Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông lần thứ 2 năm 2007 Môn thi: Văn – Trung học phổ thông không phân ban
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông lần thứ 2 năm 2007 Môn thi: Văn – Trung học phổ thông không phân ban, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Bộ giáo dục vμ đμo tạo đề chính thức kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông lần 2 năm 2007 Môn thi: Văn – Trung học phổ thông không phân ban H−ớng dẫn chấm thi Bản h−ớng dẫn này gồm 04 trang I. H−ớng dẫn chung - Giám khảo cần nắm bắt đ−ợc nội dung trình bày bài làm của thí sinh để đánh giá đ−ợc một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng tr−ờng hợp. Tinh thần chung nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 10 điểm) một cách hợp lí. Mạnh dạn cho điểm 0, điểm 1; hoặc không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9, điểm 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Thí sinh làm bài theo cách riêng nh−ng đáp ứng đ−ợc yêu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm. - Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với h−ớng dẫn chấm và đ−ợc thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Đề I Câu 1 (2 điểm) a. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song cần đạt các ý sau: - Ơnixt Hêminguê (1899 – 1961) là nhà văn Mĩ nổi tiếng thế giới. - Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại, từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó cùng với một số trí thức, nghệ sĩ, ông tự x−ng là “thế hệ vứt đi”. Chiến tranh thế giới thứ hai, ông tham gia đội quân quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha, làm phóng viên mặt trận, sáng tác văn ch−ơng... - Ông đ−ợc giải Nôben Văn học (1954). - Hai tác phẩm tiêu biểu : Giã từ vũ khí, Ông già và biển cả... b. Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt tốt. - Điểm 1: Trình bày đ−ợc nửa số ý, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Không trình bày đ−ợc nội dung gì. 2 Câu 2 (3 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh linh hoạt trong cách trình bày nh−ng cần diễn đạt tốt, có cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có cảm nhận riêng, song bài viết cần đạt đ−ợc một số ý cơ bản sau: - Trăng non đầu tháng tạo nên một không gian thơ mộng cho toàn bộ câu chuyện. - Trăng lúc ẩn lúc hiện nh− “chơi trò ú tim” tham dự vào câu chuyện khiến tình huống truyện thêm hấp dẫn, lôi cuốn, giàu chất lãng mạn. Trăng song hành cùng nhân vật Nguyệt, hai hình t−ợng này hòa quyện và tôn lên vẻ đẹp của nhau... - Trăng cùng với tình yêu của Nguyệt và Lãm đã v−ợt lên sự tàn phá, hủy diệt của đạn bom khốc liệt, gợi niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. c. Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt tốt. - Điểm 2: Cơ bản đáp ứng đ−ợc các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Không trình bày đ−ợc nội dung gì. Câu 3 (5 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận phân tích đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận. b. Yêu cầu về kiến thức: * Giới thiệu chung về tr−ờng ca Mặt đ−ờng khát vọng và đoạn thơ đ−ợc phân tích. * Phân tích: - ý khái quát của đoạn thơ: Đất n−ớc có từ lâu đời và rất gần gũi, thân th−ơng đối với mỗi con ng−ời. - Biểu hiện cụ thể: + Đất n−ớc hiện lên từ những huyền thoại, cổ tích. + Đất n−ớc hình thành từ lâu đời, gắn liền với những truyền thống yêu n−ớc, lao động cần cù, thuần phong mĩ tục và lối sống tình nghĩa thủy chung..., của dân tộc. + Lời thơ giàu chất liệu văn hóa dân gian, tạo một không gian nghệ thuật vừa gần gũi thân quen, vừa bay bổng sâu xa, góp phần làm nổi bật t− t−ởng Đất N−ớc của Nhân dân. * Kết luận: - Đoạn thơ là sự kết tinh đặc sắc giữa chất liệu văn hóa dân gian với hình thức thơ trữ tình – chính luận. - Đoạn thơ là một định nghĩa theo cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm về đất n−ớc, Đất n−ớc không siêu hình, trừu t−ợng mà gắn bó, thân thuộc với mỗi ng−ời, Đất N−ớc của Nhân dân. c. Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Văn viết có cảm xúc. Diễn đạt tốt, có thể còn một vài sai sót nhỏ. Chữ viết cẩn thận. - Điểm 3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trên, có thể còn vài sai sót . - Điểm 1: Ch−a hiểu kĩ đề, bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 3 Đề 2 Câu 1 (2 điểm) a. