Kì thi tuyển sinh chuyên năm học 2006-2007 môn thi: ngữ văn (chuyên)

doc11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi tuyển sinh chuyên năm học 2006-2007 môn thi: ngữ văn (chuyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÌ THI TUYỂN SINH CHUYÊNSở Giáo dục-Đào tạo Quảng NamNăm học 2006-2007Môn thi: Ngữ văn (chuyên)Thời gian: 150 phút (không thể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC:Phần I: Trắc nghiệm (2,5 điểm) Thời gian của phần này là 15 phút. Hết thời gian đó, thầy cô giám thị thu bài trắc nghiệm.Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng vào giấy làm bài."Vừa lúc ây, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anhg, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trong rất dễ sợ.Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:- Ba đây con!- Ba đây con!Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má!" Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy."(Ngữ vắn 9, tập 1)1/Nhân vật có được nhắc đến nhưng chưa xuất hiện trong đoạn trích là nhân vật nào?A-Nhân vật người chaB-Nhân vật người mẹC-Nhân vật người conD-Nhân vật kể chuyện2/Câu "Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động" là câu có thành phần gì?A-Phụ chúB-Tình tháiC-Khởi ngữD-Gọi, đáp3/Chi tiết nào thể hiện rõ nhất nỗi bàng hoàng, đau đớn của người cha khi đứa con không nhận ra mình?A-Giọng lặp bặp run runB-Vết thẹo dài bên má phải đỏ ửng lên, giần giậtC-Hai tay vẫn đưa về phía trướcD-Hai tay buông xuống như bị gãy4/Nhân vật xưng "tôi" trong đoạn trích là ai?A-Nhân vật người mẹB-Nhân vật người kể chuyệnC-Nhân vật người conD-Nhân vật người cha5/Nhận định nào sau đây đúng với tâm trạng của người con trong đoạn trích?A-Không muốn nhận chaB-Muốn nhưng giả vờ khôngC-Sợ, không nhận ra chaD-Ghét cha6/Trong lời thoại của hai cha con chỉ có loại câu gì?A-Câu trần thuậtB-Câu nghi vấn C-Câu cầu khiếnD-Câu cảm thán7/Từ nào dưới đây là từ địa phương Nam Bộ?A-lặp bặpB-dễ sợC-thẹoD-lạ8/"Lạ lắm, đến mức phải ngạc nhiên"-đó là nghĩa của từ nào dưới đây?A-Lạ lùngB-Lạ mặtC-Lạ miệngD-Lạ tai9/Truyện ngắn nào sau đây thuộc giai đoạn văn học chống Mỹ?A-LàngB-Chiếc lược ngà10/Thành phần trạng ngữ trong câu "Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh" chỉ yếu tố gì?A-Không gianB-Thời gianC-Mục đíchD-Phương tiệnPhần II: Tự luận (7,5 điểm) Thời gian của phần này là 135 phútCâu 1: (3 điểm) Tưởng tượng rằng em là nhân vật người họa sĩ trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" (Nguyễn Thành Long) hãy viết một bài thuyết minh ngắn (từ 15-20 dòng) để giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp của con người và cảnh vật Sa Pa mà người hoạ sĩ đã nhận ra. Bài thuyết minh có sử dụng yếu tổ nghị luận và miêu tả (cảnh vật và nội tâm)Câu 2: (4,5 điểm) Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2006-2007 TẠI TP.HCM
A. VĂN - TIẾNG VIỆT (3 điểm)Câu 1 (2 điểm): Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ).Câu 2 (1 điểm): Cho biết hàm ý trong các câu sau (phần tô đậm):- Vợ chàng quỷ quái tinh ma,Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.- Dễ dàng là thói hồng nhan,Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.B. LÀM VĂN (7 điểm)Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) là hai bài thơ tiêu biểu viết về đề tài người lính cách mạng trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ này
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN Tại TP.HCM - năm học 2007-2008
Câu 1 (2 điểm): Nêu hai tình huống thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).Câu 2 (2 điểm): Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau: Nao nao dòng nước uốn quanh,Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.Sè sè nấm đất bên đường,Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.(Nguyễn Du, Truyện Kiều)Câu 3 (4 điểm): Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương. (Học sinh không viết quá một trang giấy)Câu 4 (12 điểm): Tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
THI TUYỂN SINH VÀ LỚP 10 THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊNNĂM HỌC 2001 - 2002MÔN THI : VĂN - TIẾNG VIỆTThời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề )----------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨCI. TIẾNG VIỆT ( 3 ĐIỂM)Câu 1 ( 1 điểm)Trong di chúc, lúc đầu Bác Hồ viết:"Khi người ta đã ngoài 70 tuổi".Sau đó, Bác sửa lại :"Khi người ta đã ngoài 70 xuân".Theo em thay chứ "tuổi" bằng chữ "xuân", câu văn hay hơn ở chỗ nào? Phân tích.Câu 2 ( 2 điểm)Trong bài "Cảnh khuya" Bác viết:"Tiếng suối trong như tiếng hát xa".Trong "Côn Sơn ca" Nguyễn Trãi viết:"Côn Sơn suối chảy rì rầmTa nghe như tiếng đàn cầm bên tai".Hãy phân tích cách so sánh của Bác và Nguyễn Trãi trong các câu thơ trên và chỉ rõ nét đặc sắc trong cách so sánh của Bác.II. LÀM VĂN ( 7 ĐIỂM)Phân tích giá trị của truyện ngắn "Chuyện người con gái Nam Xương" ( Truyền kia mạn lục - Nguyễn Dữ ).
