Kiểm tra 1 tiết – Học kỳ I - Môn: Sinh học 9

doc9 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết – Học kỳ I - Môn: Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN 2 CHIỀU
Kiểm tra 1 tiết – Học kỳ I
Môn : Sinh học 9
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết (40%)
Thông hiểu (40%) 
Vận dụng (20%)
TNKQ 
TL 
TNKQ 
TL 
TNKQ 
TL
Chương I
1 câu (C2)
0,5 đ
1 câu (C1*)
2,0 đ
1 câu (C1)
0,5 đ
3 câu
3,0 đ
Chương II
1 câu (C4)
1,0 đ 
1 câu (C3)
0,5 đ
1 câu (C2*)
2,0 đ
1 câu (C5)
0,5 đ 
4 câu
4,0 đ
Chương III
1 câu (C9)
0,5 đ 
2 câu (C7,8)
1,0 đ 
1 câu (C6)
0,5 đ
1 câu (C3*)
1,0 đ
5 câu
3,0 đ
Tổng
3 câu
2,0 đ 
1 câu
2,0 đ 
4 câu
2,0 đ 
1 câu
2,0 đ 
2 câu
1,0 đ 
1 câu
1,0 đ 
12 câu
10,0 đ
Trường THCS Quang Trung
Lớp : ..
Tên : .......
Kiểm tra 1 tiết
 Môn : SINH 9
Điểm
Lời phê của Thầy giáo
I. Phần trắc nghiệm : (5 điểm)
Câu 1 : Ở lúa tính trạng thân cao (A) là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (a). Nếu đời con có tỉ lệ 100% thân cao thì bố mẹ có kiểu gen là.
 a) P : aa x aa ; b) P : AA x Aa c) P : Aa x Aa d) Aa x aa
Câu 2 : Thế nào là lai phân tích ?
 a. Là phép lai giữa các cá thể mang kiểu gen dị hợp.
 b. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
 c. Là phép lai giữa các cá thể mang tính trạng lặn.
 d. Là phép lai giữa các cá mang tính trạng trội.
Câu 3 : Ở ruồi giấm, gen A : thân xám; gen a : thân đen; gen B : cánh dài; gen b : cánh cụt.
Hai cặp gen quy định màu sắc thân và kích thước cánh cùng nằm trên 1 NST thường và liên kết hoàn toàn. Ruồi giấm đực có kiểu gen : tạo giao tử : 
 a) AB, Ab, aB, ab b) AB, ab c) Ab, aB d) aB, ab
Câu 4 : Hãy sắp xếp các cặp ý tương ứng về sự biến đổi hình thái NST diễn ra qua các kì của nguyên phân 
Các kỳ
Diễn biến cơ bản của NST ở các kỳ
1. Kỳ đầu
a. NST kép đóng xoắn cực đại, xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
2. Kỳ giữa
b. NST kép bắt đầu đóng xoắn và đính vào các tơ của thoi phân bào ở tâm động.
3. kỳ sau
c. Các NST đơn duỗi xoắn thành dạng sợi mảnh.
4. Kỳ cuối
d. Hai crômatit trong mỗi NST kép tách ở tâm động thành hai NST đơn đi về hai cực tế bào.
 Trả lời : 1  ; 2  ; 3  ; 4 
Câu 5 : Ở ruồi giấm 2n = 8. ở kì sau của quá trình nguyên phân thì số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là bao nhiêu ?
 a. 4 b. 16 c. 8 d. 32
Câu 6 :Một đoạn phân tử ADN có 3600 nuclêôtit. Phân tử mARN được tổng hợp có bao nhiêu nuclêôtit?
 a. 3600 b. 7200 c. 1800 d. 900
Câu 7 : Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau :
 Mạch 1 : – A – X – T – T – G – A – 
 Mạch 2 : – T – G – A – A – X – T – (Mạch khuôn)
 Kết thúc quá trình tổng hợp, phân tử mARN có cấu trúc nào sau đây ?