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách tóm tắt khác nhau, song cần đạt các ý sau: - Trong đoàn ng−ời “đói ăn” đi tìm kế sinh nhai có một thanh niên và một chị nông dân trẻ tuổi đang có mang sắp đến ngày sinh. - Bất ngờ ng−ời mẹ trẻ chuyển dạ và ng−ời thanh niên kia đã trở thành “bà đỡ” bất đắc dĩ. - Ca đỡ đẻ thành công, một bé trai kháu khỉnh, một c− dân mới của đất Nga ra đời trong khốn khó nh−ng là niềm hạnh phúc, tự hào của ng−ời mẹ. b. Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt tốt. - Điểm 1: Trình bày đ−ợc nửa số ý, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Không trình bày đ−ợc nội dung gì. Câu 2 (3 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh linh hoạt trong cách trình bày nh−ng cần diễn đạt tốt, có cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có cảm nhận riêng, song bài viết cần đạt đ−ợc một số ý cơ bản sau: - Đoạn thơ nằm trong phần 2 bài Đất n−ớc của Nguyễn Đình Thi: thể hiện hình ảnh đất n−ớc trong đau th−ơng, căm hờn. - Hai câu đầu: Hình ảnh đất n−ớc đau th−ơng trong chiến tranh: Tác giả sử dụng biện pháp t−ơng phản, ẩn dụ, miêu tả một vùng quê đau th−ơng đang ứa máu vì dây thép gai, lô cốt giặc... Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu t−ợng sâu sắc cho đất n−ớc đau th−ơng trong chiến tranh, bị quân thù chiếm đóng. - Hai câu sau: Hình ảnh ng−ời chiến sĩ hành quân chiến đấu:Trên cái nền của đất n−ớc đau th−ơng bỗng vụt sáng long lanh trong tâm t−ởng ng−ời chiến sĩ hình ảnh đôi mắt ng−ời yêu. Tình yêu đất n−ớc và tình yêu đôi lứa, cái chung và cái riêng hoà nhập trong tâm hồn ng−ời chiến sĩ. c. Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, diễn đạt tốt. - Điểm 2: Cơ bản đáp ứng đ−ợc yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Không trình bày đ−ợc nội dung gì. Câu 3 (5 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận chứng minh, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận. 4 2. Yêu cầu về kiến thức: Đây là kiểu bài chứng minh một vấn đề khái quát trong văn học Việt nam hiện đại bằng các tác phẩm văn học cụ thể. Thí sinh có thể làm bài theo các cách khác nhau song cần đạt đ−ợc các ý cơ bản sau: a. Giới thiệu chung: Giới thiệu về văn học Việt Nam hiện đại một cách ngắn gọn và dẫn ý : Hình t−ợng ng−ời phụ nữ đã đ−ợc thể hiện tập trung với số phận và khát vọng sống mãnh liệt. Điều đó đã đ−ợc thể hiện trong hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Mùa lạc của Nguyễn Khải. b. Chứng minh: *Số phận ng−ời phụ nữ Việt nam đ−ợc thể hiện trong hai tác phẩm: - Mị trong Vợ chồng A Phủ: Số phận đau khổ, làm dâu gạt nợ, sống kiếp “trâu ngựa” trong nhà thống lí Pá Tra, từng muốn chết mà không đ−ợc... - Đào trong Mùa lạc: Số phận bất hạnh, chồng chết, con chết, tìm đến nông tr−ờng Điện Biên với tâm trạng bế tắc, muốn chết nh−ng không đ−ợc nên phải sống... *Khát vọng sống của ng−ời phụ nữ đ−ợc thể hiện trong hai tác phẩm: - Mị trong Vợ chồng A Phủ: Có vẻ đẹp tâm hồn, tình th−ơng, lòng nhân ái. Sức sống luôn tiềm ẩn đ−ợc thể hiện rõ từ khi bị bắt làm dâu gạt nợ đến những đêm tình mùa xuân, đặc biệt là đêm cởi trói cho A Phủ và trốn cùng A Phủ. Tất cả đều khẳng định: tình yêu, khát vọng sống không bao giờ tắt trong con ng−ời. - Đào trong Mùa lạc: Đến nông tr−ờng Điện Biên với tâm trạng buồn chán để sống nốt những ngày còn lại nh−ng khát vọng sống luôn bừng cháy trong Đào, lúc nào Đào cũng thấy “bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc...” và Đào đã tìm thấy tình yêu, hạnh phúc cho mình. c. Kết luận: - Văn học Việt Nam hiện đại đã thể hiện rõ số phận của ng−ời phụ nữ cùng khát vọng sống mãnh liệt của họ. - Hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Mùa lạc của Nguyễn Khải đã đề cập tới số phận những ng−ời phụ nữ đau khổ nh−ng không đầu hàng số phận. Họ đã biết đứng lên bằng khát vọng sống mãnh liệt để giành lấy hạnh phúc cho cuộc đời mình. 3. Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Văn viết có cảm xúc. Diễn đạt tốt, có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trên, có thể còn vài sai sót nhỏ. - Điểm 1: Ch−a hiểu kĩ đề, bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Hết
File đính kèm:
- dap_an_van_kpb.pdf