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG NAMNăm học 2008-2009Môn NGỮ VĂNThời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)Đề chính thức.
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)1. Nhà thơ nào là tác giả của truyện thơ "Lục Vân Tiên"?A. Nguyễn Đình ChiểuB. Nguyễn Khoa ĐiềmC. Nguyễn DuD. Nguyễn Duy2. "Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tháng tuổi". (Chiếc lược ngà). Câu được trích trên có thành phần biệt lập nào?A. Thành phần phụ chúB. Thành phần tình tháiC. Thành phần cảm thánD. Thành phần gọi- đáp3. Hình ảnh "Mặt trời của mẹ" trong câu thơ "Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" là hình ảnh được khắc họa bằng biện pháp tu từ nào?A. So sánhB. Ẩn dụC. Hoán dụD. Nói quá4. Các sự việc và tình tiết trong "Truyện Kiều" đã diễn ra theo trình tự như thế nào?A. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụB. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ướcC. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụD. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc5. Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", từ nào sau đây không phải là từ láy?A. Long lanhB. Hối hảC. Xôn xaoD. Chiền chiện6. "Là bài thơ ngợi ca tình mẹ và lời ru" - đó là nhận định về bài thơ:A. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹB. Con còC. Nói với conD. Mây và sóng7. Nhân vật nào là nhân vật trữ tình của bài thơ "Bếp lửa"?A. người bàB. người mẹC. người bốD. người cháu8. Cảm hứng của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là cảm hứng về:A. Lao độngB. Thiên nhiên, vũ trụC. Lao động và thiên nhiên, vũ trụD. Lao động và con ngườiPhần II. Tự luận (6 điểm)Câu 1. (2 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu."Áo anh rách vaiQuần tôi có vài miếng váMiệng cười buốt giáChân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay."(Trích bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu)a/ Trong các từ vai, miệng, chân, tay ở đoạn thơ trên, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ?b/ Nêu nội dung của đoạn thơ trên.Câu 2. (4 điểm): Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10NĂM HỌC 2007 - 2008Môn: NGỮ VĂNNgày thi: 20 tháng 6 năm 2007Thời gian làm bài: 120 phút
PHẦN I (7 điểm)Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...Và sau đó, tác giả thấy:...Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim!...Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luạn quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.Phần II: (3 điểm)Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành Chuyện người con gái Nam Xương. Đây là một trong những truyện hay nhất được rút từ tập Truyền kì mạn lục của ông.Câu 1: Giải thích ý nghĩa nhân đề Truyền kì mạn lục.Câu 2: Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đí đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối chuyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chôc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao?
