Kiểm tra 1 tiết ( Bài số 7 ) Môn : Ngữ Văn 10 (2)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết ( Bài số 7 ) Môn : Ngữ Văn 10 (2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : .................................................. Lớp:............................................................. KIỂM TRA 1 TIẾT ( Bài số 7 ) Môn : Ngữ Văn 10 I. Trắc nghiệm khách quan: ( 6 điểm, 20 phút ) Chọn và điền tên phương án trả lời đúng nhất, bằng chữ in hoa vào ô tương ứng. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 T. lời C B D C A D D D A D A B B C C B A D B C A A A A Câu 1: Kết cấu của văn bản là gì ? Là quan hệ giữa các đoạn trong văn bản. Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản theo chủ đề. Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh và có ý nghĩa. Là sự liên kết các đoạn trong văn bản. Câu 2: Bài “Bạch Đằng giang phú” ra đời vào khoảng thời gian nào? Sau 20 năm chiến thắng giặc Nguyên. Sau 50 năm chiến thắng giặc Nguyên. Sau 50 năm chiến thắng giặc Minh. Sau 50 năm chiến thắng giặc Thanh. Câu 3: Về mặt nghệ thuật, văn chương Nguyễn Trãi có đóng góp lớn ở những bình diện nào ? Thể loại và nghệ thuật xây dựng hình tượng. Ngôn ngữ và cấu tứ. Cấu tứ và nghệ thuật xây dựng hình tượng. Thể loại và ngôn ngữ. Câu 4: Đoạn kết của “Bình Ngô đại cáo” có giọng điệu gì? Hào hùng. Thống thiết. Hân hoan. Sôi nổi. Câu 5: Dòng nào sau đây không nói về tính hàm súc của thơ Đường?: Trong thơ có hoạ. Lời hết mà ý không hết. Ý ở ngoài lời. Vẽ mây, nẩy trăng. Câu 6: Yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của văn bản thuyết minh là gì? Hấp dẫn. Ngắn gọn. Phong phú. Chính xác Câu 7: Từ “nhị thánh” trong câu “ Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã” (Bạch Đằng giang phú ) gồm những người nào ? Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo. Ngô Quyền và Trần Thái Tông. Ngô Quyền và Trần Nhân Tông. Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Câu 8: Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn được viết theo thể thơ nào?: Song thất lục bát. Lục bát. Thất ngôn bát cú. Trường đoản cú. Câu 9: Biện pháp tu từ nào không được sử dụng trong câu thơ sau?: “Sương như búa bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô” ( Chinh phụ ngâm - Đoàn thị Điểm ?) Nhân hoá. Nói quá. Ẩn dụ. So sánh. Câu 10: Dòng nào dưới đây nêu thông tin không đúng về tiểu sử, thân thế của Thân Nhân Trung?: Tự là Hậu Phủ, sinh năm 1418, mất năm 1499. Người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng. Đỗ tiến sĩ năm 1469. Được vua Lê Thái Tông phong chức Tao đàn phó nguyên súy. Câu 11: Vẻ đẹp hoành tráng của bài “ Bạch Đằng giang phú” toát ra chủ yếu và trước hết từ: Tính toàn vẹn chỉnh thể của bài phú. Hình tượng tác giả, “khách” và “các bô lão”. Bố cục, kết cấu của bài phú và điển cố được sử dụng. Hình tượng dòng sông Bạch Đằng. Câu 12: Là một áng “ thiên cổ hùng văn” thành công quan trọng, dễ thấy nhất của “ Bình Ngô đại cáo” là đã kết hợp một cách tự nhiên hài hoà giữa: Yếu tố lí trí và yếu tố cảm xúc. Yếu tố chính luận và yếu tố văn chương. Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Yếu tố lịch sử và yếu tố nghệ thuật. Câu 13: Quan hệ lập luận giữa nguyên khí và thế nước trong vế câu “nguyên khí suy thì thế nước yếu” là quan hệ gì? Nguyên nhân - kết quả. Điều kiện - kết quả. Kết quả - nguyên nhân. Kết quả - điều kiện. Câu 14: Dòng nào nêu chưa sát đúng mục đích của việc dựng bia tiến sĩ đời Trần ?: Lưu danh các bậc hiền tài. Làm gương tốt cho tất cả mọi người soi chung. Biểu dương những nghĩa sĩ trung thần có công với nước. Hướng kẻ sĩ hiền tài dành tâm huyết phụng sự quốc gia. Câu 15: Ngô Sĩ Liên khắc họa nhân vật Trần Thủ Độ qua phương diện chủ yếu nào ?: Lai lịch. Lời nói. Hành động. Ngoại hình. Câu 16: “Truyền kỳ mạn lục” từng được xem là : Một áng thiên cổ hùng văn. Một áng thiên cổ kỳ bút. Một áng văn vô tiền khoáng hậu. Một áng văn có lối phục bút tài tình. Câu 17: Dòng nào sau đây có sự lầm lẫn khi nói về ý nghĩa biểu tượng của các nhân vật trong “Tam quốc diễn nghĩa”?: Lưu Bị là hiện thân của tuyệt nhẫn. Khổng Minh là hiện thân của tuyệt trí. Ngũ hổ tướng là hiện thân của tuyệt dũng. Tào tháo là hiện thân của tuyệt gian. Câu 18: Điều gì được Hưng Đạo Đại Vương xem là thượng sách trong kế sách giữ nước ? Sử dụng người tài giỏi. Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục . Tùy thời tạo thế. Khoan thư sức dân. Câu 19: Tính cách của Tử Văn được thể hiện xuyên suốt tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là gì ? Mềm dẻo, linh hoạt. Khẳng khái, cương trực. Ôn hòa, điềm đạm. Lạnh lùng, tỉnh táo. Câu 20: Câu văn: “Qua “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp” mắc lỗi nào sau đây? Ngữ âm - chữ viết. Từ ngữ. Ngữ pháp và phong cách. Phong cách. Câu 21: “Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai” (Truyện Kiều) có nghĩa là?: Chỉ có cái chết kiều mới chuộc được sự bội ước của mình đối với Kim Trọng. Kiều đã quyết lấy cái chết để chứng minh cho tấm lòng chung thủy với Kim Trọng. Để báo hiếu, trả nghĩa với cha mẹ, Kiều có chết cũng cam lòng. Dù có phải chết, Kiều vẫn giữ trọn tình nghĩa với Kim Trọng. Câu 22: Từ “của chung” trong câu “Duyên này thì giữ, vật này của chung”( Truyện Kiều) là của những ai? Thúy Vân, Thúy Kiều. Thúy Kiều, Kim Trọng. Thúy Vân, Kim Trọng. Thúy Vân, Thúy Kiều,Kim Trọng. Câu 23: Chọn phương án thích hợp để diền vào ô trống trong câu sau: “Chữ “rèm”được láy lại /.../ lần và chữ “đèn” được láy lại /.../ lần trong hai khổ thơ đầu (Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ) có tác dụng diễn tả /.../ của người chinh phụ.” ba / ba / cảm giác cô đơn trống vắng và nỗi buồn trông vô vọng hai / hai / tình cảnh cô độc và nỗi nhớ mong bốn / ba / nỗi buồn tủi, nhớ tiếc da diết. ba / bốn / niềm thương cảm, xót xa. Câu 24: Kỷ vật tình yêu giữa Kiều với Kim Trọng là gì ?: Chiếc vành, tờ mây. Phím đàn, mảnh hương. Trâm, gương. Chiếc vành, tờ mây, phím đàn, mảnh hương. II. Tự luận: ( 4 điểm, 25 phút) Đề: Hãy viết một bài văn thuyết minh về sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi. ( Lưu ý: Học sinh làm bài tự luận trên giấy riêng )
File đính kèm:
- Bai KT so 7 de b .doc