Kiểm tra 1 tiết môn: Công nghệ 8

doc10 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn: Công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: . KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp : Môn : Công Nghệ
 Điểm Lời phê của giáo viên
 I: Khoanh tròn chữ cái đứng trước những câu em cho là đúng (3 điểm )
Câu 1: Nhà máy nhiệt điện có chức năng biến đổi năng lượng như thể nào ?
A.Điện năng à thuỷ năng 	B.Điện năng à điện năng
C.Điện năng à nhiệt năng	D.Điện năng à các dạng năng lượng khác.
Câu 2: Chấn lưu và tắc te được mắc như thế nào với đèn ống huỳnh quang .
A.Chấn lưu mắc nối tiếp với đèn ,tắc te mắc song song với đèn.
B.Chấn lưu mắc song song với đèn ,tắc te mắc nối tiếp với đèn.
C.Chấn lưu và tắc te cùng mắc nối tiếp với đèn. 
D.Chấn lưu và tắc te cùng mắc song song với đèn.
Câu 3: Vật liệu quan trọng nhất trong mạng điện sinh hoạt là vật liệu :
A.Dẫn điện.	B. Cách điện.
C.Dẫn từ.	D.Cả 3 vật liệu trên.
Câu 4:Hiệu suất phát quang của đèn ống huỳnh quang vào khoảng :
A.5% à 10%	.	B.10% à 15%.
C.15% à 20%.	 D.20% à 25%.
Câu 5: Dây đốt nóng của bàn là thường được làm bằng :
A.Niken-crôm.	 B. phero-crôm.
C.Vônfram.	D.Cả 3 loại trên.
Câu 6:Cấu tạo của bút thử điện có thứ tự như sau :
A.Đầu bút – đèn báo – điện trở – lò xo – nắp bút – kẹp kim loại.
B.Đầu bút – điện trở –đèn báo – lò xo – nắp bút – kẹp kim loại.
C.Đầu bút– lò xo– điện trở– đèn báo – nắp bút – kẹp kim loại.
D.Kẹp kim loại– nắp bút– điện trở – lò xo – đèn báo–đầu bút.
II. Điền từ thích hợp vào ô trống : (1 điểm)
Câu 1: Vật liệu ..có công dụng chế tạo các phần tử dẫn điện.
Câu 2: Bóng đèn điện thuộc nhóm đồ dùng ..
Câu 3: Khi sử dụng bút thử điện , tay cầm phải chạm vào ..Chạm  vào chỗ cần thử điện , nếu bóng đèn .là điểm đó có
III. Tự luận : (6 điểm )
Câu 1: Nêu nguyên lý làm việc và công dụng của máy biến áp 1 một pha. Để có máy tăng áp ,máy giảm áp thì cần có điều kiện gì ?
Câu 2: Hãy tính tiền điện phải trả trong một tháng ( 30 ngày) , biết mỗi ngày gia đình em thắp sáng 4 giờ hai bóng đèn loại (220V- 40W) và bật hai quạt loại ( 220V- 80W) trong 2 giờ ( Biết 1 kwh điện có giá trị 55o đồng và điện áp mạng điện gia đình là 220V) ?
Câu 3: Một máy biến áp một pha có U1 =220V , N1 =400 vòng ;U2 =110V , N2=200 vòng . Khi điện áp sơ cấp giảm U1 =180 V, để giữ U2 không đổi .Nếu số vòng dây N1 không đổi thì phải điều chỉnh cho N2 bằng bao nhiêu vòng ?
Họ và tên: . KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp : Môn : Công Nghệ
 Điểm Lời phê của giáo viên
 I: Khoanh tròn chữ cái đứng trước những câu em cho là đúng (3 điểm )
Câu 1: Nhà máy nhiệt điện có chức năng biến đổi năng lượng như thể nào ?
A.Điện năng à thuỷ năng 	B.Điện năng à điện năng
C.Điện năng à nhiệt năng	D.Điện năng à các dạng năng lượng khác.
Câu 2: Chấn lưu và tắc te được mắc như thế nào với đèn ống huỳnh quang .
A.Chấn lưu mắc nối tiếp với đèn ,tắc te mắc song song với đèn.
B.Chấn lưu mắc song song với đèn ,tắc te mắc nối tiếp với đèn.
C.Chấn lưu và tắc te cùng mắc nối tiếp với đèn. 
D.Chấn lưu và tắc te cùng mắc song song với đèn.
Câu 3: Vật liệu quan trọng nhất trong mạng điện sinh hoạt là vật liệu :
A.Dẫn điện.	B. Cách điện.
