Kiểm tra 1 tiết đồng loạt môn: tiếng việt 7 (đề 1)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 6307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết đồng loạt môn: tiếng việt 7 (đề 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỒNG LOẠT
Môn: TIẾNG VIỆT 7 (Đề 1)
Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: (0,25đ) Câu đặc biệt là câu :
A. cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
C. chỉ có chủ ngữ
B. không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ
D. chỉ có vị ngữ
Câu 2: (0,25đ) Câu “ Cần ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.” rút gọn thành phần:
A. chủ ngữ 
B. vị ngữ
C. chủ ngữ và vị ngữ
D. trạng ngữ
Câu 3: (0,25đ) Gạch chân trạng ngữ trong các sau:
Chị là người ở đây lâu nhất, từ ngày đầu mới mở công trường.
Câu 4: (0,25đ) Câu đặc biệt có thể khôi phục lại được chủ ngữ, vị ngữ . 	A. Đúng 	 B. Sai
Câu 5: (0,25đ) Tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích:
A. làm cho câu gọn hơn
C. làm cho nồng cốt câu chặt chẽ
B. để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định
D. làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn
Câu 6: (0,25đ) Ta thường gặp nhiều câu rút gọn trong:
A. văn xuôi
B. truyện cổ dân gian
C. truyện ngắn
D. văn vần (thơ, ca dao)
Câu 7: (0,5đ)Đọc bảng sau rồi đánh dấu vào ô thích hợp
 Tác dụng 
 Câu đặc biệt
Bộc lộ 
cảm xúc
Liệt kê 
thông báo
Xác định thời gian, nơi chốn
Gọi đáp
Những mái hiên dột nát. Những mảng bờ tường. Những cây bàng.




Câu 8: (0,25đ) Trả lời cho câu hỏi sau bằng câu rút gọn:“ Hằng ngày, bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học?”
- ………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9: (0,25đ) Trong các câu sau, câu đặc biệt là: 
A. Bầu trời không một gợn mây.
B. Mùa xuân đã về.
C. Tiếng máy cày.
D. Mưa rất to.
Câu 10: (0,25đ) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống cho đúng 
“ Người ta có thể tách trạng ngữ , đặc biệt là trạng ngữ đứng ở …………………………………. , thành câu riêng”
Câu 11: (0,25đ) Dòng nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu là:
A. danh từ, động từ, tính từ 
B. cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
C. các quan hệ từ
D. câu A và B đều đúng
Câu 12: (0,25đ) Hai câu văn: “Có khi trưng bày trong tử kính trong bình pha lê rõ ràng, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.” là hai câu đặc biệt 
A. Đúng 	B. Sai
Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm) 
Câu 1: 
a) Trình bày những công dụng của trạng ngữ? (1đ)
b)Thêm thành phần trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn vào các câu sau sao cho hợp lí : (1đ)
(1) ……………………………………………………………………., lắc lư những chùm quả chín.
(2) ……………………………………………………………………., quang cảnh đồng quê thật nhộn nhịp.
Câu 2: Đọc các câu rút gọn in đậm sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
(1) Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước.
(2) Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
 - Chưa.
a) Trong các câu in đậm trên, thành phần nào được rút gọn? (1đ) Hãy khôi phục thành phần được rút gọn (1đ)
b) Việc rút gọn trong hai trường hợp trên đã hợp lí hay chưa? Tại sao? (1đ) 
Câu 3: (2đ) Viết một đoạn văn biểu cảm về mùa xuân (khoảng 5 câu), trong đó có sử dụng một câu đặc biệt, một trạng ngữ. (chỉ rõ câu đặc biệt, trạng ngữ)
Bài làm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỒNG LOẠT
Môn: TIẾNG VIỆT 7 (Đề 2)
Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: (0,25đ) Ta thường gặp nhiều câu rút gọn trong:
A. văn xuôi
B. truyện cổ dân gian
C. truyện ngắn
D. văn vần (thơ, ca dao)
Câu 2: (0,25đ) Dòng nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu là:
A. danh từ, động từ, tính từ 
B. cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
C. các quan hệ từ
D. câu A và B đều đúng
Câu 3: (0,25đ) Câu đặc biệt là câu :
A. cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
C. chỉ có chủ ngữ
B. không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ
D. chỉ có vị ngữ
Câu 4: (0,25đ) Hai câu văn: “Có khi trưng bày trong tử kính trong bình pha lê rõ ràng, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.” là hai câu đặc biệt 
A. Đúng 	B. Sai
Câu 5: (0,25đ) Trong các câu sau, câu đặc biệt là: 
A. Bầu trời không một gợn mây.
B. Mùa xuân đã về.
C. Tiếng máy cày.
D. Mưa rất to.
Câu 6: (0,25đ) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống cho đúng 
“ Người ta có thể tách trạng ngữ , đặc biệt là trạng ngữ đứng ở …………………………………. , thành câu riêng”
Câu 7: (0,25đ) Câu đặc biệt có thể khôi phục lại được chủ ngữ, vị ngữ . 	A. Đúng 	 B. Sai
Câu 8: (0,25đ) Tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích:
A. làm cho câu gọn hơn
C. làm cho nồng cốt câu chặt chẽ
B. để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định
D. làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn
Câu 9: (0,25đ) Câu “ Cần ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.” rút gọn thành phần:
A. chủ ngữ 
B. vị ngữ
C. chủ ngữ và vị ngữ
D. trạng ngữ
Câu 10: (0,25đ) Gạch chân trạng ngữ trong các sau:
Chị là người ở đây lâu nhất, từ ngày đầu mới mở công trường.
Câu 11: (0,5đ)Đọc bảng sau rồi đánh dấu vào ô thích hợp
 Tác dụng 
 Câu đặc biệt
Bộc lộ 
cảm xúc
Gọi đáp

Xác định thời gian, nơi chốn
Liệt kê 
thông báo
Những mái hiên dột nát. Những mảng bờ tường. Những cây bàng.




