Kiểm định chất lượng học sinh khá, giỏi năm học 2008 - 2009

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm định chất lượng học sinh khá, giỏi năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng gD & ĐT diễn châu

kiểm định chất lượng học sinh khá, giỏi
năm học 2008 - 2009

Môn: Ngữ văn 6

hướng dẫn chấm và biểu điểm
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm này gồm có 02 trang)

I. Hướng dẫn chung

1. Có kiến thức cơ bản về tiếng Việt và văn học; kĩ năng làm bài tốt: bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nờu những nội dung cơ bản, định hướng, định tớnh chứ khụng định lượng. Giỏm khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm. Cẩn trọng và tinh tế đỏnh giỏ bài làm của thớ sinh trong tớnh chỉnh thể, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, trõn trọng những bài có phát hiện riêng. Chấp nhận cả các ý kiến khụng cú trong Hướng dẫn chấm nhưng hợp lý, cú sức thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài: 10,0, làm trũn đến 0,5. Hướng dẫn chấm chỉ nờu một số thang điểm chớnh; trờn cơ sở đú, giỏm khảo cú thể bàn bạc thống nhất định ra cỏc thang điểm chi tiết.

II. Đáp án và thang điểm

Câu 1: (3 điểm)
 a. Những cụm từ được sử dụng trong câu văn số (1): (1 điểm)
 Có hai cụm danh từ: + ngày thứ năm của tôi trên đảo Cô Tô
 + một ngày trong trẻo và sáng sủa
 b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ: (1 điểm)
 - Câu số (1): + Chủ ngữ: ngày thứ năm của tôi trên đảo Cô Tô
 + Vị ngữ: là một ngày trong trẻo và sáng sủa
 - Câu số (3): 
 + Chủ ngữ 1: cây trên núi đảo
 + Vị ngữ 1: lại thêm xanh mượt
 + Chủ ngữ 2: nước biển
 + Vị ngữ 2: lại lam biết đặm đà hơn hết cả mọi khi
 + Chủ ngữ 3: cát
 + Vị ngữ 3: lại vàng giòn hơn nữa
 c. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ trong câu văn số (3): (1 điểm)
 Câu văn số (3) đã sử dụng hệ thống tính từ (cụm tính từ) đặc sắc: xanh mượt, lam biếc, đặm đà, vàng giòn và điệp từ lại.
 Tác dụng: Gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu, thể hiện năng lực quan sát, tưởng tượng tinh tế của tác giả.
 (Lưu ý: Điệp từ lại do chương trình Ngữ văn 6 chưa được học, do vậy học sinh có thể không nêu, giám khảo vẫn cho điểm tối đa.)

Câu 2: (2 điểm)
 - Cảm nhận được những nét đẹp cơ bản của nhân vật Kiều Phương như: tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu ...
 (Nếu học sinh trình bày theo kiểu liệt kê từng ý mà không sắp xếp thành một đoạn văn thì giám khảo chỉ cho tối đa là 1,5 điểm).

Câu 3: (5 điểm)
 a. Yêu cầu về kĩ năng:
 Có kĩ năng làm bài văn tả cảnh (năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh, sử dụng hợp lí các biện pháp tu từ, biết kết hợp các phương thức biểu đạt ...). Kết cấu bài viết chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
 b. Yêu cầu về kiến thức:
 Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt được một số ý cơ bản sau:
 - Khung cảnh thiên nhiên quê hương khi bình minh lên:
 + Hình ảnh mặt trời.
 + Vạn vật trước ánh nắng bình minh (trời, mây, chim chóc, cây cỏ, làn gió, sương sớm ... ; những âm thanh, mùi hương ...).
 - Cảnh sinh hoạt của con người (sinh hoạt trong gia đình, trên các nẻo đường ...).
 c. Cách cho điểm:
 * Điểm 4 - 5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu của đề; văn viết có hình ảnh, biểu cảm, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 * Điểm 2 -3: Tỏ ra hiểu đề nhưng văn viết chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt.
 * Điểm 1: Chưa đúng kiểu bài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
 * Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.