C.Dẫn từ.	D.Cả 3 vật liệu trên.
Câu 4:Hiệu suất phát quang của đèn ống huỳnh quang vào khoảng :
A.5% à 10%	.	B.10% à 15%.
C.15% à 20%.	 D.20% à 25%.
Câu 5: Dây đốt nóng của bàn là thường được làm bằng :
A.Niken-crôm.	 B. phero-crôm.
C.Vônfram.	D.Cả 3 loại trên.
Câu 6:Cấu tạo của bút thử điện có thứ tự như sau :
A.Đầu bút – đèn báo – điện trở – lò xo – nắp bút – kẹp kim loại.
B.Đầu bút – điện trở –đèn báo – lò xo – nắp bút – kẹp kim loại.
C.Đầu bút– lò xo– điện trở– đèn báo – nắp bút – kẹp kim loại.
D.Kẹp kim loại– nắp bút– điện trở – lò xo – đèn báo–đầu bút.
II. Điền từ thích hợp vào ô trống : (1 điểm)
Câu 1: Vật liệu ..có công dụng chế tạo các phần tử dẫn điện.
Câu 2: Bóng đèn điện thuộc nhóm đồ dùng ..
Câu 3: Khi sử dụng bút thử điện , tay cầm phải chạm vào ..Chạm  vào chỗ cần thử điện , nếu bóng đèn .là điểm đó có
III. Tự luận : (6 điểm )
Câu 1: Nêu nguyên lý làm việc và công dụng của máy biến áp 1 một pha. Để có máy tăng áp ,máy giảm áp thì cần có điều kiện gì ?
Câu 2: Hãy tính tiền điện phải trả trong một tháng ( 30 ngày) , biết mỗi ngày gia đình em thắp sáng 4 giờ hai bóng đèn loại (220V- 40W) và bật hai quạt loại ( 220V- 80W) trong 2 giờ ( Biết 1 kwh điện có giá trị 55o đồng và điện áp mạng điện gia đình là 220V) ?
Câu 3: Một máy biến áp một pha có U1 =220V , N1 =400 vòng ;U2 =110V , N2=200 vòng . Khi điện áp sơ cấp giảm U1 =180 V, để giữ U2 không đổi .Nếu số vòng dây N1 không đổi thì phải điều chỉnh cho N2 bằng bao nhiêu vòng ?
loại ( 220V- 80W) trong 2 giờ ( Biết 1 kwh điện có giá trị 550 đồng và điện áp mạng điện gia đình là 220V) ?
Câu 3: Một máy biến áp một pha có U1 =220V , N1 =400 vòng ;U2 =110V , N2=200 vòng . Khi điện áp sơ cấp giảm U1 =180 V, để giữ U2 không đổi , nếu số vòng dây N1 không đổi thì phải điều chỉnh cho N2 bằng bao nhiêu vòng ?
Họ và tên: . KIỂM TRA HỌC KÌ I
Lớp : Môn : Công Nghệ 8 (thời gian 45 phút )
 Điểm Lời phê của giáo viên
 I: Khoanh tròn chữ cái đứng trước những câu em cho là đúng (2điểm )
Câu 1: Nồi cơm điện thuộc nhóm đồ dùng :
A.Điện –quang B. Điện- nhiệt C.Điện – cơ D.Các ý trên đều sai
Câu 2: Hãy chọn những thiết bị và đồ dùng điện có số liệu kĩ thuật dưới đây sao cho phù hợp với điện áp định mức của mạng điện trong gia đình :
A.Bàn là điện 220V – 1000W và bóng đèn điện 12V – 3W.
B.Nồi cơm điện 110V- 600W và công tắc điện 500V –10A.
C.Công tắc điện 500V – 10A và quạt điện 110V –30W.
D.Phích cấm điện 250V – 5A và công tắc điện 300V – 10A.
Câu 3: Một công tắc điện có ghi 220V –10A không được phép mắc vào mạng điện có điện áp nào sau đây :
A.nhỏ hơn 220V B.Bằng 220V C. Lớn hơn 220V D.Cả A và B đều đúng. 
Câu 4:Đơn vị đo điện năng hiện nay trên các công tơ điện gia đình là :
A.W/h B.kW/h C.Wh D.kWh
II.Đánh dấu X vào các ô thích hợp sau: (2 điểm)	Đ	 S
Câu 1: Dụng cụ axit thuộc nhóm vật liệu cách điện. 	
Câu 2: Thép kĩ thuật điện không thuộc nhóm vật liệu dẫn từ.	
Câu 3: Máy giặt được chế tạo dựa trên ứng dụng của động cơ điện 1 pha .
