Kiểm tra 1 tiết (bài số 1) môn: Vật lý 6 - Năm học: 2007 - 2008 - Đề F

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết (bài số 1) môn: Vật lý 6 - Năm học: 2007 - 2008 - Đề F, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Mã số: F.............
	Trường THCS Hương Phong	KIỂM TRA 1 TIẾT( Bài số 1) 
	Lớp: 6/.... 	 	Môn: Vật Lý 6- Năm học: 2007-2008
	Họ&tên............................................ (Thời gian làm bài 45 Phút không kể phát đề)
 1/ Bỏ 100 cây đinh vào bình chia độ đang chứa nước ở vạch 50 cm3 thì mực nước dâng lên 59,5 cm3. Vậy thể tích của một cây đinh là:
	a	95 mm3.	b	9,5 cm3.	c	50 cm3.	d	59 mm3.
 2/ 2 500 gam bằng:
	a	2,5 kg.	b	25 000 mg..	c	0,25 tạ.	d	0,0 025 tấn
 3/ Một vật nặng 2 250 N sẽ có khối lượng:
	a	225 kg.	b	22,5 kg.	c	2 250 kg.	d	22 500 kg.
 4/ Khi dùng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm3 để đo thể tích chất lỏng cách ghi nào sau đây đúng nhất?
	a	40,5 cm3.	b	40,50 cm3.	c	40,2 cm3.	d	40,1 cm3.
 5/ 25 lít bằng:
	a	0,025 m3.	b	25 000 ml.	c	2 500 000 cc.	d	250 000 mm3.
 6/ Một xe tải khối lượng 4,5 tấn sẽ nặng bao nhiêu Niutơn?
	a	45 000 N.	b	450 000N.	c	450 N.	d	4 500 N.
 7/ Phát biểu nào sau đây chính xác nhất:
	a	Một vật đứng yên khi nó chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
	b	Một vật chịu tác dụng của nhiều lưc sẽ không bao giờ đứng yên.
	c	Một vật chịu tác dụng của lực sẽ chuyển động.
	d	Lực tác dụng vào vật sẽ làm vật bị bién dạng.
 8/ Nguyên nhân nào sau đây thường làm kết quả đo thể tích bằng bình chia độ không đúng?
	a	Mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
	b	Bình chia độ có tiết diện ngang không đều.
	c	Đặt bình chia độ không thẳng đứng.
	d	Mực chất lỏng không trùng với vạch của bình chia độ.
 9/ Một bạn dùng thước đo dộ dài có ĐCNN là 1cm để đo chiều dài cái bàn. Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng?
	a	2 m.	b	20 dm.	c	200 cm	d	200,0 cm.
10/ Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,25 lít.
	a	Bình 500 ml có vạch chia tới 2 ml.	b	Bình 1000 ml có vạch chia tới 10 ml.
	c	Bình 500 ml có vạch chia tới 5 ml.	d	Bình 200 ml có vạch chia tới 1 ml.
 11/ 0,15 m3 bằng:
	a	150 lít.	b	15 000 000 cc.	c	15 000 cm3.	d	15 dm3.
 12/ Một quả cân có trọng lượng 2 560 N sẽ có khối lượng là:
	a	2 560 kg.	b	2,56 tấn.	c	256 kg.	d	25,6 kg.
13/ Một quả cầu có khối lượng 100 gam thì trọng lượng của nó là:
	a	1 N.	b	1 000 N.	c	100 N.	d	10 N.
 14/ Một bình chia độ chứa 50 cm3 nước. Khi thả hòn sỏi vào bình, mực nước dâng lên đến vạch 75 cm3. Thể tích của hòn sỏi là:
	a	125 cm3.	b	50 cm3.	c	75 cm3.	d	25 cm3.
 15/ Khi dùng bình chia độ có ĐCNN là 1 cm3 . Một học sinh ghi kết quả vào phiếu thực nghiệm như sau: Kết quả ghi nào phù hợp nhất.
	a	125,0 cm3.	b	120,2 cm3	c	122 cm3.	d	122,5 cm3.
 16/ Khi cần đo độ dài, điều nào sau đây không ảnh hưởng đến việc đọc và ghi kết quả sai:
	a	Đặt mắt nhìn theo hướng xiên
	b	Thước không cần đặt dọc theo chiều dài của vật mà chỉ cần một đầu của vật ngang với vạch số 0.
	c	Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật.
	d	Đặt thước dọc theo chiều dài của vật cần đo nhưng một trong hai đầu của vật không có đầu nào ngang vạch số 0 của thước
 17/ Phát biểu nào sau đây không đúng:
	a	Người ta dùng quả cân để đo khối lượng.
	b	Mọi vật đều có khối lượng.
	c	Người ta dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng.
	d	Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
 18/ Khi cân một bao đậu bằng cân Rôbécvan, người ta đã dùng một quả cân 2kg, một quả cân500g nhưng cân vẫn 
mất thăng bằng.Để cân thăng bằng, người ta phải bỏ vào đĩa cân có bao đậu một quả cân 50g.Khối lượng của bao đậu là:
	a	2405 g.	b	2,45 kg.	c	2,5 kg.	d	2550 g

File đính kèm:

  • docĐe F Ly6(1).doc