phòng gD & ĐT diễn châu


kiểm định chất lượng học sinh khá, giỏi
năm học 2008 - 2009

Môn: Ngữ văn 7

hướng dẫn chấm và biểu điểm
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm này gồm có 02 trang)

I. Hướng dẫn chung

1. Có kiến thức cơ bản về tiếng Việt và văn học; kĩ năng làm bài tốt: bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nờu những nội dung cơ bản, định hướng, định tớnh chứ khụng định lượng. Giỏm khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm. Cẩn trọng và tinh tế đỏnh giỏ bài làm của thớ sinh trong tớnh chỉnh thể, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, trõn trọng những bài có phát hiện riêng. Chấp nhận cả các ý kiến khụng cú trong Hướng dẫn chấm nhưng hợp lý, cú sức thuyết phục.
3. Tổng điểm toàn bài: 10,0, làm trũn đến 0,5. Hướng dẫn chấm chỉ nờu một số thang điểm chớnh; trờn cơ sở đú, giỏm khảo cú thể bàn bạc thống nhất định ra cỏc thang điểm chi tiết.

II. Đáp án và thang điểm

Câu 1: (3 điểm)
 a. Tìm từ trái nghĩa: (1 điểm)
 - Trái nghĩa với từ "hào phóng" là từ "keo kiệt".
 - Trái nghĩa với từ "thuận lợi" là từ "khó khăn".
 b. Những câu rút gọn có trong đoạn văn: (1 điểm)
 - Thì đã có người.
 - Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu.
 c. Từ Hán Việt: hào phóng, thuận lợi, tứ xứ, sinh sống. (1 điểm)

Câu 2: (2 điểm)
 - Học sinh có thể có nhiều cách triển khai khác nhau, nhưng cần có kĩ năng trình bày một đoạn văn chứng minh với luận điểm: Ngữ văn - môn học có nhiều ý nghĩa.
 - Đoạn văn cần làm rõ hai ý cơ bản:
 + Ngữ văn - môn học giúp ta cảm nhận, khám phá thế giới muôn màu, muôn vẻ.
 + Ngữ văn - môn học bồi dưỡng tâm hồn, góp phần giáo dục và hình thành nhân cách con người.
Câu 3: (5 điểm)
 a. Yêu cầu về kĩ năng:
 Người viết cần có kĩ năng làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, biểu lộ được những cảm xúc rõ ràng, trong sáng, chân thực. Kết cấu bài viết chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
 b. Yêu cầu về kiến thức:
 Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần trình bày được những cảm xúc, suy ngẫm, liên tưởng, tưởng tượng của bản thân về những kỉ niệm tuổi thơ bình dị và cảm động; những giá trị nghệ thuật trong Tiếng gà trưa . Bài viết cần đạt được một số ý cơ bản sau:
 1. Giới thiệu bài thơ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) và cảm nghĩ chung về những kỉ niệm tuổi thơ mà tác giả thể hiện trong văn bản.
 2. Nêu cảm nghĩ của em về những kỉ niệm tuổi thơ trong Tiếng gà trưa:
 - Kỉ niệm gắn với những hình ảnh bình dị nhưng gây xúc dộng lòng người: Con gà mái mơ, mái vàng với những quả trứng hồng rất đẹp.
 - Kỉ niệm gắn với tình bà - cháu bình dị và cảm động: 
 + Lời mắng đầy yêu thương của bà và sự dại khờ, trong sáng của tuổi thơ.
 + Sự tần tảo, chắt chiu của bà để mang lại niềm vui cho cháu, đánh thức niềm yêu thương, sự kính trọng với bà nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung.
 - Những kỉ niệm bình dị, cảm động đó rất có giá trị, ý nghĩa đối với cuộc đời mỗi con người và làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.
 3. ấn tượng chung về tác phẩm và lời tự nhắc bản thân.
 c. Cách cho điểm:
 * Điểm 4 - 5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu của đề; văn viết có hình ảnh, biểu cảm, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 * Điểm 2 -3: Tỏ ra hiểu đề nhưng văn viết chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt.
 * Điểm 1: Chưa đúng kiểu bài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
 * Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.


















File đính kèm:

  • docDap an kiem dinh v6 7.doc