Câu 4: Phải sử dụng đồ dùng điện đúng với các số liệu kĩ thuật của chúng. 
III. Tự luận : (6 điểm )
Câu 1: Nêu nguyên lý làm việc và công dụng của máy biến áp 1 pha ? Với số vòng dây như thế nào ta có máy tăng áp , máy hạ áp ?
Câu 2: Một máy biến áp một pha có U1 =220V , N1 =500 vòng ;U2 =110V , N2=250 vòng . Khi điện áp sơ cấp giảm U1 =200 V, để giữ choU2 không đổi , nếu số vòng dây N1 không đổi thì phải điều chỉnh cho N2 bằng bao nhiêu vòng ?
Câu 3: Hãy tính tiền điện phải trả trong một tháng ( 30 ngày) , biết mỗi ngày gia đình em thắp sáng 4 giờ hai bóng đèn loại (220V- 40W) và bật hai quạt điện loại ( 220V- 80W) trong 3 giờ ( Biết 1 kwh điện có giá trị 550 đồng và điện áp mạng điện gia đình là 220V) ?
Kinh nghiệm : CÁC BIỆN PHÁP XOÁ YẾU , KÉM
Giáo viên : Nguyễn Tuấn Việt
 Đơn vị : Trường THCS Trần Đại Nghĩa
A.Cơ sở xuất phát: Căn cứ vào mục đích yêu cầu của việc dạy và học , nhằm giúp học sinh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của hai mặt hạnh kiểm và học lực , góp phần đẩy mạnh công tác phổ cập trung học cơ sở 
Mục đích : Xoá dần số lượng học sinh yếu kém bộ môn , tạo cho học sinh yếu kém có nhiều hứng thú học tập , góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém cho đơn vị .
Khả năng thực tế : Một số học sinh còn chay lười trong học tập , việc nắm kiến thức ngoại ngữ còn hạn chế , tỉ lệ học sinh yếu kém hàng năm của bộ môn còn nhiều.
B.Nội dung :
 I.Các bước tiến hành:
 1.Nắm vững đối tượng học sinh.
2.Lập kế hoạch yếu kém.
3.Tiến hành tổ chức bồi phụ.
4.Gây hứng thú học tập bộ môn.
5.Thông báo kết quả học tập.
 II.Biện pháp thực hiện:
1.Nắm vững đối tượng học sinh yếu kém :
Người giáo viên cần nắm vững đối tượng học sinh yếu kém của từng lớp thông qua kết quả học tập của năm trước , qua điểm số của các bài kiểm tra viết, kiểm tra miệng, qua việc trao đổi với các giáo viên dạy năm trước , đồng thời người giáo viên cần thiết phải lưu lại tên học sinh yếu kém qua sổ điểm cá nhân hoặc sổ theo dõi.
2.Lập kế hoạch số xoá dần số lượng học sinh yếu kém :
Sau khi nắm vững đối tượng học sinh yếu kém , người giáo viên nên lập kế hoạch xoá yếu kém hàng tháng trong sổ điểm cá nhân hoặc sổ tay để tiện cho việc theo dõi và có kế hoạch xoá dần số lượng học sinh yếu kém.
*Mẫu sổ theo dõi việc xoá yếu kém hàng tháng :
STT
Họ và tên học sinh
Học yếu kém tháng
9 10 11 12 1 2 3 4 5
Đã xoá yếu kém kémtháng 
9 10 11 12 1 2 3 4 5
Ghi chú
1
Nguyễn Văn A
X
X
Có tiến bộ
Chú ý : 
- Nếu học sinh yếu hoặc kém tháng nào thì giáo viên đánh dấu chéo bằng mực đỏ dưới tháng đó .
-Nếu giáo viên xoá yếu học sinh ở tháng nào thì cũng đáng dấu chéo bằng mực xanh ở dưới tháng đó.
-Mục ghi chú trong mẫu sổ theo dõi giáo viên có thể ghi nhận xét sự tiến bộ của học sinh hoặc số lần xoá yếu kém hoặc đã xoá hoàn toàn.
3.Tiến hành tổ chức bồi phụ :
a.Đối với đơn vị trường học : sau khi nắm được số lượng học sinh yếu kém ở đơn vị trường vào đầu năm học hoặc cuối kì , ban giám hiệu các trường có kế hoạch tổ chức phù đạo ở các khối lớp nhằm giúp học sinh khắc sâu và củng cố được các kiến thức đã học góp phần xoá dần số lượng học sinh yếu kém trong đơn vị mình .
b.Đối với giáo viên : Tiến hành giảng dạy ở các lớp bồi dưỡng hoặc phù đạo do nhà trường tổ chức theo lịch của nhà trường .