 a. – A – X – T – T – G – A – c. – A – X – U – U – G – A – 
 b. – A – X – U – T – G – A – d. – A – X – U – U – G – U – 
Câu 8 : Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của phân tử mARN có 1200 nuclêôtit, chuỗi pôlipeptit được tổng hợp có số axit amin là :
 a. 300 b. 400 c. 500 d. 600
Câu 9 : Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện bằng sơ đồ :
 a. ADN à ARN à prôtêin à tính trạng
 b. Gen (ADN) à ARN à prôtêin à tính trạng
 c. Gen (ADN) à tARN à prôtêin à tính trạng
 d. Gen (ADN) à mARN à prôtêin à tính trạng
II. Phần tự luận : (5 điểm)
Câu 1 : Phát biểu nội dung quy luật phân ly độc lập. Biến dị tổ hợp là gì ? (2 đ)
Câu 2 : Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân ? Vì sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ là 1 : 1 ? (2 đ)
Câu 2 : So sánh sự khác nhau về cấu tạo và chức năng giữa ARN và Prôtêin. (1 đ)
Trường THCS Quang Trung
Lớp :
Tên :
Kiểm tra 1 tiết
Môn : SINH 9
Điểm
Lời phê của Thầy giáo
I. Phần trắc nghiệm : (5 điểm)
Câu 1 : Ở lúa tính trạng thân cao (A) là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (a). Nếu ở đời con có tỉ lệ 50% thân cao : 50% thân thấp thì bố mẹ có kiểu gen là :
 a. P : AA x aa ; b. P : Aa x Aa ; c. P : Aa x aa ; d. P : aa x aa
Câu 2 : Để xác định cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp hay dị hợp, người ta dùng phương pháp :
 a. Giao phấn b. Lai phân tích c. Tự thụ phấn d. Lai hữu tính
Câu 3 : Ở ruồi giấm, gen A : thân xám; gen a : thân đen; gen B : cánh dài; gen b : cánh cụt.
Hai cặp gen quy định màu sắc thân và kích thước cánh cùng nằm trên 1 NST thường và liên kết hoàn toàn. Ruồi giấm đực có kiểu gen : tạo giao tử :
 a) AB, Ab, aB, ab b) AB, ab c) Ab, aB d) aB, ab
Câu 4 : Hãy sắp xếp các cặp ý tương ứng về sự biến đổi hình thái NST diễn ra qua các kì. 
Các kỳ trong nguyên phân
 Sự đóng và duỗi xoắn ở các kỳ
1. Kỳ đầu
a. Đóng xoắn cực đại.
2. Kỳ giữa
b. Bắt đầu duỗi xoắn.
3. Kỳ sau
c. Tiếp tục duỗi xoắn.
4. Kỳ cuối
d. Đóng xoắn
 Trả lời : 1 . ; 2  ; 3  ; 4  ; 5 
Câu 5 : Ở ruồi giấm 2n = 8. ở kì giữa của quá trình nguyên phân thì số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là bao nhiêu :
 a. 4 b. 16 c. 8 d. 32
Câu 6:Một đoạn phân tử ADN có 7200 nuclêôtit. Phân tử mARN được tổng hợp có bao nhiêu nuclêôtit ?
 a. 3600 b. 7200 c. 1800 d. 900
Câu 7 : Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau :
 Mạch 1 : – X – G – A – T – G – X – 
 Mạch 2 : – G – X – T – A – X – G – (Mạch khuôn)
 Kết thúc quá trình tổng hợp, phân tử mARN có cấu trúc nào sau đây ?
 a. – X – G – T – T – G – X – c. – X – G – A – T – G – X – 
 b. – X – G – U – T – G – A – d. – X – G – A – U – G – X – 
Câu 8 : Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của phân tử mARN có 1000 nuclêôtit, chuỗi pôlipeptit được tổng hợp có số axit amin là :
 a. 300 b. 400 c. 500 d. 600
Câu 9 : Các thành phần nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin ?
 a. ADN (gen), mARN và rARN
 b. ADN (gen), mARN và tARN
 c. ADN (gen), mARN, tARN và ribôxôm.
