Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2013-2014

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 HẢI PHÒNG NĂM HỌC 2013-2014

HƯỚNG DẪN CHẤM THI
MÔN NGỮ VĂN

 A. HƯỚNG DẪN CHUNG
 Do yêu cầu của kì thi và đặc thù của môn thi, giám khảo cần:
 1. Nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi
 2. Trên cơ sở bám sát biểu điểm, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm 
 3. Tôn trọng và khuyến khích : 
- Sự đa dạng trong cách tổ chức bài làm của học sinh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu cơ bản (với từng câu) được gợi ý trong bản Hướng dẫn chấm thi
 - Sự độc đáo, sáng tạo trong cảm nhận và diễn đạt 
 4. Điểm của từng câu không làm tròn. Điểm của bài thi bằng tổng điểm các câu không làm tròn.
 B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án 
D
B
A
D
A
C
A
B
 
PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
 Câu 1 (3,0 điểm)

PHẦN
 YÊU CẦU CẦN ĐẠT
THANG ĐIỂM
a
- Chỉ ra được những phép tu từ: so sánh, nhân hóa
0,5
b
- Viết đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu; không mắc lỗi về văn phạm.
- Có sử dụng thành phần biệt lập (có thể là một trong ba thành phần: tình thái, cảm thán, phụ chú) và gọi đúng tên thành phần biệt lập đã dùng.
0,5

0,5

Nêu được hiệu quả của những phép tu từ nghệ thuật:
- So sánh cánh buồm- một sự vật cụ thể, hữu hình với mảnh hồn làng- một khái niệm trừu tượng, vô hình, vô ảnh đã mang đến cho hình ảnh thơ một vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng và ý nghĩa thiêng liêng.
- Nhân hóa: cánh buồm- biểu tượng của linh hồn làng chài rướn thân trắng bao la thâu góp gió- gợi tả sự lớn lao, thơ mộng và hùng tráng. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình vừa cảm nhận sâu sắc cái hồn của sự vật.
=> Thể hiện sự tài hoa tinh tế cùng tình yêu và nỗi nhớ quê hương tha thiết của nhà thơ.
(Học sinh có thể nêu hiệu quả riêng của từng biện pháp tu từ hoặc hiệu quả chung của sự kết hợp các biện pháp)




1,5
TỔNG

3,0
 Câu 2 (5,0 điểm)

TIÊU CHÍ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
THANG ĐIỂM

HÌNH THỨC
- Đúng kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện; bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm chặt chẽ
- Diễn đạt rõ ràng, câu và chữ đúng văn phạm
0,25

0,25



NỘI DUNG
*Có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đạt chuẩn kiến thức sau:
I. Giới thiệu
- Vài nét về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Làng
- Nhân vật ông Hai 


0,5


II. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai
1. Tình huống của nhân vật
 Ông Hai là người rất yêu làng, nhưng phải rời làng đi tản cư. Tình yêu làng của ông bị đặt vào thử thách: nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc. Ông Hai đã phải trải qua tâm trạng đau xót, tủi hổ; trải qua xung đột nội tâm gay gắt để lựa chọn cho mình con đường đi đúng đắn.
2. Diễn biến tâm trạng
- Khi nghe tin làng theo giặc: ông lão sững sờ, cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân.... Ông nghi ngờ, cố hỏi lại, hi vọng không phải là thực. Nhưng họ nói rành rọt quá nên ông không thể không tin. Nỗi đau đớn, tủi nhục khiến ông cúi gằm mặt xuống mà đi...
- Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân, thương con, ông lão nguyền rủa người làng. Rồi ông lại ngờ ngợ cho là mình không đúng...
=> Bao niềm tin, nỗi ngờ giằng xé tâm can ông.
- Mấy ngày sau, ông sống trong tâm trạng nơm nớp, lo sợ, nhục nhã: cứ thoáng nghe tiếng Tây, Việt gian, cam nhông...ông lại lủi ra một góc nhà, nín thít...
=> Nhà văn đã diễn tả cụ thể, sinh động nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên với nỗi đau xót, tủi hổ của ông Hai.
- Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt hơn khi có tin đồn đuổi hết người làng Dầu. Mâu thuẫn nội tâm bị đẩy lên đỉnh điểm. Trong tình thế bế tắc, tuyệt vọng, ông đã nghĩ: Hay là quay về làng? Nhưng vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông phản đối ngay: Về làm gì cái làng ấy nữa? Về làng là cam chịu làm nô lệ, là bỏ kháng chiến... và ông đã dứt khoát lựa chọn: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
=> Lựa chọn như thế là ông Hai đã đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng. Tình yêu đất nước rộng lớn đã bao trùm lên tình cảm làng quê.
- Dù đã lựa chọn như thế nhưng ông Hai vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng, vì thế ông càng day dứt, đau đớn. Trong tâm trạng bị dồn nén, bế tắc ấy ông chỉ còn biết trút nỗi lòng vào những lời tâm sự với đứa con nhỏ để giãi bày lòng mình, để củng cố lòng tin vào kháng chiến, vào Cách mạng; để khẳng định tình yêu làng, yêu nước...
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 
- Đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ của nhân vật...
- Ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật thật đặc sắc: giàu tính khẩu ngữ, vừa có nét chung của người nông dân vừa mang cá tính của nhân vật.




 3,5






























III. Đánh giá
- Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt Nam trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp có tình yêu làng hòa quyện, thống nhất trong tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến
- Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân ca ngợi tình yêu làng quê, tình yêu đất nước và sự giác ngộ Cách mạng của những người nông dân hiền lành, chân chất...

0,5
TỔNG

5,0
 ----Hết----

File đính kèm:

  • docDAP AN VAN DAI TRA SO 1- 2013 - 2014.doc
Đề thi liên quan