cảm, không sai lỗi chính tả
- Cảm xúc chân thành, linh hoạt tạo rung động sâu sắc.
-Trình bày sạch đẹp 



1.0

B.Yêu cầu chung
+ Bài làm vận dụng đúng kiểu bài chứng minh một vấn đề tư tưởng đạo lí. Do vậy học sinh phải nắm vững các bước làm bài, hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng câu tục ngữ.
+ Lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp, chính xác với vấn đề chứng minh và phải biết liên hệ thực tế.

C.Yêu cầu kiến thức
1. Mở bài: ( 0,5đ)
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp từ xa đến nay.
- Suốt mấy ngàn năm nhân dân ta thường nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”, “Uống nước nhớ nguồn ”.
2. Thân bài. ( 3đ)
a, Giải thích thế nào là: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “, “ Uống nước nhớ nguồn “.
- Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
b, Chứng minh bằng dẫn chứng. 
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên thờ cúng tổ tiên, ông bà.
-Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền, miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các anh hùng có công mở nước và giữ nứơc.
-Bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, phòng truyền thống….nhắc nhở mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- Các nghĩa trang liệt sỹ được xây dựng to đẹp, đàng hoàng, thể hiện lòng biết ơn của người đang sống với các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh cho Tổ quốc.
- Phong trào phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đền ơn đáp nghĩa các anh hùng, cá nhân có công với cách mạng đang phất triển rộng rãi trong toàn xã hội.
-Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết giữ gìn và vun đắp, phát triển những thành quả đó do các thế hệ trước tạo dựng nên.
3. Kết luận ( 0,5đ)
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao quý, thiêng liêng.
- Lòng biết ơn là thứơc đo phẩm chất, đạo đức mỗi người.
- Lòng biết ơn tạo nên vẻ đẹp tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam.

0,5
0,5

0.5


0.5

0.5

0,5


0,5


0,5





File đính kèm:

  • docThi khao sat chat luong giua ky 2.doc
Đề thi liên quan