Kiểm định chất lượng dạy - Học năm học 2007-2008 Môn: Ngữ văn 9

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm định chất lượng dạy - Học năm học 2007-2008 Môn: Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS:.............................................
Sở Giáo dục và đào tạo quảng bình
Họ và tên:.................................................
Phiếu Kiểm định chất lượng dạy - học năm học 2007-2008
...........................................................................
Môn: Ngữ văn 9 - Thời điểm kiểm định: Tuần 25
Lớp: 
(Thời gian làm bài: 25 phút)
Điểm:
Giám thị:
Giám khảo:
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3.0 điểm, mỗi câu 0,5 điểm):
Đọc kĩ các câu hỏi để trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu phương án đúng.
Câu 1: Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương được sáng tác vào thời gian nào ?
A. Năm 1975	B. Năm 1977	C. Năm 1976	D. Năm 1978
Câu 2: Hình ảnh Mặt trời trong lăng ở câu thơ "Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"(Viếng lăng Bác- Viễn phương) tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hoá	B. Hoán dụ	C. So sánh	D. ẩn dụ
Câu 3. "Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo". Nhận xét trên nói về bài thơ nào dưới đây?
A. Viếng lăng Bác	B. Con cò	C. Mùa xuân nho nhỏ	D. Đồng chí
Câu 4. Điều gì không được nhắc tới trong sáu câu thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ?
A. Dòng sông xanh	B.Gió xuân	C. Bông hoa tím biếc	D. Chim chiền chiện
Câu 5. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cũng có những đặc điểm cơ bản của văn nghị luận. Nhận xét đó đúng hay sai ?
A. Đúng 	B. Sai
Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng với kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
A. Trình bày những nhận xét, đánh giá của người viết về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
B.Bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
C. Bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của con người.	
D. Trình bày nhận xét, đánh giá của người viết về nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ, bài thơ .
Phần II. Tự luận (7 điểm. Câu 1: 2 điểm; Câu 2: 5 điểm)
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (6 đến 8 câu ) về đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................................................................................................................................................................................................................................

Sở Giáo dục và đào tạo quảng bình
Hướng dẫn chấm
kiểm tra kiểm định chất lượng năm học 2007-2008
Môn: Ngữ văn lớp 9 - Đợt 1
Hướng dẫn chung:
	-Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
	-Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,25; 0,5; 0,75; cho đến tối đa là 10
Hướng dẫn cụ thể:
I/ Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm	
	Trả lời đúng mỗi câu cho 0,5 điểm

Câu 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
C
D
C
B
A
A

II/ Tự luận : 7 điểm
Câu 1: 2 điểm
	-Học sinh chép chính xác mỗi câu thơ được 0,5 điểm
	Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
	Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
	Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
	Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Câu 2: 5 điểm

a.Yêu cầu về kĩ năng:	
	- Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
	- Bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý được sắp xếp một cách lô-gic và rành mạch. 
	- Biết lựa chọn góc độ giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết về lòng biết ơn.
	- Diễn đạt chính xác, trôi chảy, giàu hình ảnh, cảm xúc. 
	- Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b.Các yêu cầu về nội dung và cho điểm
Giới thiệu được vấn đề câu tục ngữ nói đến: Lòng biết ơn (1 điểm)
Giải thích ngắn gọn về câu tục ngữ: Hưởng thụ thành quả (ăn quả) phải biết ơn người làm ra chúng (nhớ kẻ trồng cây)	(1.5 điểm)
Nhận định đánh giá : 
+Câu tục ngữ còn có nhiều lớp nghĩa: không quên tổ tiên, nòi giống, không quên những người đã chiến đấu hi sinh, không quên những ai đã dạy dỗ, cưu mang, không quên ơn ông bà, cha mẹ, người thân…
+Nhớ ơn người trồng cây không chỉ là biết ơn mà còn phải gìn giữ, bảo vệ thành quả và cố gắng cống hiến để có thêm thành quả mới.
+Câu tục ngữ đưa ra lời dạy hoàn toàn đúng cho mọi thời đại, mọi lớp người.
	(2.0 điểm)
- Liên hệ bản thân.	(0.5 điểm)

	





File đính kèm:

  • docde kiem dinh chat luong giua ki.doc