4.Gây hứng thú học tập bộ môn :
Việc gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh yếu kém là một vấn đề hết sức khó khăn và đầy trách nhiệm của người giáo viên . Để làm cho học sinh yếu kém có hứng thú học tập chúng ta có thể tiến hành theo các bước sau:
a.Đối với giáo viên: 
-Giáo viên bộ môn có thể hướng dẫn một số phương pháp học tập bộ môn mà bản thân đã trải qua như cách học từ 
-Tạo bầu không khí lớp học dễ chịu , thoải mái .
-Thường xuyên sử dụng các dụng cụ giảng dạy như tranh vẽ, đồ vật thật 
-Tạo cơ hội cho học sinh yếu kém tham gia phát biểu bài cho tiết học .
Ví dụ: Giáo viên có thể hỏi học sinh yếu những câu hỏi dễ hơn , câu hỏi ở mức độ trung bình 
-Có chế độ cộng điểm cộng khi học sinh yếu kém phát biểu đúng .
-Động viên khen ngợi học sinh yếu kém khi các em đạt điểm trung bình trở lên trước tập thể lớp .
-Tăng cường kiểm tra vở soạn bài , vở bài tập, vở ghi chép của các em chậm tiến bộ đầu giờ hay trong quá trình kiểm tra miệng .
-Tạo mối quan hệ gần gũi với những học sinh yếu kém .
b.Đối với học sinh :
-Giáo viên bộ môn có thể phân công một học sinh khá hoặc giỏi giúp đỡ một học sinh yếu hoặc kém tại trường hoặc tại nhà .
Ví dụ : Học sinh giỏi có thể giúp học sinh kém dò lại bài cũ trong giờ truy bài .
-Giáo viên bộ môn có thể phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thành lập nhóm học sinh tại nhà ( đối với những học sinh ở gần nhà nhau ) để các em có cơ hội trao đổi việc học tập lẫn nhau như giải bài tập , kiểm tra bài cũ 
-Phân chia chỗ ngồi trong lớp học phải có sự xen kẽ kèm cặp lẫn nhau .
Ví dụ : giáo viên bộ môn có thể phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sắp xếp chỗ ngồi của các em sao cho học sinh kém và học sinh giỏi ngồi cùng một bàn ; học sinh khá có thể ngồi cùng bàn với học sinh yếu hoặc trung bình .
-Giáo viên không nên phân chia học sinh yếu kém ngồi cùng nhóm vì điều này sẽ gây mất cân đối trong lớp học và học sinh yếu kém không có cơ hội trao đổi việc học của mình với các bạn khá giỏi.
5.Thông báo kết quả học tập :
-Giáo viên bộ môn thông báo kết quả học tập bộ môn của học sinh yếu kém về gia đình thông qua phiếu liên lạc từng giai đoạn : đầu kì , giữa kì và cả năm .
-Giáo viên bộ môn có thể liên hệ trực tiếp với phụ huynh học sinh thông báo tình hình học tập và sự tiến bộ của các em trong từng tháng , từng kì .
C.Kết quả :
Nhờ vào kế hoạch và các biện pháp trên , nhiều học sinh yếu kém đã vươn lên thành học sinh trung bình và học sinh kém cũng có nhiều tiến bộ trong việc học tập bộ môn góp phần nâng cao chất lượng học tập của toàn trường .
Cụ thể :
Yếu kém
Đầu năm
63,8%
Học kì I
25,6%
Hiện nay
16,6%
Cả năm
D.Bài học kinh nghiệm: Để xoá dần học sinh có chất lượng yếu kém , người giáo viên cần phải :
-Nắm chắc đối tượng học sinh yếu kém .
-Lập kế hoạch xoá yếu hàng tháng thông qua sổ theo dõi xoá yếu kém .
-Cần duy trì các lớp bồi phụ do trường tổ chức .
-Gây hứng thú học tập cho học sinh thông qua các thủ thuật đã nêu .
-Thường xuyên thông báo kết quả học tập của học sinh yếu kém cho phụ huynh .
 Diên Hoà, ngày 15 tháng 4 năm 2005 
 Giáo viên
 Nguyễn Tuấn Việt 
Phòng GD- ĐT Diên Khánh.
KINH NGHIỆM : CÁC BIỆN PHÁP XOÁ YẾU , KÉM
Người thực hiện: NGUYỄN TUẤN VIỆT
 Đơn vị: TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA
Năm học : 2004-2005

File đính kèm:

  • dockiem tra 1 tiet HKII(3).doc