Kiểm tra 1 tiết môn học: Sinh học khối lớp 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn học: Sinh học khối lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:	Lớp: 7
Kiểm tra 1 tiết	Môn: Sinh học
Đề 1:
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước.( 3 điểm)
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của lớp bò sát.( 4 điểm)
Câu 3: Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại về ban đêm của lớp lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày( 2 điểm)
Câu 4: Giải thích tại sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa 74 km/h, cáo xám: 64km/h, chó săn: 68km/h thế mà trong nhiều trường họp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi các loài thú ăn thịt kể trên?( 1 điểm)
Đề 2:
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn( 4 điểm)
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của lớp thú( 3 điểm)
Câu 3:Giải thích vì sao ếch thích sống ở nơi ẩm ướt? ( 2 điểm)
Câu 4: Giải thích tại sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa 74 km/h, cáo xám: 64km/h, chó săn: 68km/h thế mà trong nhiều trường họp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi các loài thú ăn thịt kể trên?( 1 điểm)
Đáp án:
Đề 1:
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài cá chép thích nghi với đời sống bơi lặn:( Mỗi ý 0.5 điểm)
- Thân thuôn dài, đầu thuôn gọn, gắn chặt với thân dể giảm sức cản của nước.
- Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước giúp màng mắt không bị khô.
- Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy để giảm ma sát với môi trường nước.
- Vảy xếp hình ngói lợp giúp cá cử động dễ dàng theo chiều ngang.
- Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng khớp động với thân có vai trò như bơi chèo.
Câu 2: Đặc điểm chung của lớp bò sát:
- Là những động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. ( 0.5)
- Da khô, có vảy sừng bao bọc. ( 0.5)
- Cổ dài, có màng nhĩ nằm trong hốc tai. ( 0.5)
- Chi yếu, có vuốt sắc nên đa số di chuyển bằng cách bò sát. ( 0.5)
- Hô hấp bằng phổi( 0.5)
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha. ( 0.5)
- Thụ tinh trong.Đẻ trứng, trứng có vỏ đá vôi bao bọc. ( 0.5)
- Là động vật biến nhiệt( 0.5)
Câu 3:Vai trò tiêu diệt sâu bọ của lưỡng cư về ban đêm bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày vì: Chim và lưỡng cư cùng ăn âu bọ, chim hoạt động về ban ngày, lưỡng cư hoạt động về ban đêm, chúng cùng bổ sung cho nhau để hạn chế số lượng của sâu bọ có hại.
Câu 4: Vì: Vận tốc tối đa của thỏ cao nhưng thỏ không dai sức bằng những thú ăn thịt khác nên càng về sau vạn tốc của thỏ càng giảm dần nên khoảng cách giữa thỏ và thú ăn thịt càng rút ngắn nên chúng có thể bị thú ăn thịt bắt được.
Đề 2:
Câu 1: Đặc điểm chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn:( Mỗi ý 0.5 điểm.)
- Thân chim hình thoi để giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh, quạt gió làm động lực của sự bay và cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau 3 ngón, chi trước 1 ngón tạo thành gọng kìm giúp chim bám chặt vào cành cây khi hạ cánh và khi đậu.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng làm cho cánh chim khi giang ra có diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp giữ nhiệt và làm cho cơ thể nhẹ.
- Bộ lông nhẹ và không thám nước.
- Mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài, khớp động với thân phát huy tác dụng các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
Câu 2: Đặc điểm chung lớp thú:
- Là động vạt có xương sống có tổ chức cao nhất( 0.5)
- Có hiện tượng thai sinh, đẻ con, nuôi con bằng sữa do tuyến vú tiết ra. ( 0.5)
- Thân có lông mao bao phủ( 0.25)
- Bộ răng phân hoá thành: Răng cửa, răng nanh, răng hàm. ( 0.5)
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. ( 0.5)
- Bộ não phát triển: Bán cầu đại não và tiểu não lớn. ( 0.5)
- Là động vật hằng nhiệt( 0.25)
Câu 3: Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yếu còn hô hấp bằng phổi chỉ là hình thức hô hấp phụ hỗ trợ thêm cho hoạt động hô hấp của da( 1 điểm). Nếu da không ẩm ướt quá trình hô hấp không thể diễn ra nên ếch co thể bị chết ngạt( 1 điểm). Do đó ếch thường sống ở nơi ẩm ướt.
Câu 4: Vì: Vận tốc tối đa của thỏ cao nhưng thỏ không dai sức bằng những thú ăn thịt khác nên càng về sau vạn tốc của thỏ càng giảm dần nên khoảng cách giữa thỏ và thú ăn thịt càng rút ngắn nên chúng có thể bị thú ăn thịt bắt được( 1 điểm).

File đính kèm:

  • dockiem tra 1 tiet sinh 7 ki II.doc
Đề thi liên quan