-------------------- Hết --------------------
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ - HOÀ BÌNHNĂM HỌC 2005-2006MÔN: VĂN- TIẾNG VIỆT ( Cho tất cả các hệ chuyên)THỜI GIAN LÀM BÀI : 150 phút
I.   VĂN - TIẾNG VIỆT (4 điểm):Câu 1 (2 điểm):Dưới đây là những câu sai, hãy chỉ ra chỗ sai đó và sửa lại cho đúng:a/ Hình ảnh tráng sĩ mình mặc áo giáp sắt, đầu đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi xông vào bọn giặc.b/ Thầy Hiệu trưởng kêu gọi chúng em hăng hái tham gia đợt trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại” đã thành công tốt đẹp.Câu 2 (2 điểm):Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:“Trong lúc thuế má ngặt ngòi, đồng bạc cho vay, lãi ngày năm xu, người ta phải bỏ mà mua đán chó mới mở mắt, thế là người ta đã làm ơn cho mày. Mày tưởng người ta không thể mua được chó đấy chắc? Hay là chó của mày bằng vàng? Thôi, cho thêm hào nữa, thế là vừa con, vừa chó, cả thảy được hai đồng mốt. Bằng lòng không?”(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)II.   TẬP LÀM VĂN (6 điểm)Đề bài:Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là sự kết hợp hai cảm hứng của tác giả: cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống trong thời kì miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và cảm hững thiên nhiên, vũ trụ, vốn là một nét nổi bật của hồn thơ Huy Cận.Hãy phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận để làm sáng tỏ nhận xét trên.
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ - HOÀ BÌNHNĂM HỌC 2006-2007MÔN: VĂN- TIẾNG VIỆT (Dành cho hệ chuyên Văn)THỜI GIAN LÀM BÀI : 150 phút
Phần 1: Trắc nghiệm ( 2 đi ểm) Học sinh không phải chép lại đề, trả lời câu hỏi bằng cách chọn một ý đúng (tương ứng với một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng) rồi ghi vào giấy thi.…Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai cánh tay lại mà rít lên:-Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”…(Trích văn bản Làng- Kim Lân, SGK Ngữ văn 9 - Tập I)1/ Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng ông Hai khi nào?A.   Khi cái tin làng chợ Dầu  của ông theo giặc được cải chính.B.   Khi ông Hai từ chỗ nghe tin dữ trở về.C.   Khi ông Hai được bà chủ nhà báo tin không cho ở nhờ.D.   Khi ông Hai thủ thỉ trò chuyện với thằng con út.2/ Nét đặc sắc trong c ách miêu tả tâm trạng nhân vật ở đoạn văn trên là gì?A.   Miêu tả tâm trạng nhân vật bằng độc thoại nội tâm.B.   Miêu tả tâm trạng nhân vật trực tiếp qua hành động.C.   Miêu tả tâm trạng nhân vật qua nhân vật khác.D.   Miêu tả tâm trạng nhân vật qua đối thoại.3/ Dòng nào dưới đây thể hiện rõ nhất tâm trạng ông Hai trong đoạn văn trên?A.   Thương mình và các con phải đi tản cư.B.   Sợ mụ chủ nhà biết tin làng ông theo giặc.C.   Ông Hai trằn trọc không ngủ được khi nghe làng chợ Dầu theo giặc.D.   Cảm nhận sâu sắc nỗi đau khổ, nhục nhã của người dân mà làng theo giặc.4/ Các câu nghi vẫn “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” được dùng trong đoạn văn trên thể hiện điều gì?A.   Thể hiện tâm trạng hoài nghi.B.   Thể hiện tâm trạng lo lắng, sợ hãi.C.   Thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa.D.   Thể hiện tâm trạng băn khoăn, dằn vặt.5/ Xét về kiểu câu, câu văn “Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông cứ giàn ra.” thuộc kiểu câu nào?A.   Câu đơn.B.   Câu ghép.C.   Câu đặc biệt.D.   Không thuộc các kiểu câu trên.6/ Dấu ba chấm đặt cuối câu văn “khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…”diễn tả điều gì?A.   Nỗi nghẹn ngào của ông Hai.B.   Còn điều ông chưa nói hết.C.   Nỗi thất vọng của ông Hai.D.   Ông không muốn nói ra nữa.7/ Từ “cũng” trong câu văn “Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” thuộc loại từ nào?A.   Trợ từB.   Chỉ từC.   Phụ từD.   Lượng từ8/ Câu văn “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ giàn ra” là câu trần thuật được dùng với mục đích gì?A.   Dùng để kểB.   Dùng để thông báoC.   Dùng để yêu cầuD.   Dùng để bộc lộ cảm xúcPhần II: T Ự LUẬN (8 điểm)Câu 1: (2 điểm)Đoạn kết thúc 1 bài thơ có câu : “Trăng cứ tròn vành vạnh”a.   Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.b.   Đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ nào? Của ai?c.   Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ?Câu 2: Bài làm văn (6 điểm)Cảm nhận về hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc  kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hai văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

File đính kèm:

  • docDe thi chuyen Van tong hop.doc
Đề thi liên quan