Kì thi kiểm tra chất lượng học kì II Năm học : 2009 – 2010 Môn: Ngữ Văn 11
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi kiểm tra chất lượng học kì II Năm học : 2009 – 2010 Môn: Ngữ Văn 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THÁI BÌNH KÌ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC : 2009 – 2010 Môn: Ngữ Văn 11 Thời gian làm bài: 120 phút A. PHẦN TIẾNG VIỆT: Phân biệt hai thành phân nghĩa của câu. Sau đó lấy ví dụ minh họa. B. PHẦN LÀM VĂN: Câu 1 (3 điểm): Anh (chị) hãy bình luận về câu nói sau : “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” M.Gorki Câu 2 (5 điểm): Hãy phân tích bài thơ “Từ ấy – Tố Hữu” để làm rõ quan điểm : “Từ ấy” là lời tâm nguyện chân thành cháy bỏng của người thanh niên yêu nước, giác ngộ lý tưởng cộng sản. SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THÁI BÌNH KÌ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC : 2009 – 2010 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN 11. A. PHẦN TIẾNG VIỆT(2 điểm): * Yêu cầu kĩ năng: Học sinh có kĩ năng phân tích so sánh hai thành phần nghĩa của câu. * Yêu cầu kiến thức: - Phân biệt : Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái: Nghĩa Sự Việc Nghĩa Tình Thái - Là thành phần nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. - Được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. - Là thành phần nghĩa thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. - Được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu. - Vận dụng vào ví dụ: Học sinh tự lấy ví dụ( có thể tự đặt câu, có thể lấy câu trong các văn bản thơ, văn….) sau đó chỉ ra được đâu là nghĩa sự việc, nghĩa tình thái trong ví dụ đó. * Cách cho điểm: - Phân biệt được nghĩa sự việc và nghĩa tình thái cho 1 điểm. - Lấy được ví dụ và chỉ ra được đâu là nghĩa sự việc, đâu là nghĩa tình thái cho 1 điểm. B. PHẦN LÀM VĂN(8 điểm): Câu 1(3 điểm): a. Yêu cầu: * Yêu cầu về kĩ năng : Học sinh biết cách vận dụng những thao tác nghị luận ( giải thích, phân tích, bình luận,…) để làm bài văn nghị luận xã hội . * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được tinh thần cơ bản của những ý sau: - Giải thích phân tích: + Bắc cự không phải là nơi lạnh lẽo nhất vì: Bắc Cực là nơi băng tuyết phủ quanh năm lạnh lẽo nhưng đó chỉ là cái lạnh đơn thuần của tự nhiên. Ở nơi đó con ngườu vẫn có thể sống , có thể chống đỡ và chế ngự được cái lạnh bằng các phương tiện khoa học tiến bộ. + Nơi lạnh nhất là nơi không có tình thương: Tình thương là thứ tình cảm tốt đẹp xuất phát từ sự đồng cảm chia sẻ giữa người với người con người với thiên nhiên, vạn vật… Thiếu tình thương con người sẽ thành những vật vô tri. Thiếu tình thương cuộc sống của con người sẽ đầy trắc trở và nguy hiểm: chiến tranh sẽ xảy ra, môi trường sinh thái bị hủy diệt … Thiếu tình thương cuộc sống của con người lạnh lẽo, đáng sợ hơn nhiều lần so với cái lạnh ở Bắc Cực. - Bình luận, khẳng định: + Câu nói này là triết lý sống , vì con người không thể sống mà thiếu tình thương, có tình thương con người sẽ vượt qua khó khăn gian khổ và đến được với hạnh phúc. Tình thương làm cho của con người trở nên ấm áp. + Cuộc sống cần có tình thương. Đó là điều mà thời đại nào cũng cần có, nhất là ngày nay khi mộ số người đang mất dần những cử chỉ tốt đẹp, chỉ chạy theo vật chất quên đi những giá trị tinh thần cao quý. - Liên hệ bản thân, rút ra bài học: Ta cần xác định được thái độ sống đúng đắn, sống có tình thương, biết thông cảm và xót xa trước nỗi đau khổ của con người, đoàn kết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, lên án nạn bạo lực học đường.... , hưởng ứng các phong trào “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”… b. Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ hoặc bao hàm được những ý trên. Văn viết có cảm xúc, diễn đạt rõ ràng, không ,mắc các lỗi chính tả, trình bày sáng sủa. - Điểm 2: Đáp ứng tương đối đầy đủ hoặc bao hàm được những ý trên. Văn viết có cảm xúc, còn mắc một vài lỗi chính tả, về dung từ, diễn đạt… - Điểm 1: Chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, thiếu nhiều ý, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc, hoặc viết một số câu nhưng không có ý. Câu 2(5 điểm): a. Yêu cầu: * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, nắm được các thao tác nghị luận, kết hợp tốt giữa lập luận và cảm thụ văn học. Bố cục rõ ràng hợp lý. * Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đáp ứng được các ý sau: - Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng say mê khi gặp lý tưởng Đảng. + Mốc thời gian “từ ấy”: Khi người thanh niên 18 tuổi đang tích cực hăng say cống hiến cho Tổ Quốc khi được giác ngộ lý tưởng Cộng sản, được kết nạp vào Đảng. + Hình ảnh ẩn dụ: “nắng hạ”, “mặt trời chân lý”. + Động từ mạnh, có sức gợi tả lớn: “bừng”, “chói”. + Hình ảnh so sánh : “hồn tôi”, “vườn hoa lá”. à Cách mạng đem lại cảm hứng sáng tạo cho hồn thơ. - Khổ 2: biểu hiện những nhân thức mới về lẽ sống: Lẽ sống của nhà thơ là sự gắn bó giữa cái tôi cá nhân và cái ta cung của mọi người, của quần chúng nhân dân lao khổ. + Động từ “buộc”: sự tự nguyện quyết tâm sống chan hòa với mọi người. + Hình ảnh hoán dụ “ trăm nơi”: mọi người sống ở mọi nơi. + Hình ảnh ẩn dụ “khối đời”: nhấn mạnh tinh thần đoàn kết giữa những người cùng cảnh ngộ à Mối liên hệ giữa văn học và cuộc sống của quần chúng nhân giân lao khổ. - Khổ 3: Cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm Tố Hữu. + Điệp từ “là” kết hợp với cách xưng hô “con”, “anh”, “em” => tình cảm gắn bó ruột thịt. + Hình ảnh “kiếp phôi pha” , “cù bất cù bơ” => Tình cảm xót thương. à Nhà thơ nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân dân cần lao. ð “Từ ấy” là lời tâm nguyện chân thành cháy bỏng của người thanh niên yêu nước, giác ngộ lý tưởng cộng sản. b. Cho điểm: - Điểm 4 – 5: Đáp ứng đầy đủ hoặc bao hàm được các ý trên, bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng. - Điểm 2 – 3: Bài làm thể hiện hiểu vấn đề. Bố cục rõ nhưng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, về từ, về chính tả. - Điểm 1: Chưa nắm vững yêu cầu của đề, kĩ năng nghị luận yếu, bố cục không rõ ràng, nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoăc viết một số câu không có ý. ---- Hết ----
File đính kèm:
- Thi Van cuoi nam Tinh Thai Binh.doc