Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2008-2009

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo
Nghệ An

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10
trường THPT chuyên phan bội châu


Năm học 2008-2009
hướng dẫn chấm và biểu điểm môn ngữ văn 
Đề chính thức

(Hướng dẫn và biểu điểm chấm này gồm có 03 trang)

I. Yêu cầu chung:
1, Ngoài việc đánh giá kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tố chất của một học sinh giỏi: kiến thức văn học vững chắc, sâu rộng; năng lực cảm thụ văn chương tinh tế, sâu sắc; kĩ năng làm văn tốt; diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, có giọng điệu riêng (khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo).
2, Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các ý chi tiết và những thang điểm cụ thể. 
3, Giám khảo cần đánh giá bài làm trong tính tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm một cách máy móc, nhằm đánh giá học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. 
4, Tổng điểm toàn bài 10,0 điểm, chiết đến 0,5 điểm.
II. Những yêu cầu cụ thể:
Câu
yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)


a.
Những phương thức biểu đạt chủ yếu: miêu tả, biểu cảm.
0,25
b.
Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc: 
- Hình ảnh ước lệ: làn thu thủy, nét xuân sơn, hoa, liễu. 
- Thành ngữ - điển tích: nghiêng nước nghiêng thành. 
- Nhân hóa: hoa ghen, liễu hờn.
- Dùng từ Hán Việt: thu thủy, xuân sơn.
- Tiểu đối: (...).
 ...
Thí sinh chỉ cần nêu được ba trong số những biện pháp trên là có thể cho điểm tối đa.
0.75
c.
Phân tích một biện pháp nghệ thuật đặc sắc: 
- Mỗi biện pháp có thể có những hiệu quả nghệ thuật riêng, song về cơ bản đều có những ý nghĩa sau:
 + Làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
 + Thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tiến bộ và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du.
- Nếu bài làm đáp ứng được những yêu cầu trên mà chưa biết cách tạo lập đoạn văn và sử dụng phép liên kết thì không cho quá nửa số điểm. 
1,0
Câu 2
(3,0 điểm)
Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song về cơ bản phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

ý1
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
 - Nguyễn Minh Châu là một gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kì chống Mĩ. Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu thể hiện sự tìm tòi sáng tạo trong tư tưởng và nghệ thuật.
 - Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu xuất bản năm 1985. Tác phẩm thể hiện những suy ngẫm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, khẳng định giá trị những vẻ đẹp bình dị của gia đình, quê hương và cuộc sống. 
0,5
ý2
Giới thiệu ngắn gọn cảnh ngộ của nhân vật Nhĩ và vị trí của đoạn văn. 
0,25
ý3
Cảm nhận về các chi tiết nghệ thuật: 
 - Những chi tiết nghệ thuật ấy đã tái hiện một cách sinh động, ấn tượng chân dung và cử chỉ với vẻ rất khác thường của nhân vật Nhĩ . 
 - Gợi lên trong người đọc những suy nghĩ và sự xúc động sâu sắc trước cảnh ngộ éo le và tâm trạng của nhân vật Nhĩ.
 + Nhĩ đang nôn nóng thúc giục cậu con trai - đang mải mê xem phá cờ thế trên hè phố – hãy mau qua sông kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
 + Tái hiện cảnh ngộ éo le và tâm trạng đầy xúc động của Nhĩ với ước vọng cháy bỏng, thiết tha xen lẫn niềm tiếc nuối, đau khổ.
 + Những chi tiết này còn gợi ra những ý nghĩa khái quát hơn: ý muốn thức tỉnh mọi người tránh sự vòng vèo, chùng chình để hướng tới những giá trị đích thực, giản dị và bền vững của cuộc sống.
 - Thể hiện tư tưởng nhân đạo và tài năng nghệ thuật của nhà văn, khơi dậy tình cảm trân trọng và cảm phục ở người đọc.
 + Trân trọng những phát hiện, suy ngẫm sâu sắc và tư tưởng tiến bộ của nhà văn về con người và cuộc sống: cảm thông với những cảnh ngộ éo le, trân trọng những khát vọng đẹp đẽ, những triết lí đúng đắn về cuộc đời...
 + Cảm phục tài năng của tác giả trong việc lựa chọn và miêu tả các chi tiết nghệ thuật (vừa có ý nghĩa tả thực vừa có tính biểu tượng); nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc; cách sử dụng ngôn ngữ... 
2,0
ý4
Đánh giá chung:
0,25

Đây là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, thể hiện tập trung tư tưởng chủ đề của tác phẩm và tài năng nghệ thuật của người cầm bút, góp phần tạo nên sức sống cho tác phẩm.

Câu 3
(5,0 điểm)
Thí sinh có thể linh hoạt trong cách trình bày, nhưng cơ bản phải đạt được các yêu cầu sau:

ý1
 Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích:
 - Nguyễn Thành Long là một nhà văn có sở trường truyện ngắn với một ngòi bút giàu chất thơ.
 - Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai năm 1970, tác phẩm đã khẳng định vẻ đẹp của con người lao động mới và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. 
 - Đoạn văn nằm ở phần giữa của tác phẩm, thể hiện những tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ trong cuộc gặp gỡ với nhân vật anh thanh niên.
0,5
ý2
Suy nghĩ về lao động sáng tạo của người nghệ sĩ:
 - Sáng tạo nghệ thuật là sự lao động nghiêm túc, hết sức khó, nặng nhọc, gian nan; đòi hỏi sự suy tư, trăn trở, tìm tòi của người nghệ sĩ. 
 - Cái đẹp mà nghệ thuật hướng tới phải gần gũi, gắn bó với cuộc đời, chứ không phải là một ngôi sao xa. Nghệ sĩ là người biết phát hiện và giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp đó.
 - Trong tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ phải đặt được chính tấm lòng mình trong đó. Tác phẩm phải xuất phát từ những rung động chân thành, cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ. 
2,5
ý3
Suy nghĩ về nghệ thuật sử dụng điểm nhìn trần thuật của tác giả:
 - Trong đoạn văn, nhà văn đã sử dụng điểm nhìn trần thuật khá linh hoạt.
 + Từ điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện chuyển sang điểm nhìn trần thuật của nhân vật.
 + Từ ngôn ngữ miêu tả tâm lý nhân vật chuyển thành ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.
 - Hiệu quả của nghệ thuật sử dụng điểm nhìn trần thuật trong đoạn văn: 
 + Qua những suy tư trăn trở của nhân vật ông họa sĩ, Nguyễn Thành Long đã gửi gắm những quan niệm nghệ thuật một cách tự nhiên, thuyết phục. 
 + Thể hiện được vẻ đẹp của chính nhân vật ông họa sĩ cũng như nhân vật anh thanh niên. 
1,5
ý4
Đánh giá chung:
- Đoạn văn cho thấy quan niệm nghệ thuật đúng đắn và thái độ trân trọng của Nguyễn Thành Long đối với nghệ thuật, đối với người nghệ sĩ cũng như vẻ đẹp của con người lao động mới XHCN.
- Đồng thời đoạn văn cũng đã thể hiện được nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế và sử dụng ngôn ngữ linh hoạt của nhà văn. 
0,5

File đính kèm:

  • docDA Van vao PBC 0809.doc