Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông Lần 2 năm 2007 Môn thi: Văn 12 – Bổ túc trung học phổ thông

pdf4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông Lần 2 năm 2007 Môn thi: Văn 12 – Bổ túc trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
Bộ giáo dục vμ đμo tạo kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông Lần 2 năm 2007 
 Môn thi: Văn – Bổ túc trung học phổ thông 
 Đề chính thức _______________________________ 
 
h−ớng dẫn chấm thi 
Bản h−ớng dẫn gồm 04 trang 
 
I. H−ớng dẫn chung 
 
 - Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của H−ớng dẫn chấm để đánh giá tổng 
quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Do đặc tr−ng của môn Văn và tính 
chất của đề thi, H−ớng dẫn chấm chỉ xác định những yêu cầu cơ bản, giám khảo cần 
chủ động, linh hoạt khi cho điểm. 
 - Tinh thần chung: nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 10 điểm) một cách 
hợp lý; mạnh dạn cho điểm 0, điểm 1; không yêu cầu quá cao đối với điểm 9, điểm 
10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 
 - Những thí sinh làm bài theo cách riêng nh−ng đáp ứng đ−ợc những yêu cầu cơ 
bản của đáp án thì vẫn cho đủ điểm nh− H−ớng dẫn chấm quy định (đối với từng 
phần). 
 - Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với H−ớng 
dẫn chấm và đ−ợc thực hiện thống nhất trong Hội đồng chấm thi. 
 - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn điểm theo nguyên tắc: điểm toàn bài làm 
tròn đến 0,5 điểm ( lẻ 0,25 làm tròn 0,5; 0,75 làm tròn 1,0 điểm). 
 
II. Đáp án và thang điểm 
Đề I 
Câu 1 (2 điểm) 
a. Yêu cầu về kiến thức: 
 Thí sinh có thể có trình bày theo các cách khác nhau, song cần đảm bảo những 
ý sau: 
 - Hêminguê đã đ−a ra hình ảnh Tảng băng trôi với ý nghĩa biểu t−ợng, thể hiện 
yêu cầu đối với tác phẩm văn ch−ơng: bảy phần chìm, chỉ một phần nổi. 
 - Hêminguê muốn đề cao đặc tr−ng mạch ngầm văn bản của tác phẩm văn 
ch−ơng; nhà văn không trực tiếp phát ngôn ý t−ởng, mà thể hiện bằng hình t−ợng có 
nhiều sức gợi, để ng−ời đọc tự rút ra phần ẩn ý. 
 b. Cách cho điểm: 
 - Điểm 2: Nêu đủ ý, diễn đạt mạch lạc, chữ viết sạch sẽ, có thể còn vài lỗi chính 
tả. 
 - Điểm 1: Nêu đ−ợc một nửa số ý, diễn đạt khá mạch lạc, còn phạm lỗi chính tả. 
 - Điểm 0: Không nêu đ−ợc ý nào hoặc hoàn toàn lạc đề. 
 
Câu 2 (3 điểm) 
 a. Yêu cầu về kiến thức: 
 Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, song cần nêu đ−ợc những ý cơ 
bản sau: 
 - Tố Hữu là nhà thơ của lí t−ởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh 
h−ớng thơ trữ tình chính trị. 
 2
 - Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu th−ờng gắn liền với khuynh h−ớng 
sử thi, cảm hứng lãng mạn. 
 - Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết. 
 - Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện. 
 b. Yêu cầu về kĩ năng: 
 Học sinh có thể trình bày d−ới dạng đề c−ơng, song cần t− duy mạch lạc, diễn đạt 
rõ ràng, hành văn trong sáng, không phạm lỗi chính tả. 
 c. Cách cho điểm: 
 - Điểm 3: Thí sinh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu a và b; có thể còn vài lỗi chính tả. 
 - Điểm 2: Bài làm nêu đ−ợc 3 ý ở phần a và đáp ứng những yêu cầu cơ bản của 
phần b; hoặc nêu đủ 4 ý nh−ng sơ sài, còn mắc một vài lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 1: Bài làm nêu đ−ợc 2 ý ; mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. 
 - Điểm 0: Bài làm không nêu đ−ợc ý nào, hoặc hoàn toàn lạc đề. 
 
Câu 3 (5 điểm) 
a.Yêu cầu về kĩ năng: 
 Thí sinh biết làm bài nghị luận văn học, kiểu bài phân tích nhân vật trong tác 
phẩm tự sự. Bài viết yêu cầu phải có bố cục hợp lý; kết cấu chặt chẽ; hành văn 
mạch lạc; diễn đạt trong sáng; không phạm lỗi chính tả; trình bày rõ ràng. 
 b.Yêu cầu về kiến thức: 
 Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, nh−ng cần đạt đ−ợc những ý cơ 
bản sau: 
 * Giới thiệu khái quát truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và nhân vật 
Tnú. 
 * Phân tích nhân vật Tnú: 
 - Cuộc đời Tnú gắn bó máu thịt với cuộc chiến đấu khốc liệt, anh hùng của dân 
làng Xô Man. 
 - Tnú tiêu biểu cho những phẩm chất, tính cách của con ng−ời Tây Nguyên: 
 + Trung thực, trong sáng. 
 + Yêu th−ơng sâu nặng, đằm thắm, thuỷ chung; căm thù cháy bỏng. 
 + Hành động dứt khoát, quyết liệt; bất khuất; kiên trung. 
 + Khát vọng tự do, sức sống mãnh liệt. 
 * Đánh giá khái quát: Số phận, sự tr−ởng thành của Tnú tiêu biểu cho số phận, 
con đ−ờng đi của các dân tộc Tây Nguyên; là một trong những hình t−ợng thành 
công xuất sắc của Nguyễn Trung Thành, của văn học chống Mĩ cứu n−ớc. 
 c. Cách cho điểm: 
 - Điểm 5: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu a và b. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc. 
 - Điểm 3: Cơ bản đáp ứng yêu cầu a và b. Văn ít cảm xúc, còn mắc một vài lỗi 
diễn đạt. 
 - Điểm 1: Nội dung sơ sài, nặng về kể lể, lập luận yếu, mắc nhiều lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 0: Bài viết hoàn toàn lạc đề. 
 
