Kì thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông chuyên môn thi: Ngữ Văn

pdf4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông chuyên môn thi: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG CHUYÊN
 Mơn thi: NGỮ VĂN
 Khĩa ngày: 18, 19, 20/06/2008
 Thời gian làm bài: 150 phút
 (Khơng kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm) 
 Nêu ý nghĩa của những chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam 
Xương của Nguyễn Dữ ?
Câu 2: (8 điểm) 
 Giữa một vùng sỏi đá khơ cằn, cĩ những lồi cây vẫn mọc lên và nở những 
chùm hoa thật đẹp.
 Viết một văn bản nghị luận (không quá 2 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em 
được gợi ra từ hiện tượng trên.
Câu 3: (10 điểm)
 Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở 
thực tại. Nhưng nghệ sĩ khơng những ghi lại cái đã cĩ rồi mà cịn muốn nĩi 
một điều gì mới mẻ.
 (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nĩi của văn nghệ)
 Suy nghĩ về ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học trong chương trình 
Ngữ văn Trung học cơ sở. 
 HẾT
Họ và tên thí sinh:…………………… Số báo danh:……………………………….
Chữ kí GT1:…..................................... Chữ kí GT2:……………………………...
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN 9
Khóa ngày 18, 19, 20/06/2008
A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
• Đề bài nhằm phát hiện những học sinh giỏi, có năng lực cảm thụ văn 
học và tư duy khoa học. Ngoài việc kiểm tra các kiến thức cơ bản, đề yêu 
cầu HS biết vận dụng các kiến thức đã học và kiến thức đời sống vào 
việc tạo lập văn bản nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
  Nghị luận xã hội: yêu cầu HS viết một văn bản ngắn hoàn chỉnh. 
Đây là đề tài đòi hỏi HS trình bày ý kiến riêng của bản thân về sự kiên trì, 
nhẫn nại, ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
 Nghị luận văn học : yêu cầu HS có khả năng khái quát, tổng hợp và 
thể hiện những cảm nhận sâu sắc về các tác phẩm đã học để làm rõ một 
nhận định về giá trị của văn học.
• Với dạng đề này, giám khảo cần căn cứ vào kiến thức, kĩ năng diễn đạt 
và đặc biệt trân trọng suy nghĩ, sáng tạo của học sinh để chấm.
 B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: 
 Câu 1: (2 điểm)
 Nêu ý nghĩa của những chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam 
Xương của Nguyễn Dữ ?
 Học sinh nêu được các ý sau:
 Hoàn chỉnh những nét đẹp vốn có của Vũ Nương. (0,5 điểm)
 Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ “Ở 
hiền gặp lành” của nhân dân. (0,5 điểm)
 Góp phần tô đậm tính bi kịch của tác phẩm. (0,5 điểm)
 Thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người 
phụ nữ trong chế độ phong kiến. (0,5 điểm)
Câu 2: (8 điểm)
 Giữa một vùng sỏi đá khơ cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa 
thật đẹp.
 Viết một văn bản nghị luận (không quá 2 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em 
được gợi ra từ hiện tượng trên.
 * Yêu cầu:
- Học sinh viết một văn bản nghị luận xã hội (không quá 2 trang). 
Văn bản là một bài văn hoàn chỉnh đủ 3 phần : nêu vấn đề, triển khai vấn 
đề, kết thúc vấn đề.
- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng; lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch 
lạc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Thể hiện sự hiểu biết, nhận thức đúng đắn về vấn đề cần nghị luận:
 Giải thích hiện tượng đời sống đã nêu: sức sống mãnh liệt của thiên 
nhiên, từ đó rút ra ý nghĩa triết lí trong đời sống: bài học về lòng kiên trì, 
nhẫn nại, ý chí, nghị lực, sự nỗ lực vươn lên của con người ở mọi hoàn cảnh 
và thành quả đạt được từ quá trình ấy.
 Bàn về giá trị của vấn đề.
  Liên hệ trong đời sống thực tế.
  Suy nghĩ, nhận thức, hành động của bản thân.
 * Biểu điểm:
• Đáp ứng tốt các yêu cầu trên : 7- 8 điểm
• Hiểu vấn đề nhưng trình bày chưa đầy đủ : 5-6 điểm
 • Hiểu vấn đề nhưng lập luận thiếu chặt chẽ, mạch lạc : 4 điểm
 • Còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp : 2,5- 3 điểm
 • Không nắm được vấn đề, ý sơ sài, lan man : 1 – 2 điểm
• Viết quá hai trang giấy thi từ 10 dòng trở lên : trừ 1 điểm
• Lạc đề, bỏ giấy trắng : 0 điểm
 Câu 3: (10 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học. 
Trình bày rõ ràng, thuyết phục các luận điểm. Có khả năng khái quát, 
tổng hợp vấn đề. Nêu được những cảm nhận và suy nghĩ sâu sắc về các 
tác phẩm văn học để làm rõ nhận định của tác giả Nguyễn Đình Thi. 
- Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc.
- Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc. Không 
mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
 * Yêu cầu về kiến thức:
 - Học sinh phải giải thích được nhận định và chọn lọc một 
vài tác phẩm trong chương trình Ngữ văn để làm rõ các luận điểm.
- Giám khảo cần cân nhắc và trân trọng những cảm nhận 
riêng, sáng tạo của học sinh.
Gợi ý:
1. Giải thích nhận định: 
 Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa:
 - Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở 
thực tại: chất liệu của tác phẩm là hiện thực đời sống khách quan (chức 
năng phản ánh hiện thực của văn học).
- Nhưng nghệ sĩ khơng những ghi lại cái đã cĩ rồi mà cịn muốn nĩi một 
điều gì mới mẻ: người nghệ sĩ không dừng lại ở việc mô phỏng, sao chép 
đời sống khách quan mà thông qua sự sáng tạo nghệ thuật của mình để 
hướng tới những giá trị cao cả, mang tính quy luật, tính triết lí, những giá 
trị chân, thiện, mĩ của cuộc sống (chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ 
của văn học).
2. Chọn lọc một số tác phẩm làm sáng tỏ nhận định.
- Tuỳ theo cảm nhận của mình, HS chọn ra một số tác phẩm tâm đắc (2 tác 
phẩm trở lên) để làm rõ nhận định.
- Thông qua các tác phẩm văn học, HS cần chọn lọc dẫn chứng phù hợp để làm 
rõ vấn đề (cần làm rõ ý trọng tâm nằm trong vế 2 của nhận định.)
BIỂU ĐIỂM:
Điểm 9→10
 - Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức, thể hiện sự cảm 
nhận sâu sắc, độc đáo, sáng tạo, có nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng.
 Điểm 7 → 8:
 - Bài làm đáp ứng khá các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức. 
 - Có thể mắc từ 1- 2 lỗi diễn đạt, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Điểm 5 → 6:
 - Bài làm đáp ứng cơ bản các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức; lập luận rõ 
nhưng ý chưa sâu.
 - Có thể mắc từ 3- 4 lỗi diễn đạt, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Điểm 3 → 4:
 - Bài làm chỉ nêu được một số kiến thức về tác phẩm, lan man.
 - Mắc khá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Điểm 1→2:
 - Không làm rõ yêu cầu của đề.
Điểm 0: 
 - Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng.
 

File đính kèm:

  • pdfDe thi tuyen sinh van chuyen HCM 20082009.pdf