 d. mARN, tARN và ribôxôm
II. Phần tự luận : (5 điểm)
Câu 1 : Phát biểu nội dung quy luật phân li. Ý nghĩa của tương quan trội lặn ? (2 đ)
Câu 2 : Thế nào là di truyền liên kết ? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menden như thế nào ? (2 đ)
Câu 3 : So sánh sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của ADN và ARN (1 đ)
Trường THCS Quang Trung
Lớp :
Tên :
Kiểm tra 1 tiết
Môn : SINH 9
Điểm
Lời phê của Thầy giáo
I. Phần trắc nghiệm : (5 điểm)
Câu 1 : Ở lúa tính trạng thân cao (A) là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (a). Nếu ở đời con có tỉ lệ 100% thân thấp thì bố mẹ có kiểu gen là :
 a. P : AA x aa ; b. P : Aa x Aa ; c. P : Aa x aa ; d. P : aa x aa
Câu 2 : Thế nào là trội không hoàn toàn ?
 a. Là hiện tượng con cái sinh ra chỉ mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
 b. Là hiện tương di truyền mà trong đó kiểu hình ở F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
 c. Là hiện tượng di truyền mà trong đó kiểu hình ở F2 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
 d. Là hiện tượng di truyền mà trong đó kiểu hình ở F1 mang tính trạng của bố hoặc mẹ.
Câu 3 : Ở ruồi giấm, gen A : thân xám; gen a : thân đen; gen B : cánh dài; gen b : cánh cụt.
Hai cặp gen quy định màu sắc thân và kích thước cánh cùng nằm trên 1 NST thường và liên kết hoàn toàn. Ruồi giấm có kiểu gen : tạo giao tử :
 a. AA b. BB c. AA và BB d. AB
Câu 4 : Hãy sắp xếp các cặp ý tương ứng về sự biến đổi hình thái NST diễn ra qua các kì của giảm phân .
Các kỳ
Diễn biến của NST ở các kỳ của lần phân bào I
1. Kỳ đầu
a. Các NST tương đồng xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
2. Kỳ giữa
b. Các NST kép nằm trong nhân mới, tạo nên bộ NST đơn bội (kép).
3. Kỳ sau
c. Các NST xoắn lại, các cặp NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp nhau.
4. Kỳ cuối
d. Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào.
 Trả lời : 1  ; 2  ; 3  ; 4  
Câu 5 : Ở ruồi giấm 2n = 8. ở kì đầu của quá trình nguyên phân thì số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là bao nhiêu :
 a. 4 b. 16 c. 8 d. 32
Câu 6:Một đoạn phân tử ADN có 1800 nuclêôtit. Phân tử mARN được tổng hợp có bao nhiêu nuclêôtit ?
 a. 3600 b. 7200 c. 1800 d. 900
Câu 7 : Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau :
 Mạch 1 : – T – G – X – T – G – X – A 
 Mạch 2 : – A – X – G – A – X – G – T (Mạch khuôn)
 Kết thúc quá trình tổng hợp, phân tử mARN có cấu trúc nào sau đây ?
 a. – U – G – X – U – G – X – A – c. – A – G – X – T – G – X – U – 
 b. – U – G – X – T – G – X – A – d. – A – G – X – U – G – X – A – 
Câu 8 : Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của phân tử mARN có 800 nuclêôtit, chuỗi pôlipeptit được tổng hợp có số axit amin là :
 a. 300 b. 400 c. 500 d. 600
Câu 9 : Phân tử ADN có chức năng :
 a. Trực tiếp chuyển thông tin di truyền ra khỏi nhân.
 b. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
 c. Tổng hợp prôtêin.
 d. Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin cấn tổng hợp.
II. Phần tự luận : (5 điểm)
Câu 1 : Nêu khái niệm trội không hòan toàn. Ví dụ minh họa. (2 đ)
Câu 2 : Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai ? Vì sao ? (2 đ)
Câu 3 : So sánh sự khác nhau về cấu tạo và chức năng giữa ADN và Prôtêin. (1 đ)
** Trong trường hợp trội không hoàn toàn. Ở P hoa đỏ (Aa) x Hoa trắng (aa) thì ở F2 sẽ có tỉ lệ :
1AA : 2Aa : 1aa, tương đương (3 hoa đỏ : 1 hoa trắng)
1AA : 2Aa : 1aa, tương đương (3 hoa trắng : 1 hoa đỏ)
1AA : 2Aa : 1aa, tương đương (1 hoa hồng : 2 hoa trắng : 1 hoa đỏ)
1AA : 2Aa : 1aa, tương đương (1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng)
** Đem lai phân tích cây cà chua quả tròn không thuần chủng ta sẽ thu được kết quả :
100% quả bầu dục.
