Kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 84 KIỂM TRA 1 TIẾT Họ tên : . MÔN : CÔNG NGHỆ 8 Điểm Lời phê : I. Trắc nghiệm : (5 điểm) Câu 1 : Vật liệu kim loại đen gồm : a. Gang và đồng b. Gang và thép c. Thép và đồng d. Đồng và nhôm Câu 2 : Dũa là phương pháp gia công dùng để : a. tạo độ nhẵn, bóng trên các bề mặt nhỏ. b. cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh. c. gia công lỗ hoặc làm rộng lỗ đã có sẵn. d. cắt bỏ phần thừa trên vật liệu với lượng dư lớn. Câu 3 : Hãy khoanh tròn vào chữ “Đ” nếu câu sau đúng, chữ “S” nếu câu sau sai : a. Êtô là dụng cụ tháo lắp. Đ S b. Búa là dụng cụ gia công. Đ S c. Tua vít là dụng cụ tháo lắp. Đ S d. Mỏ lết là dụng cụ kẹp chặt. Đ S Câu 4 : Nhóm chi tiết máy có công dụng chung là : a. Bu lông, đai ốc, cụm trước xe đạp. b. Khung xe đạp, trục khuỷa, lò xo. c. Bánh răng, lò xo, bu lông, đai ốc. d. Ổ bi, kim máy khâu, vòng đệm, côn. Câu 5 : Thước cặp là dụng cụ dùng để : a. Đo chiều dài với những chi tiết có kích thước lớn. b. Đo chiều dài, đường kính, chiều sâu lỗ với những kích thước không lớn lắm. c. Đo đường kính trong, đường kính ngoài với những kích thước không quá 20mm. d. Tất cà đều sai. Câu 6 : Dụng cụ gia công gồm : a. Búa, thước cặp, tua vít, cờ lê. b. Êtô, dũa, cưa, thước lá. c. Búa, đục, mỏ lết, kìm. d. Cưa, đục, dũa, búa. Câu 7 : Mối ghép động là : a. Mối ghép mà các chi tiết có sự chuyển động tương đối so với nhau. b. Mối ghép mà các chi tiết luôn có chuyển động quay so với nhau. c. Mối ghép mà các chi tiết luôn có chuyển động tịnh tiến so với nhau. d. Mối ghép mà các chi tiết vừa có chuyển động tịnh tiến vừa có chuyển động quay. Câu 8 : Khớp động chủ yếu dùng để : a. Truyền chuyển động. b. Ghép các chi tiết thành cơ cấu. c. Biến đổi từ chuyển động quay sang lắc. d. Biến đổi từ chuyển động quay sang tịnh tiến. Câu 9 : Mối ghép bằng bu lông bao gồm : a. Bu lông, vít cấy, vòng đệm. b. Đinh vít, bu lông, đai ốc. c. Vòng đệm, đinh vít, vít cấy. d. Đai ốc, bu lông, vòng đệm. Câu 10 : Hãy khoanh tròn vào chữ “Đ” nếu câu sau đúng, chữ “S” nếu câu sau sai : Cần truyền chuyển động là vì : a. Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau. Đ S b. Các bộ phận của máy thường đặt gần nhau. Đ S c. Các bộ phận của máy có tốc độ quay giống nhau. Đ S d. Các bộ phận của máy đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. Đ S II. Tự luận : (5 điểm) Câu 1 : Trình bày các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Tính chất nào là quan trọng nhất trong gia công cơ khí ? (1đ) Câu 2 : Tại sao cần biến đổi chuyển động ? (1đ) Câu 3 : Một bộ truyền động đai đang làm việc. Bánh dẫn có tốc độ quay là 210vòng/phút, bánh bị dẫn có tốc độ quay là 315vòng/phút. a. Tính tỉ số truyền của bộ truyền động đai. (1điểm) b. Tìm đường kính của bánh bị dẫn, biết đường kính của bánh dẫn là 105mm. (1điểm) c. Với tỉ số truyền như trên. Nếu tốc độ quay của bánh dẫn là 300vòng/phút thì tốc độ quay của bánh bị dẫn là bao nhiêu ? (1điểm) Bài làm
File đính kèm:
- Kiem tra 1 tiet CN8(1).doc