 Đề II 
Câu 1 (2 điểm) 
 a. Yêu cầu về kiến thức: 
 Thí sinh có thể có cách tóm tắt khác, song cần nêu đ−ợc những ý chính sau: 
 3
 - Sau 3 năm đi lực l−ợng, Tnú trở về thăm làng Xô Man. Cụ Mết kể cho dân làng 
nghe về cuộc đời, sự tr−ởng thành của Tnú cùng quá trình quật khởi của làng Xô 
Man. 
 - Tnú mồ côi từ nhở, dân làng Xô Man nuôi d−ỡng Tnú. 
 - Tnú đ−ợc giác ngộ, tham gia cách mạng. 
 - Tnú chiến đấu gan góc, thông minh. Tnú trở thành ng−ời chỉ huy cuộc đồng khởi 
của làng Xô Man. Tnú tham gia lực l−ợng Giải phóng quân. 
 b. Cách cho điểm: 
 - Điểm 2: Biết cách tóm tắt tác phẩm tự sự. Đảm bảo đầy đủ các ý cơ bản trên. Có 
thể còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, câu chữ. 
 - Điểm 1: Biết tóm tắt tác phẩm tự sự, nêu đ−ợc khoảng một nửa các sự kiện trên. 
 - Điểm 0: Bài không kể đ−ợc sự kiện nào, hoặc kể sai hoàn toàn. 
 
Câu 2 (3 điểm) 
 a. Yêu cầu về nội dung: 
 Thí sinh có thể có các cách trình bày khác nhau, song cần nêu đ−ợc những ý sau: 
 - Hoàn cảnh ra đời: 
 + Chính phủ Pháp đ−a Khải Định sang Mácxây dự cuộc đấu xảo thuộc địa 
nhằm lừa bịp d− luận về chính sách khai hoá. 
 + Nhân sự kiện đó, Nguyễn ái Quốc sáng tác Vi hành, truyện viết bằng tiếng 
Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp năm 
1923. 
 - Mục đích sáng tác: 
 + Vạch mặt Khải Định - một tên vua bù nhìn, một con rối trong tay thực dân 
Pháp. 
 + Tố cáo những thủ đoạn xảo trá của thực dân Pháp đối với nhân dân các n−ớc 
thuộc địa; châm biếm sự bủa vây, bắt bớ của mật thám Pháp đối với những ng−ời 
yêu n−ớc Việt Nam trên đất Pháp. 
 b. Cách cho điểm: 
 - Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ các nội dung trên; diễn đạt trong sáng, có thể còn một 
vài lỗi về chính tả. 
 - Điểm 2: Trình bày đ−ợc một nửa số ý trên, còn một vài lỗi về diễn đạt, câu chữ. 
 - Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, câu chữ. 
 - Điểm 0: Không trình trình bày đ−ợc ý nào của yêu cầu trên. 
 
Câu 3 (5 điểm) 
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
 Thí sinh biết làm bài văn nghị luận văn học, kiểu bài phân tích một đoạn thơ trữ 
tình. Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; hành văn mạch lạc; không phạm 
lỗi chính tả; trình bày cẩn thận. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, diễn đạt có 
cảm xúc, có giọng điệu riêng. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
 Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, nh−ng cần đạt đ−ợc những ý 
chính sau: 
 - Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ Tây Tiến, vị trí của đoạn trích. 
 4
 - Phân tích đoạn thơ: Bằng bút pháp t−ơng phản, hình ảnh giàu giá trị tạo hình, 
ngôn ngữ tinh tế, nhất là cách sử dụng từ Hán - Việt...đoạn thơ đã làm nổi rõ vẻ đẹp 
của ng−ời lính Tây Tiến trên hai ph−ơng diện: 
 +Vẻ đẹp lãng mạn hào hoa. 
 + Vẻ đẹp bi hùng (thái độ, t− thế của ng−ời lính Tây Tiến tr−ớc gian khổ, khốc 
liệt, đặc biệt là tr−ớc cái chết). 
 - Đánh gía khái quát, nâng cao: Với Tây Tiến, Quang Dũng đã tạc nên một bức 
t−ợng đài bằng thơ về ng−ời lính cách mạng với những vẻ đẹp riêng. 
c. Cách cho điểm: 
 - Điểm 5: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu a và b. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc. 
Có thể còn một vài lỗi về chính tả. 
 - Điểm 3: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu a và b, còn mắc một vài lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 1: Nội dung sơ sài, lập luận yếu, mắc nhiều lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 0: Bài viết hoàn toàn lạc đề. 
----------Hết--------- 

File đính kèm:

  • pdfHD cham Van BT 2007.pdf