100% quả tròn.
1 quả tròn : 1quả bầu dục.
3 quả tròn : 1 quả bầu dục.
** Nếu ở P : vàng, trơn X xanh, nhăn thì ở F2 những kiểu hình nào sau đây được gọi là các biến dị tổ hợp :
 a. Hạt, vàng trơn và hạt xanh, nhăn
 b. Hạt vàng, trơn và hạt vàng, nhăn
 c. Hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn
 d. Hạt xanh, trơn và hạt xanh, nhăn
*Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình nguyên phân ?
 a. Kì đầu b. Kì giữa c. Kì sau d. Kì cuối.
* Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể của người là :
 a. 46 b. 78 c. 23 d. 47
** Nhiễm sắc thể tự nhân đôi được là nhờ :
 a. ADN tự nhân đôi b. Tế bào phân đôi 
 c. Crômatic tự nhân đôi d. Tâm động tách đôi 
* Nhiễm sắc thể tự nhân đôi vào kì nào của quá trình nguyên phân ?
 a. Kì trung gian b. Kì giữa c. Kì đầu d. kì cuối
* Ý nghĩa của quá trình nguyên phân là :
 a. Duy trì sự phân bào liên tục.
 b. Duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
 c. Duy trì sự phân li của nhiễm sắc thể qua các thế hệ.
 d. Khôi phục lại bộ nhiễm sắc thể của cơ thể.
** Trong giảm phân li của các nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng xảy ra vào kì nào ?
 a. Kì sau của giảm phân I
 b. Kì sau của giảm phân II
 c. Kì giữa của giảm phân II
 d. Kì cuối giảm phân I
**Trong kì nào của giảm phân xảy ra hiện tượng tiếp hợp ?
Kì đầu của giảm phân I
Kì sau của giảm phân II
Kì giữa của giảm phân II
Kì đầu của giảm phân II
***Ở ruồi giấm (2n = 8), ở kì sau của giảm phân II, số nhiễm sắc thể đơn có trong tế bào là : 
 a. 8 b. 16 c. 2 d. 4
***Ở ruồi giấm (2n = 8), ở kì sau của giảm phân I, số nhiễm sắc thể đơn có trong tế bào là : 
 a. 8 b. 16 c. 2 d. 4
* Trong quá trình giao tử đực ở động vật, từ mỗi tinh bào bậc 1 :
 a. Giảm phân cho 2 tinh bào bậc 2 c. Giảm phân co 4 tinh trùng
 b. Nguyên phân cho 4 tinh tử d. Nguyên phân cho 4 tinh trùng.
* Trong quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật, từ mỗi noãn bào bậc 1 :
 a. Nguyên phân cho 2 noãn bào bậc 2 c. Giảm phân cho 2 noãn bào bậc 2 và trứng
 b. Giảm phân cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng d. Nguyên phân cho 3 thể cực.
***Một đoạn mạch của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau :
 T – X – A – G – G – X – A 
 a. A – X – A – X – G – X – A c. A – G – T – X – X - G – T 
 b. A – G – T – X – G – G – T d. A – X – A – G – G – X – T 
*** Dựa theo nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN, sẽ có hệ thức :
 a. A = G, T = X c. A + G + T = A + X + G
 c. A + X + G = T + G + X d. T + X + A = A + G + X
* Thông tin di truyền được truyền đạt qua các thế hệ tế bào và cơ thể là nhờ :
 a. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN c. Cấu trúc không gian của phân tử ADN
 b. Phân tử ADN có khả năng tự sao d. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
** Một đoạn mạch phân tử ARN có trình tự sắp xếp các nuclêôtit như sau :
 – U – A – G – X – X – A – U – U – X – 
 Gen tổng hợp mạch ARN có trình tự các cặp nuclêôtit như thế nào ?

File đính kèm:

  • docBo de kiem tra sinh 9 HKI 0809 co Ma tran.doc
Đề thi liên quan