Câu 12: (0,25đ) Trả lời cho câu hỏi sau bằng câu rút gọn:“ Hằng ngày, bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học?”
- ………………………………………………………………………………………………………………
Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm) 
Câu 1: Đọc các câu rút gọn in đậm sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
(1) Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước.
(2) Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
 - Chưa.
a) Trong các câu in đậm trên, thành phần nào được rút gọn? (1đ) Hãy khôi phục thành phần được rút gọn (1đ)
b) Việc rút gọn trong hai trường hợp trên đã hợp lí hay chưa? Tại sao? (1đ) 
Câu 2: 
a) Trình bày những công dụng của trạng ngữ? (1đ)
b)Thêm thành phần trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn vào các câu sau sao cho hợp lí : (1đ)
(1) ……………………………………………………………………., lắc lư những chùm quả chín.
(2) ……………………………………………………………………., quang cảnh đồng quê thật nhộn nhịp.
Câu 3: (2đ) Viết một đoạn văn biểu cảm về mùa xuân (khoảng 5 câu), trong đó có sử dụng một câu đặc biệt, một trạng ngữ. (chỉ rõ câu đặc biệt, trạng ngữ)
Bài làm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….


MA TRẬN (đề 1)
 MỨC ĐỘ
 Nhận 
biết
 Thông 
hiểu

 Vận
dụng

 TỔNG 

CHỦ ĐỀ








Cấp thấp
độ 
Cấp 
 cao
độ 
 CỘNG

	TN
TL
	TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN TL
Rút gọn câu

- Nắm được thể loại văn học dùng nhiều câu rút gọn 




- Xác định thành phần được rút gọn

- Cách dùng câu rút gọn 
- Xác định thành phần được rút gọn


- Phân tích để hiểu cách dùng câu rút gọn 



Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
C8 
0,25đ
2,5%

C2, C6
0,5đ
5%
C2a/ II
2đ
20%

C2b / II
1đ
10%


3 1
0,75đ 3đ
7,5% 30%
Câu đặc biệt 
- Nắm khái niệm 
- Nhận biết tác dụng 
- Nhận diện 

- Tìm câu đặc biệt





Viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt

Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
C1, C4, C7,C12
1đ
10%

C9
0,25đ 
2,5%




C3/II
1đ
10%
5 0,5
1,25đ 1đ
10,25% 10%
Thêm trạng ngữ cho câu
- Nhận biết trạng ngữ
-Biết mục đích của việc tách trạng ngữ thành câu riêng
- Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Trình bày công dụng

- Hiểu từ loại có thể làm trạng ngữ


Biết cách thêm trạng ngữ vào cho câu

Biết cách viết đoạn văn có sử dụng trạng ngữ

Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
C5,C10,C11
0,75đ 
7,5%
C1a/II
1đ
10%
C3
0,25đ 
2,5%


C1b/II
1đ
10%

C3/II
1đ
10%
 4 1,5
1đ 3đ
10% 30%
TỔNG 
CỘNG
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %



8
2
20%


0,5
1
10%


4
1
10%


0,5
2
20%



1
2
20%



1
2
20%


12 3
3 7
30% 70%



ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: từ ngày đầu mới mở công trường
Câu 4: B
Câu 5: B
Câu 6: D
Câu 7: Liệt kê thông báo
Câu 8: 4 giờ
Câu 9: C
Câu 10: cuối câu
Câu 11: D
Câu12: B

Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1
a) (1đ) Hs chép đúng hai công dụng của trạng ngữ, mỗi công dụng đạt 0,5đ 
Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dụng câu văn được đầy đủ, chính xác.
Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
b) (1đ) Hs thêm thành phần trạng ngữ vào các câu, mỗi trạng ngữ đúng đạt 0,5đ 
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trên cây, lắc lư những chùm quả chín.
- Trạng ngữ chỉ thời gian: Buổi sáng, quang cảnh đồng quê thật nhộn nhịp.
Câu 2
a) (2đ) Hs chỉ được thành phần rút gọn -> khôi phục thành phần được rút gọn 
(1) Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước. -> rút gọn chủ ngữ 0,5đ 
-> Bà ấy mệt quá. Bà ấy không lê được một bước. 0,5đ 
(2) Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp. 
 - Chưa.
-> rút gọn chủ ngữ, vị ngữ 0,5đ 
-> Con chưa nhận ra con ạ! 0,5đ 
b) (1đ)Việc rút gọn ở: 
- trường hợp 1 hợp lí vì làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ đã xuất hiện ở trước. 0,5đ 
- trường hợp 2 chưa hợp lí vì làm cho câu trả lời cộc lốc, khiếm nhã. 0,5đ 
Câu 3 (2đ) 
-Hs viết đoạn văn đúng chủ đề, đủ số lượng câu có 1 câu đặc biệt (1đ), 1 trạng ngữ (1đ)
-Hs viết sai chủ đề hoặc không chỉ rõ câu đặc biệt, trạng ngữ mỗi lỗi trừ (0,5đ)
	

File đính kèm:

  • docTV7.doc